Khái niệm lập kế hoạch sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề Công tác xã hội) (Trang 86 - 88)

1. Lập kế hoạch sản xuất phát triển kinh tế gia đình

1.1. Khái niệm lập kế hoạch sản xuất

1.1.1. Ý nghĩa lập kế hoạch sản xuất

Các hộ gia đình nói chung và những hộ gia đình nghèo nói riêng là những đơn vị kinh tế tự chủ. Tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất - dịch vụ kinh doanh, khoa học kỹ thuật, tài chính và tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về lãi lộ, có thể dẫn đến giàu; hoặc có thể là khá hoặc là dẫn tới bị nghèo đói. Vậy, để cho hộ gia đình được tự chủ, thì tất yếu phải hỗ trợ cho họ biết cách lập kế hoạch làm ăn/kế hoạch phát triển kinh tế hộ gia đình. Trước khi lập kế hoạch thì NVXH cần xác đĩnh rõ dàng rằng việc thảo luận, trao đổi và làm cho người dân hiểu được mục đích cũng như vai trò của việc kế hoạch phát triển kinh tế hộ gia đình là vô cùng cần thiết. Chúng ta phải giúp cho họ nhận thức một cách rõ dàng và thông tư tưởng. NVXH cần

nhấn mạnh với các hộ nghèo rằng:

Lập kế hoạch phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm huy động được tất cả các nguồn lực của hộ gia đình đang có và có thể nhận được những nguồn hỗ trợ từ bên ngoài: chính quyền dịa phương, các tổ chức xã hội, các đoàn thể hoặc từ các công ty, nhà máy,... để tiến hành các hoạt động sản xuất.

Trong quá trình tiến hành sản xuất, hoạt động sản xuất bị chi phối nhiều bởi các yếu tố bên ngoài. Vì vậy, lập kế hoạch là nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu của các yếu tố bên ngoài, đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục và có hiệu quả.

Kế hoạch sản xuất là hình thức giúp chủ hộ và các chủ trang trại có thể quản lý tốt các hoạt động sản xuất của mình.

Kế hoạch sản xuất là cách thức mà thông qua đó, các chủ hộ và các chủ trang trại nhận ra các điểm mạnh, điểm yếu của các hộ. Từ đó có biện pháp tạo điều kiện khắc phục các điểm yếu và phát huy các thế mạnh của hộ gia đình một cách có hiệu quả.

Kế hoạch sản xuất có thể giúp chủ hộ gia đình nhận ra được sự dư thừa hay thiếu lao động, vốn và các dụng cụ khác,.

Mục tiêu của các hộ gia đình là làm sao cho các hoạt động sản xuất được tiến hành và thực hiện có hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích nhất cho các hộ. Như vậy, rõ ràng kế hoạch sản xuất là nền tảng để từ đó các kế hoạch khác được thiết lập, nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất.

1.1.2. Khái niệm về lập kế hoạch sản xuất

Kế hoạch sản xuất là một lịch trình trong đó các công việc được thực hiện theo một trình tự nhất định nào đó, bởi các đối tượng cụ thể nào đó.

Lập kế hoạch sản xuất là việc dự tính trước, sắp xếp trước các hoạt động theo một lịch trình nhất định với các đối tượng thực hiện của nó.

Lập kế hoạch sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình chính là việc NVXH cùng với người dân đi tìm hiểu và trả lời các câu hỏi: Sản xuất, dịch vụ gì? Vốn và công nghệ sản xuất - dịch vụ như thế nào? Sản xuất ra được bao nhiêu, để ăn bao nhiêu, bán bao nhiêu, bán cho ai, bán lúc nào và bán ở đâu? Giá bán so với giá chi phí sản xuất (giá thành) có lãi hay lỗ?....

Làm ra sản phẩm, làm dịch vụ, làm thuê kiếm được tiền thì chi tiêu sao cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn của gia đình nên phải có kế hoạch chi

tiêu một cách tiết kiệm nhất. Do đó lập kế hoạch phát triển kinh tế vừa cần, vừa đủ là một yêu cầu khách quan. Nó như ngọn đèn, bó đuốc soi sang cách làm ăn cho các hộ gia đình nghèo vượt qua khó khăn để phát triển bền vững. Cũng cần chỉ ra rằng việc lập kế hoạch phát triển kinh tế gia đình chính là tự bản thân họ tự cứu lấy mình và giúp chính bản thân mình thong qua sự tương tác, hỗ trợ của NVXH. Điều này được thể hiện ở trong kế hoạch của từng mùa vụ, từng năm được kiểm tra, theo dõi và đánh giá chặt chẽ để nhằm đảm bảo rằng vốn vay về làm ăn đạt được hiệu quả cao; đảm bảo việc hoàn trả lãi vốn và lãi xuất; quan trọng nhất là để đảm bảo cho quá trình trái sản xuất mở rộng tiến tới XĐGN bền vững.

Như vậy, thực chất kế hoạch phát triển kinh tế hộ gia đình chính là một dự án để thực hiện cho quá trình XĐGN quan trọng nhất và hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề Công tác xã hội) (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)