1. Lập kế hoạch sản xuất phát triển kinh tế gia đình
1.2. Nguyên tắc của việc lập kế hoạch phát triển kinh tế gia đình
1.2.1. Các nguyên tắc chung của các chương trình/dự án phát triển kinh tế xã hội vùng đặc biệt khó khăn
Đầu tư tập trung, có trọng điểm cho các vùng và hộ gia đình khó khăn nhất.
Chương trình Phát triển KTXH các xã đặc biệt khó khăn là chính sách xóa đói, giảm nghèo đặc thù cho vùng trọng điểm đói nghèo của đất nước.
Chương trình đầu tư tập trung, không dàn trải, xác định đúng đối tượng là các xã và thôn, bản khó khăn nhất.
Lập kế hoạch dựa trên nguồn lực sẵn có.
Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ bằng các chính sách cụ thể bằng các nguồn lực có thể huy động được một cách hợp lý phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách.
Thu hút sự tham gia của cộng đồng
Phát huy tối đa sự sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của toàn thể cộng đồng và nội lực của các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.
Thực hiện dân chủ cơ sở Thực hiện nguyên tắc dân chủ công khai, minh bạch, tăng cường phân cấp cho cơ sở, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân trực tiếp tham gia vào Chương trình.
Gắn kết giữa các kế hoạch, chương trình phát triển KTXH và chương
Kết hợp các chương trình mục tiêu Quốc gia, các Dự án của nhà tài trợ và chương trình khác có liên quan trên địa bàn nhằm đạt được các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch
trình, dự án sẵn có của Chính phủ
phát triển KTXH, XĐGN.
Các nguyên tắc để lập kế hoạch phát triển kinh tế của hộ gia đình
+ Kế hoạch phát triển kinh tế của gia đình cần đảm bảo được tính phù hợp với
định hướng chung của Quốc gia về việc XĐGN.
+ Kế hoạch phát triển kinh tế cần được vận dụng một cách linh hoạt và không cứng nhắc.
+ Phải đảm được tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình và sự ủng hộ của cộng đồng.
+ Kế hoạch cần chỉ rõ vai trò trách nhiệm của các thành phần tham gia. + Kế hoạch đảm bảo được tính minh bạch về tài chính.
+ Xuyên suốt kế hoạch cần đảm bảo được khâu đánh giá và giám sát.
1.2.2. Một số công cụ sử dụng trong lập kế hoạch phát triển kinh tế hộ gia đình Phương pháp xác định vấn đề theo sơ đồ hình cây (cây vấn đề).
Phương pháp này cho phép các thành viên trong gia đình tham gia lập kế hoạch nhìn nhận thấy vến đề theo mối liên hệ chặt chẽ và logic hơn; biết xác định đâu là vấn đề, đâu là nguyên nhân gián tiếp, đâu là nguyên nhân trực tiếp, đâu là nguyên nhân gốc của mọi nguyên nhân; đâu là những khó khăn cần tháo gỡ mà những tác động dây chuyền của các vấn đề có liên quan.
Đây cũng là một công cụ tốt để phân tích, đánh giá các vấn đề theo mức độ quan trọng hay mức độ ưu tiên. Nguyên tắc cơ bản của công cụ này là sử dụng nhiều vòng tròn khác nhau quay quanh một tâm; càng nhiều vấn đề càng nhiều vòng tròn theo sự phân chia tương ứng. Cách thức lựa chọn là các thành viên trong gia đình tham gia thống nhất các vấn đề cần đánh giá còn mức độ quan trọng hay mức độ ưu tiên tùy người xác định; nếu đánh giá là quan trọng nhất hay ưu tiên nhất thì gắn thẻ của mình vào vòng tròn thứ nhất, quan trọng thứ hai hay ưu tiênthứ 2 thì gắn vào vòng số hai, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết các vấn đề mà các thành viên trong gia đình đã đưa ra. Tuy nhiên cũng có những trường hợp cá biệt có thể do thông tin cung cấp cho các thành viên chưa đây đủ dẫn tới đánh
giá sai lệch vấn đề, cho nên NVXH cần phải cân nhắc và hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình thỏa luận kỹ càng hơn.Dưới đây là một ví dụ về sơ đồ Venn:
- Lập khung logic theo trình tự mục tiêu, chỉ số cần đạt được, đầu ra, hiệu quả và tác động, các khó khăn và thách thức đối với hộ gia đình nghèo khi lập kế hoạch phát triển kinh tế; phương pháp này cho phép nhìn vấn đề theo chiều sâu hơn và các trình bày cũng ngắn gọn hơn, dễ bao quát vấn đề trong khoảng thời gian ngắn và cũng dễ nhớ hơn, dễ thảo luận cùng với hộ gia đình hơn. Bên cạnh đó NVXH cần lưu ý tới sự hiểu biết của người nghèo, đối khi họ không hiểu hay không nhận ra được những ý nghĩa của các chỉ số đưa ra trong khung logic, nên chúng ta cần phải lý giải thật kỹ càng và cụ thể để họ có thể nắm bắt được một cách chi tiết nhất và chắc chắn nhất.
Ngoài những phương pháp công cụ nêu trên chúng ta còn có thể sử dụng các phương pháp và công cụ khác như: phương pháp PRA (phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân) hoặc phương pháp lập kế hoạch giảm nghèo có tính đến yếu tố giới. Trong quá trình thực hiện kế hoạch giảm nghèo, tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi gia đình/ mỗi địa phương/vùng miền khác nhau mà ta có thể sử dụng nhiều phương pháp và công cụ khác nhau. Điều quan trọng nhất là chúng ta cần phải nâng cao năng lực của các thành viên trong gia đình, nâng cao
Hội phụ nữ Hội nông dân Ủy ban Nhân dân
Dự án phát triển kinh hộ' gia đình tế cho người nghèo tại xã
Hợp Thịnh - Kỳ Sơn - Hòa Bình
Đoàn thanh niên
năng lực của các nhóm lãnh đạo trong cộng đồng, sự tham gia của người dân phải được đặt lên hàng đầu, đi đúng theo mục đích phát triển của các đối tác tham gia hỗ trợ và đáp ứng đúng nhu cầu thật sự cấp bách, cần thiết cho các hộ nghèo, cộng đồng nghèo.