Kỹ năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề Công tác xã hội) (Trang 115)

3.1. Khảo sát thông tin về các DVXH

Ở nước ta hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, cùng với sự ổn định về chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng, đi cùng với nó là các các vấn đề về việc đảm bảo an sinh cho người dân ngày càng được đáp ứng tốt hơn và nâng cao hơn, các hoạt động hỗ trợ cho người dân nói chung và người nghèo nói riêng ngày càng phong phú và hiệu quả thiết thực, bên cạnh đó thì các DVXH ngày càng đa dạng và phong phú hơn cả về quy mô và chất lượng các DVXH. Đặc biệt phải kể đến là các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho người dân và các dịch vụ giáo dục nhằm phát triển năng lực toàn diện cho nhân dân, dịch vụ giới thiệu việc l à m , . . . Những dịch vụ y tế và giáo dục ngày càng sẵn có ở Việt Nam và đem lại những thay đổi tích cực trong cuộc sống của người dân nói chung và người nghèo nói riêng khi họ là những đối tượng trực tiếp được thụ hưởng các dịch vụ xã hội này.

Ở cấp độ chính sách, Nhà nước đã cam kết đảm bảo tiếp cận phổ cập DVXH, đặc biệt là giáo dục và y tế, nhằm đạt được mức độ phát triển con người cao hơn đặc biệt là dành cho người nghèo và tiến tới đạt được các mục tiêu phát triển của Việt Nam. Cam kết chính sách mạnh mẽ của nước ta về tiếp cận phổ cập thể hiện

rõ trong nhiều văn bản và khuôn khổ chính sách xã hội quan trọng. Ví dụ theo Nghị

định 26/2005/NĐ-PC và luật Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ em năm 2004, chăm sóc sức khỏe được xem là một quyền cơ bản và trẻ em dưới 6 tuổi

được hưởng các dịch vụ y tế miễn phí. Luật Bảo hiểm y tế được thông qua năm 2009 nhằm đảm bảo tiếp cận phổ cập dịch vụ y tế bằng cách mở rộng bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2014.

3.1.1. Dịch vụ y tế

Dịch vụ y tế chủ yếu do nhà nước cung cấp, nhưng khu vực tư nhân cũng đang nhanh chóng tham gia cung cấp dịch vụ này, đặc biệt là điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, trên thực tế, ranh giới giữa khu vực công và tư cũng không rõ ràng, vì bệnh nhân phải trả tiền cho hầu hết các dịch vụ mà họ nhận được, bất kể dịch vụ đó do cơ sở công hay tư cung cấp. Năm 2008, 100% phường xã có cán bộ y tế, trong đó 65% các xã có bác sĩ, 93,3% số xã có bà đỡ hoặc hộ lý sản/nhi và 87% các thôn bản có cán bộ y tế. Các phòng khám công bao gồm hơn 12.000 trung tâm y tế xã (hoặc trạm y tế xã) hiện diện ở mọi xã hoặc khu dân cư. Những cơ sở này giữ vai trò xương sống của hệ thống y tế dự phòng Việt Nam vì chăm sóc y tế dự phòng chủ yếu do các cơ sở y tế nhà nước cung cấp. Tuy nhiên, số lượng các phòng khám và bệnh viện phi nhà nước (tư nhân) cũng đang tăng nhanh, cùng với các loại hình dịch vụ y tế đa dạng được cung cấp trên cơ sở thương mại (do người bệnh trực tiếp trả tiền) ở các phòng khám và bệnh viện công.Các nhà thuốc nhỏ của tư nhân cũng phát triển bùng nổ.

Qua khảo sát cho thấy số lượng giường bệnh trong các phòng khám và bệnh viện công tăng lên trong giai đoạn 2000 - 2009. Sơ lượng giường bệnh trong các bệnh viện công năm 2009 là 163.900. Tương tự, số lượng bác sĩ và y tế ở các bệnh viện, trung tâm y tế công đã tăng thêm tương ứng là 46% và 41% từ năm 2000 đến 2008. Tuy nhiên, y tá vẫn thiếu trầm trọng, đặc biệt là y tá có trình độ cao. Trong các cơ sở y tế, có 13.500 cơ sở y tế công và 35.000 cơ sở tư nhân, chủ yếu là các phòng khám tư. Năm 2008, ngoài 974 bệnh viện công với 151.800 giường bệnh, Việt Nam còn có them 85 bệnh viện tư với 5.800 giường bệnh. Như vậy, trung bình Việt Nam có khoảng 18 giường bệnh trên 10.000 dân. Thêm vào đó, số lượng các cơ sở và cán bộ y tế công ở các vùng miền khác nhau rất nhiều. Những vùng đông dân cư như đồng bằng sông Hồng và đông bằng sông Cửu Long có nhiêu cơ sở và

cán bộ y tế hơn. Tuy nhiên, do các vùng này có số lượng dân cư đông nên tỷ lệ cơ sở y tế và cán bộ y tế trên 100.000 dân vẫn thấp.

Dịch vụ y tế ở Việt Nam ngày càng được thương mại hóa: Nhiều bệnh viện

công ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thương mại hóa, như các “dịch vụ theo yêu cầu” hay các dịch vụ bổ sung như phòng riêng, điều hòa, và trong một số trường hợp là các trang thiết bị hiện đại hơn với mức giá cao hơn. Kết quả là chất lượng dịch vụ ở cùng một bệnh viện và các bệnh viện khác nhau cùng khám chữa một loại bệnh lại có bệnh viện lạm dụng điều trị nội trú cho những bệnh nhân vốn chỉ cần điều trị ngoại trú, làm trầm trọng hơn tình hình quá tải, mà không quan tâm đến chất lượng dịch vụ hay hiệu quả điều trị.

3.1.2. Dịch vụ giáo dục

Dịch vụ giáo dục đang được cả cơ sở công lập và tư nhân cung cấp. Số lượng cơ sở giáo dục công và tư nhân cung cấp. Số lượng cơ sở giáo dục công và tư đã tăng đều theo thời gian, trừ các trường trunh học chuyên nghiệp. Các trường cao đẳng và đại học tăng lên đặc biệt nhanh chóng, từ 277 năm học 2005 - 2006 lên 403 năm học 2009 - 2010. Số lượng giáo viên cũng tăng tương tự theo thời gian ở tất cả các cấp giáo dục.

Cũng giống như ngành y tế, ngành giáo dục cũng do khu vực nhà nước chiếm vai trì chủ đạo. Tuy nhiên, số lượng các trường tư đã tăng đều. Số học sinh đăng ký vào các trường tư tăng lên từ 2,6 triệu năm 2000 lên 3,4 triệu năm 2008, tương đương với 12% đến 15% tổng số học sinh đăng ký học trong giai đoạn này.

Các trường công chiếm đa số ở cấp tiểu học và trung học, còn các trường tư tập trung nhiều hơn vào cấp mầm non, cao đẳng, đại học và dạy nghề. Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khoảng 43% các trường mẫu giáo/nhà trẻ, 19% các trường trung học phổ thông, 20% các trường đại học, cao đẳng và 34% các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề là trường tư. Đến năm 2008, 49% học sinh mầm non, 21% học sinh trung học phổ thông, 37% học viên học nghề, 18% học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp và gần 12% sinh viện đại học/cao đẳng đang theo học tại các trường tư.

Ranh giới giữa công và tư trong giáo dục đang ngày càng trở nên mờ nhạt vì hầu hết các trường đều dựa vào các nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước. Hiện nay, 169 các trường học được hưởng ngân sách nhà nước bao gồm trường công, bán

công và các trường độc lập về tài chính. Các trường bán công vốn do nhà nước cấp ngân sách và quản lý (cho đến gần đây bị coi là không hợp pháp) thu phí cao hơn đáng kể so với trường công và thường nhắm tới các học sinh có thành tích học tập kém. Cùng lúc đó, một vài trường công lập lại có các lớp bán công, trong đó, học sinh phải trả phí cao hơn - và đôi khi, ngay cả học sinh bán công vẫn theo học các lớp công lập. Các trường tư còn bao gồm các trường “dân lập” - độc lập nhưng nhận hỗ trợ dưới hình thức cơ sở hạ tầng hay trợ cấp, và các trường tư hoạt động vì lợi nhuận - hoàn toàn không nhận hỗ trợ vật chất nào của nhà nước. Trong một chừng mực nào đó, trường công cung cấp dịch vụ giáo dục mà không thu thêm nhiều phụ phí là một biện pháp để chống thương mại hóa, ví dụ bằng cách miễn phí giáo dục tiểu học cho các hộ gia đình có thu nhập thấp. Tuy nhiên, sự phát triển của các lớp học thêm để đảm bảo kết quả học tập đã phủ nhận phần lớn tác dụng bảo vệ này.

Các DVXH ở nước ta cũng dần được xã hội hóa có nghĩa là đã có sự tham gia nhiều hơn của khu vực tư nhân trong việc cung cấp các DVXH, của các hộ gia đình trong chi trả cho y tế và giáo dục, cũng như là sự thương mại hóa các dịch vụ y tế và giáo dục công. Việc này đảm bảo tốt hơn, kịp thời hơn trong việc đảm bảo sức khỏe cho người dân trong cộng đồng. Tinh thần của chính sách xã hội hóa là nhằm huy động sự tham gia của các chủ thể khác nhau trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Như đã nêu tại Đại hội Đảng lần thứ 8: “Vấn đề chính sách xã hội đều phải được giải quyết với tinh thần huy động xã hội. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và đồng thời khuyến khích người dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cá nhân, tổ chức nước ngoài cùng làm việc để giải quyết các vấn đề xã hội”.

3.1.3. Các dịch vụ về nhà ở, điện, nước

Các dịch vũ xã hội nhằm hướng tới mục tiêu là để cho người nghèo cả nông thôn cho tới người nghèo đô thị được sống trong những căn nhà an toàn, kiên cố, không tạm bợ và không bị ảnh hưởng tới cuộc sống của họ và không đe dọa tới sức khỏe của họ.

Dễ hiểu rằng để sống trong những ngôi nhà kiên cố và có chất lượng tốt hơn thì phải có chi phí cao hơn. Mà bản thân người nghèo rất khó có thể đáp ứng để có thể sở hữu hay thuê được những căn nhà như vậy. Chính vì vậy mà các chương trình: nhà ở cho người có thu nhập thấp, trợ cấp tiền xây nhà cho các hộ gia đình có

hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các chương trình xây nhà cho người có công đãđược triển khai trong những năm qua đã giúp cho nhiều hộ gia đình nghèo, người nghèo được tiếp cận với những căn nhà an toàn, tốt hơn đối với họ.

Từ nhiều năm nay các chương trình điện lưới quốc gia đã tỏa về khắp mọi miền của đất nước, chính từ những chương trình này mà người nghèo đã được thu hưởng trực tiếp rất nhiều. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có 100% người nghèo được sử dụng điện lưới, vẫn còn những hộ nghèo ở nhiều vùng xa xôi, hẻo lánh, giao thông, đường sá đi lại khó khăn thì điện lưới chưa tới.

Vấn đề về nước sạch cho người nghèo cũng rất bức xúc, thực tế cho thấy rằng tỷ lệ người nghèo được sử dụng nước sạch là rất thấp. Đối với người nghèo khu vực nông thôn, miền núi hải đảo nguồn nước chủ yêu của người nghèo vẫn là nước giếng khơi, nước mưa, thậm chí một số nơi phải sử dụng nước ao hồ, sông suối. Còn đối với người nghèo ở khu vực đô thị thì tỷ lệ là rất thấp so với những hộ khá giả. Tỷ lệ hộ nghèo dùng nước máy ăn là máy riêng mới là 32,9%, nước máy công cộng là 3,3%. (Theo báo cáo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2011, số liệu

điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010).

3.2. Kế hoạch tiếp cận DVXH

3.2.1. Lựa chọn các dịch vụ

Nhìn chung nước ta đã thực hiện tương đối tốt các DVXH cho người nghèo. Đây là một nhận định trong một báo cáo của Would Bank. Và nhận định này được chuyên gia kinh tế trưởng của WB Martin Rama phân tích trong buổi lễ công bố báo cáo tại Hà Nội. “Chi tiêu cho người nghèo chiếm tỉ lệ cao trong mức chi tiêu công của Việt Nam. Việt Nam được dẫn trong báo cáo như là nước có tỉ lệ chênh lệch ít trong chi tiêu cho giáo dục giữa 1/5 nhóm người nghèo nhất và 1/5 nhóm giàu nhất. Tuy nhiên, chênh lệch trong chi tiêu cho y tế vẫn còn khá cao. So với các nước đang phát triển khác, Việt Nam đang đi đúng hướng và đang nỗ lực hướng các dịch vụ tới người nghèo” - ông Martin Rama nói. Theo báo cáo, tình trạng chất lượng thấp của các dịch vụ công trên thế giới đã đến mức phải báo động. Một tỷ người trên thế giới không được tiếp cận với nước đã được xử lý (nước sạch).

Các chuyên gia của WB (Ngân hang thế giới) cho rằng để cải thiện dịch vụ cho người nghèo, các khách hàng phải được tăng cường tiếng nói, lựa chọn (thông qua các hộp thư và báo chí), tăng quyền giám sát và trừng phạt những loại dịch vụ

phân phối kém hiệu quả tới người nghèo. Ông Martin cũng cho rằng việc Việt Nam đẩy mạnh quá trình phân cấp và tăng cường thực hiện dân chủ cấp cơ sở sẽ là hai nền tảng quan trọng để cải thiện tốt hơn các dịch vụ cho người nghèo.

Hiện nay, với mục tiêu XĐGN bền vững Việt Nam đã và đang xây dựng và thực hiện rất nhiều các chương trình, chính sách, các DVXH liên quan đến giảm nghèo. Để đạt được những mục tiêu quan trọng này thì cần có sự tham gia vào cuộc của tất cả các ban, ngành, đoàn thể cũng như sự chủ động vươn lên của chính bản thân những người nghèo. Và ở đây, chúng ta cần đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của những NVXH, họ sẽ là cầu nối giúp cho những đối tượng là người nghèo biết đến và tiếp cận với các nguồn lưc, các hệ thống DVXH hiện có để từ đó chính họ sẽ sử dụng các nguồn lực đó vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo. Một trong những hoạt động quan trọng của NVXH mà chúng tôi đề cập ở đây chính là giúp cho những đối tượng là người nghèo lựa chọn được các DVXH phù hợp.

Đối với người nghèo họ cần phải được đáp ứng được những nhu cầu cơ bản trước mắt trước khi nghĩ đến được đáp ứng các nhu cầu cao hơn. Vì vậy, NVXH cần trực tiếp hỗ trợ cho họ biết cách lựa chọn các DVXH phù hợp với hoàn cảnh, kinh tế và khả năng đáp ứng, thực hiện từ họ và gia đình của họ.

Việc hỗ trợ cho người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ như: vay vốn để phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm tạo và tăng thu nhập cho họ là một hoạt động cần thiết nhưng cần có sự tham gia và giám sát chặt chẽ cả NVXH, người nghèo và chính quyền địa phương cũng như đối tượng cho vay, chúng ta cần đảm bảo cho người nghèo được tham gia phát triển kinh tế của gia đình một cách cọ hiểu quả và mang tính bền vững hơn; bên cạnh đó hỗ trợ họ tiếp cận đực với các dịch vụ như y tế để chăm sóc tốt sức khỏe cho họ, người nghèo nhiều lúc không được phép mắc bệnh bởi với khả năng của họ rất khó để chi trả cho các khoản phải đóng góp khi đi bệnh viện, nhưng NVXH làm việc trong lĩnh vực y tế cũng cần hỗ trợ cho họ các thông tin về các dịch vụ àm người nghèo được hỗ trợ như: được khám bằng thẻ bảo hiểm y tế, hay các dịch vụ mà người nghèo trực tiếp được hưởng; việc cung cấp các thông tin, dịch vụ hỗ trợ giáo dục cho người nghèo là sự đầu tư có hiệu quả dần dần cho họ, người nghèo có thể nghèo do thiếu kiến thức nên không có thông tin dẫn tới các mối quan hệ xã hội của họ cũng bị hạn chế rất nhiều, cho nên hỗ trợ họ tiếp cận với các dịch giáo dục nhằm đem lai hiệu quả lâu dài và bền vững hơn cho

người nghèo.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch tiếp cận các dịch vụ

Các DVXH có chất lượng với giá cả phải chăng và một hệ thống an sinh xã hội toàn diện là cơ sở cho một xã hội ổn định và thịnh vượng, và là điều kiện tiên quyết để cải thiện phát triển con người và chất lượng cuộc sống. Tiếp cận DVXH và an sinh xã hội là thiết yếu để bảo vệ xã hội và người dân nghèo tránh khỏi các cú sốc, ví dụ về môi trường, xã hội, kinh tế hay sức khỏe, cũng như nâng cao khả năng phục hồi. Trên thế giới, ngày càng nhiều người thừa nhận rằng việc nhìn nhận

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề Công tác xã hội) (Trang 115)