Kỹ năng tuyên truyền vận động

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề Công tác xã hội) (Trang 76 - 79)

3. Kỹ năng làm việc với cộng đồng nghèo

3.1. Kỹ năng tuyên truyền vận động

Tuyên truyền vận động là một trong những hoạt động rất quan trọng để nâng cao nhận thức của các cộng đồng nói chung và các cộng đồng nghèo nói riêng. Có nhiều hình thức tuyên truyền vận động trong công tác xã hội với cộng đồng, như :

phát thanh, truyền hình, hội thảo, tờ rơi, panô áp phích, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ...

Tuy nhiên, để hoạt động tuyên truyền vận động đúng mục đich, đạt hiệu quả đối với cộng đồng nghèo, trình độ dân trí không đồng đều, mà chủ yếu còn thấp thì hoạt động này chúng ta phải nghiên cứu như cầu hiểu biết của người dân và chuẩn bị thật kỹ càng.

Trước hết, người đi tổ chức tuyên truyền vận động (NVXH) cần phải:

Tìm hiểu nhu cầu cần hiểu biết nội dung gì từ người nghèo (chẳng hạn họ rất cần hiểu biết về các quy định của Nhà nước liên quan tới DVXH cơ bản như: vay vốn, tín dụng, trợ giúp pháp lý, các giống cây trồng, vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao...)

Tìm người có chuyên môn tốt và đặt các bài viết hay kịch bản với nội dung được xác định là nhu cầu cần hiểu biết của người nghèo (như các nhà làm luật - chính sách xã hội, ngân hàng, các nhà nghiên cứu về giống cây trồng, vật nuôi...).

Tìm và phối hợp với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có khả năng và chức năng tuyên truyền để chuyên tải các nội dung cần thiết (như cá nhân có khả năng kẻ vẽ tốt, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình...).

Sắp xếp lịch tuyên truyền vận động cho các nội dung cụ thể và thông báo để người nghèo biết theo dõi.

Tìm người nghèo trong cộng đồng có thể hỗ trợ một số công việc cần thiết trong tuyên truyền vận động (như người phụ trách văn hóa - thông tin, văn hóa - xã hội ở địa phương).

Khi NVXH đã chuẩn bị xong các công việc nêu trên thì hoạt động tuyên truyền vận động sẽ được bắt đầu. Có những nội dung chúng ta đặt bài, có thề nhờ luôn tác giả trình bày; trong nhiều trườn hợp thì phải nhờ tới cơ quan thông tin, báo chí truyền tải; cũng có những nội dung NVXH chuẩn bị và trực tiếp diễn đạt thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng ( như hệ thống loa truyền thanh của các xã hoặc hệ thống truyền thanh, truyền hình của huyện...).

NVXH cần lưu ý, trong điều kiện hiện nay việc truyền thông đa phương tiện rất phổ biến, nhưng phải lựa chọn phương tiện nào mang lại hiệu quả truyền thông cao nhất và phù hợp với điều kiện, phương tiện sẵn có ở địa phương. Chẳng hạn, nếu có điều kiện truyền hình khi mà người dân có điện sử dụng và ti vi thì thật là

tốt cho truyền tải thông điệp tới người xem, vì các nội dung cần cung cấp cho người dân vừa có lời diễn giải vừa có hình thì họ sẽ dễ hiểu và khắc sâu nội dung hơn, và nó cũng phù hợp với những cộng đồng có dân trí thấp. Như vậy, NVXH phải đặt bài trên cơ sở xây dựng những video clip thật sinh động chứa các nội dung cần truyền tải.

Bên cạnh đó, NVXH cũng cần xem xét đến yếu tố văn hóa và tiếng nói trong tuyên truyền vận động. Điều đó có nghĩa là văn hóa tuyên truyền cũng như tiếng nói phải phù hợp với văn hóa và tiếng nói của người dân địa phương, như thế hiệu quả tuyên truyền mới đạt được. Trên thực tế, những cộng đông nghèo lại tập trung ở các vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo , vùng đồng bào dân tộc thiểu số, mà những nơi này điều kiện và phương tiện vật chất còn rất khó khăn, nhiều nơi người dân không nói và nghe được tiếng phổ thông. Điều này đặt ra một vấn đề là NVXH cần sử dụng người địa phương có sự hiểu biết, thông qua các bài viết được đặt để họ chuyền tải lại nội dung cần thiết tới người dân.

Hoạt động tuyên truyền vận động thông qua hình thức phát tờ rơi, hay pano áp phích, sau khi đặt và đã có sản phẩm, NVXH phải nhờ người của địa phương phân phát tờ rơi và dựng cac pano áp phích; cần chú ý tới yếu tố ngôn ngữ địa phương trên các tờ rơi cũng như trên các panô áp phích. Những hình ảnh sinh động trên tờ rơi hay pano áp phích cũng có thể tạo ra những thay đổi đáng kể trong nhận thức của người dân.

Tuyên truyền vận động thông qua hình thức hội thảo đảm bảo có tài liệu mà ngôn ngữ người dân có thể đọc và hiểu được, nếu có các hình ảnh sinh động đi liền với nội dung thì hiệu quả của tài liệu được phát huy. Cần thiết nữa là NVXH phải xác định đúng đối tượng tham dự hội thảo với những nội dung tương ứng, hay cũng phải tính đến cả độ tuổi và yếu tố giới...Các tài liệu không chỉ được soạn để phát tay cho đại biểu tham dự hội thảo mà còn soạn để trình bằng máy (nếu có kèm theo hình ảnh tương tứng càng tốt) thì hiệu quả hội thảo sẽ tốt hơn. Ở những nơi có các mô hình tương ứng với nội dung hội thảo, chúng ta có thể tổ chức theo hình thức như “hội thảo đầu bờ” cũng mang lại hiểu quả rất tốt trong hoạt động truyền thông.

Hình thức tuyên truyền vận động thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ thì NVXH phải đặt kịch bản tương ứng với nội dung cần tuyên truyền và phải nhờ địa phương cắt cử “diễn viên” và NVXH kết hợp với cán bộ văn hóa - thông tin (xã

hoặc huyện) hướng dẫn họ tập luyện và biểu diễn. Hình thức này thường hiệu quả khá tốt, nhưng tốt kém cả thời gian, tiền bạc và nhân lực.

NVXH nên lưu ý đặt mối quan hệ mật thiết với các cơ quan chức năng, chính quyền, và các ban, ngành địa phương liên qua tới hoạt động tuyên truyền của mình để nhận được sự cộng tác, giúp đỡ cao nhất. Trong quá trình nghiên cứu cộng đồng, NVXH cũng có thể kết hợp với việc tuyên truyền một nội dung nào đó tới người dân, như thế sẽ dễ tạo niềm tin và sự hợp tác nơi họ cho các công việc tiếp theo của mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề Công tác xã hội) (Trang 76 - 79)