Kỹ năng làm việc với nhóm hộ nghèo

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề Công tác xã hội) (Trang 70 - 76)

2. Công tác xã hội nhóm với hộ nghèo

2.2. Kỹ năng làm việc với nhóm hộ nghèo

2.2.1. Kỹ năng lãnh đạo nhóm

Các kỹ năng lãnh đạo nhóm được đề cập đầu tiên và có vài trò quan trọng đối với NVXH trong quá trình giúp đỡ, hỗ trợ trị liệu đối với hai loại hình nhóm can thiệp và nhóm nhiệm vụ. Những kỹ năng này được sử dụng ngay cả trong một số trường hợp, khi trong nhóm có thành viên đủ năng lực và được nhóm tín nhiệm làm trưởng nhóm, NVXH rất cần có kỹ năng lãnh đạo để giúp người trưởng nhóm hoàn thành tốt nhiệm của mình trong việc điều hành các hoạt động của nhóm.

Các kỹ năng lãnh đạo nhóm được hiểu rất rộng từ năng lực điều phối, điều hành, thu hút sự tham gia của các thành viên, xử lý các xung đột nhóm và định hướng các thành viên nhóm hướng tới mục đích của nhóm và mục tiêu của cá nhân. Các kỹ năng lãnh đạo nhóm bao gồm một số kỹ năng chính sau đây:

a. Kỹ năng thúc đẩy tiến trình nhóm, bao gồm: - Kỹ năng thu hút thành viên nhóm:

Thể hiện ở khả năng người lãnh đạo lôi cuốn được các thành viên nhóm tham gia và tham gia tích cực vào tiến trình của nhóm. Ví dụ: tham gia nhiệt tình và tích cực vào việc thảo luận các vấn đề liên quan đến nhóm như cách thức, nội dungsinh hoạt hoặc cách thức giải quyết vấn đề, hay chia sẻ thông tin và các trải nghiệm cá nhân, đặc biệt tạo ra sự thích thú trước vấn đề đang được bàn luận trong nhóm.

- Kỹ năng tâp trung và giữ định hướng: Đó là vai trò của NVXH đảm bảo cho các thành viên trong nhóm tập trung vào các hoạt động của nhóm và đi đúng định hướng mà nhóm đã xác định.

- Kỹ năng tâp trung vào giao tiếp nhóm: Là khả năng NVXH khuyến khích, hướng các thành viên tham gia tích cực vào hoạt động giao tiếp. NVXH có thể theo dõi hoạt động giao tiếp giữa các thành viên, trên cơ sở đó có sự khuyến khích và điều chỉnh hợp lý.

- Kỹ năng hướng dẫn tương tác nhóm:

Tương tác nhóm là hoạt động rất cơ bản trong CTXH nhóm, nó giúp cho mỗi thành viên nâng cao năng lực và tăng cường khả năng giải quyết vấn đề của cá nhân. Vì vậy kỹ năng hướng dẫn tương tác nhóm có ý nghĩa quan trọng trong CTXH nhóm.

Đối với nhóm người nghèo, sự rụt rè trong tương tác nhóm chắc chắn sẽ là một thực tế bởi vì tâm lý tự ti là rào cản để họ có thể tiếp xúc, chia sẻ với nhau một cách thoải mái, như vậy sẽ hạn chế hoạt động giao tiếp và các thành viên trong nhóm sẽ ít có cơ hội học hỏi lẫn nhau để trưởng thành. Điều này lưu ý NVXH khi điều hành nhóm người nghèo hoạt động cần có sự khuyến khích, lôi cuốn các thành viên trong nhóm như thế nào để họ có thể tích cực chia sẻ các trải nghiệm, các vướng mắc trong vấn đề thoát nghèo...từ đó các thành viên mới có thể thay đổi nhận thức và tăng cường năng lực cá nhân.

b. Kỹ năng thu thâp và đánh giá thông tin, bao gồm:

- Kỹ năng nhân biết, mô tả suy nghĩ, cảm xúc và hành vi: NVXH thể hiện kỹ năng này thông qua việc giúp các thành viên nhận biết và mô tả suy nghĩ, cảm xúc, và hành vi của mình. NVXH hướng dẫn các thành viên trong nhóm nhận dạng được suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của mình thông qua việc cung cấp thông tin và những dấu hiệu nhận dạng của những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi; ví dụ trước các khó khăn, họ luôn có cách suy nghĩ tiêu cực là mình không thể vượt qua.. .và như vậy,

họ không bao giờ có hành vi tích cực và sự cố gắng vượt qua khó khăn đó.

- Kỹ năng thu thâp thông tin, đăt câu hỏi và gợi mở: NVXH phải xác định thông tin nào cần thu thập và thu thập từ nguồn nào; cũng phải có cách thu thập thì mới có được thông tin đầy đủ và chính xác. Việc đưa ra câu hỏi để thu thập thông tin nên ngắn gọi, dễ hiểu, màn tính tích cực, có lúc cần gợi ý để các thành viên dễ trả lời và đúng trọng tâm.

- Kỹ năng tổng hợp suy nghĩ, cảm xúc và hành vi: Là việc NVXH tóm lược, chắp nối một cách logic những suy nghĩ, hành vi, cảm xúc chủ đạo của các thành viên trong nhóm. Đây cũng là công việc kết nối các ý nghĩa đằng sau những hành động, làm rõ cảm xúc hoặc suy nghĩ, kết nối giáo tiếp để chỉ ra các quan điểm chính và xu hướng trong hành động của các thành viên trong nhóm.

- Kỹ năng phân tích thông tin:

Thông tin chứa đựng các dữ liệu được tập hợp và sắp xếp logic đẻ trên cở sở nhận biết đặc trưng của nhóm, đánh giá vấn đề của nhóm, giúp cho NVXH có định hướng cách quản lý tiến trình nhóm phù hợp.

Đối với nhóm người nghèo, thông tin bên ngoài (lớp vỏ) về họ cỏ thể không khó nhận biết, nhưng thông tin bên trong (cốt lõi) mới là điều khó khăn để họ bộc lộ; có thể là điều khó nói; có thể đó là khả năng diễn đạt hạn chế cũng như có thể họ rât ngại phải nói trước đám đông...Dù là thế nào đi nữa, khi làm việc với nhóm người nghèo, NVXH phải có thông tin đầy đủ của tứng cá nhân và của nhóm, giúp cho vệc đánh giá vấn đề, để từ đó xác định mục đích của nhóm, mục tiêu cá nhân, cách thức hoạt động cũng như tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ cho nhóm.

Trên thực tế, làm CTXH với nhóm người nghèo, NVXH cần phải làm thay đổi tâm lý cam chịu, và cũng phải làm sao cho họ thấy được việc vươn lên thoát nghèo không chỉ là mục tiêu trong việc thành lập các nhóm “ tự giúp” mà còn là trách nhiệm xã hội của mỗi người nghèo. Để làm được điều đó, NVXH phải tìm hiểu nguyên nhân của từng hoàn cảnh, những khó khăn mà họ thường gặp, giúp các thành viên chia sẽ các trải nghiệm thực tế, từ đó họ có được những thay đổi tích cực mà vươn lên. NVXH cũng cần giúp họi tiếp cận được các nguồn lực cần thiết từ các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương...

c. Kỹ năng hành động, bao gồm: - Kỹ năng thúc đẩy hành động:

Nhóm kỹ năng hành động bao gồm cả những kỹ năng thúc đẩy như hộ trợ, đưa ra những chỉ dẫn, chỉ ra những nguồn lực cho các thành viên nhóm và cả những khả năng đối chất và giải quyết mâu thuẫn nhóm.

Trong tiến trình CTXH, việc hỗ trợ đưa ra những chỉ dẫn đúng lúc và phù hợp là rất quan trọng đối với cả nhóm can thiệp và nhóm nhiệm vụ. Tuy nhiên, các kỹ năng này đặc biệt quan trọng hơn với nhóm can thiệp, vì các thành viên có những khó khăn nảy sinh khó cỏ thể tự mình xử lý được khi không có sự hỗ trợ cả về tình thần lẫn chuyên môn.

Để có thể thực hiện được công việc của nhóm, kỹ năng xác định và tìm các nguồn lực để kết nối cho các thành viên trong nhóm là kỹ năng cần thiết. Kỹ năng này đạt được thông qua việc mở rộng giao tiếp, cập nhật thông tin và mở rộng mạng lưới của các cá nhân hay tổ chức liên quan.

- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn/ xung đột:

Hiện tượng xung đột hay mâu thuẫn nhóm là hiện tượng bình thường và cũng thường xảy ra trong mồi trường có nhiều cá nhân được tập hợp và sinh hoạt với nhau trong cùng một nhóm. Xung đột nhóm là trạng thái trong đó hành vi xã hội của nhóm có thể gây ra cho các cá nhân những mâu thuẫn. Vì vậy, việc có được những kỹ năng giải quyết xung đột và mâu thuẫn nhóm là rất cần thiết cho hoạt động lãnh đạo và điều phối nhóm.

Xung đột và mâu thuẫn sẽ xuất hiện trong nhóm khi nhóm có sự khác biệt trong nhu cầu, nhận thức, mục tiêu và ki nghiệm, giá trị. Những khác biệt này thường là giữa các cá nhân, và các nhóm nhỏ trong nhóm. Ví dụ, xung đột và mâu thuẫn sẽ xảu ra khi một cá nhân bảo thủ trong nhóm cố gắng áp đặt quan điểm và hành động của họ với nhóm đẻ đối đầu để có sự thõa mãn. Ngoài xa, xung đột và mẫu thuẫn trong nhóm còn xảy ra xuất phát từ sự thiếu thông tin giữa các thành viên trong nhóm hoặc thông tin cơ bản của nhóm. Vì vậy, người lãnh đạo, điều phối nhóm hay NVXH cần giúp các thành viên trong nhóm có những điều kiện hiểu biết nhau, về những mục tiêu, quy định và các giá trị cơ bản của nhóm.

Có hai loại xung đột và mâu thuẫn thường xảy ra trong nhóm CTXH đó là: mâu thuẫn này xảy ra trong khi thực hiện nhiệm vụ và mâu thuẫn liên quan tới tình cảm. Mâu thuẫn và xung đột sảy ra khi thực hiện nhiệm vụ là nhưng xung đột và mâu thuẫn về ý tưởng, thông tin, những thực tế được diễn ra trong hoạt động nhiệm

vụ của nhóm. Loại xung đột và mâu thuẫn này có lợi cho việc thúc đẩy nhóm phát triển. Xung đột và mâu thuẫn liên quan đến tình cảm là do việc đáp ứng các mối quan hệ tình cảm bên trong của các cá nhân trong hoặc ngoài nhóm đôi lúc khiến các thành viên chống lại nhau. Loại mâu thuẫn và xung đột này có hại cho sự phát triển của nhóm.

Khi phải xử lý xung đột và mâu thuẫn bên trong của mỗi cá nhân, NVXH cần cùng với các thành viên trong nhóm sử dụng một số kỹ thuật để giúp giải quyết hoặc hòa giải các xung đột và mâu thuẫn: thứ nhất, cố gắng tìm ra gốc rễ của vấn đề và giải quyết vấn đề; thứ hai là tìm kiếm những điểm tương đồng về lợi ích của các bên; thứ ba là nhanh chóng điều chỉnh ngôn ngữ, hành vi phù hợp; thứ tư, giải quyết xung đột và mâu thuẫn trên cơ sở cùng có lợi và vì lợi ích của cả nhóm.

Ta có bước giải quyết xung đột và mâu thuẫn của nhóm như sau: Bước 1: Nêu ra và xác định nhu cầu của mỗi bên.

Bước 2: Đưa ra các giải pháp giải quyết có tính khả thi. Bước 3: Phân tích mặt mạnh, mặt yếu của từng giải pháp.

Bước 4: Lựa chọn giải pháp phù hợp với lợi ích của các bên và của cả nhóm. Bước 5: Thực hiện giải pháp.

Bước 6: theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện của các giải pháp

Trong CTXH với người nghèo, các xung đột và mâu thuẫn nếu sảy ra thì thường liên quan đến lợi ích, nhất là khía cạnh phân phối nguồn lực, họ hay cho là sự thiếu công bằng. Về điều này, NVXH cần làm cho mọi thành viên hiểu rằng sự phân phối nguồn lực phụ thuộc vào mục tiêu, năng lực của từng thành viên, không nhất thiết nguồn lực phải được chia đều theo kiểu bình quân, và đảm bảo rằng sẽ đáp ứng đầy đủ các nguồn lực cần thiết cho nhu cầu có tính thực tế và khả thi đối với mọi thành viên của nhóm.

2.2.2. Kỹ năng tạo lập mối liên hệ giữa NVXH với các cá nhân trong nhóm

Đây là một trong những kỹ năng cơ bản trong CTXH nhóm. Kỹ năng này trước hết thể hiện sự tôn trọng và quan tâm tới bầy không khí thân thiện trong nhóm của NVXH; các thành viên trong nhóm sẽ cảm thấy yên tâm và được tôn trọng. Thể hiện kỹ năng này, NVXH có thể biểu hiện bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ với cách trao đổi thân thiện nhẹ nahf; biết lắng nghe không chỉ bằng tai mà cả bằng tâm, cả sự thấu cảm; cử chỉ ánh mắt, điệu bộ, nét mặt... thể hiện sự đồng cảm,

chia sẻ với các thành viên trong nhóm. Làm việc với các thành viên trong nhóm, NVXH cần biết chấp nhận mọi ý kiến, không nên có thái độ phê phán ngay các ý kiến trái ngược mà là sự cảm nhận để tìm kiếm một ý kiến chung của cả nhóm trước một vấn đề còn tranh cãi.

Những điểm cần lưu ý để NVXH thể thiện được kỹ năng này: + Duy trì giao tiếp bằng mắt trực tiếp và tế nhị.

+ Duy trì trạng thái cơ thể thoái mái và cởi mở.

+ Biết tên của từng thành viên và có thể biết cách gọi tên thân thiện của mỗi thành viên.

+ Thể hiện tinh tế và nhạy cảm trong giao tiếp.

Trong CTXH với người nghèo, thái độ giao tiếp gần gũi, thân thiện thể hiện được sự cảm thông, chia sẻ, tránh cách nói cũng như thái độ làm họ tổn thương, sẽ giúp NVXH tập hợp được các thành viên trong nhóm tích cực tham gia các ý kiến cũng như những chia sẽ hoàn cảnh, kinh nghiệm cá nhân với nhau và với NVXH. Đó là điều hết sức cần thiết để tạo bầu không khó nhóm, tăng cường sự hợp tác, cố gắng của mỗi thành viên trong thực hiện mục đích chung của nhóm.

2.2.3. Kỹ năng điều phối

Kỹ năng điều phối là tối quan trọng trong CTXH nhóm của NVXH. Trong CTXH, vai trò của NVXH chủ yếu là ở việc điều phối các hoạt động, dù là hoạt động trị liệu nhóm cho các cá nhân hay là hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong nhóm nhiệm vụ.

Kỹ năng điều phối của NVXH thể hiện ở khả năng sắp sếp, bố trí các công việc của nhóm; động viên, khuyến khích các thành viên của nhóm phấn khởi, đoàn kết và tích cực tham gia; làm cho các hoạt động của nhóm diễn ra nhịp nhàng, trôi chảy, đạt hiệu quả. NVXH cần biết bố trí nhân sự hợp lý cho từng công việc, phù hợp với sở trường của tưng người để phát huy điểm mạnh của từng cá nhân trong nhóm.

NVXH cũng cần có những điều chỉnh linh hoạt việc phân phối công việc nếu thấy sự phân công trước đó chưa hợp lý lắm. Tính linh hoạt đó cũng là một trong những yêu cầu của kỹ năng điều phối; bởi nhiều khi việc bố trí nhân sự vào các công việc bước đầu chưa chắc chắn đã có được sự phù hợp ngay. Việc điều chỉnh

nhân sự một cách linh hoạt là cần thiết để tăng cường năng lực cho các hoạt động của nhóm.

Trong CTXH với nhóm người nghèo, ngoài việc tìm hiểu tiềm năng của từng người để có sự phân công công việc trong hoạt động nhóm, NVXH cũng cần hướng dẫn và giúp đỡ cụ thể theo cách “cầm tay chỉ việc” để họ dần dần “quen” với các hoạt động mới mang tính tập thể; bởi trên thực tế, người nghèo thường có cuộc sống khép kín, ngại giao tiếp cho nên bước đầu tham gia các hoạt động tập thể họ chưa quen và có thể rất ngại tham gia. Điều này cũng cho thấy, NVXH cần kết hợp kỹ năng điều phối chặt chẽ với kỹ năng tạo lập và duy trì tốt mối liên hệ với từng thành viên trong nhóm để thường xuyên họ được gần gũi và nhận được các chỉ dẫn cần thiết từ NVXH.

Một số lưu ý trong CTXH với nhóm người nghèo:

Cần khuyến khích các thành viên trong nhóm tạo ra nhiều các tương tác, nhất là đối với những thành viên còn e ngại thì ngoài sự quan tâm, động viên họ tham gia các hoạt động cùng nhóm, NVXH còn biết khuyến khích các thành viên mạnh dạn hơn giao lưu với họ, lôi kéo họ vào hoạt động nhóm.

NVXH quan sát thật tỷ mỉ các hoạt động với mức độ tham gia của các thành viên để có sự điều chỉnh bầu không khí nhóm hoạt động một cách hài hòa, không để tình trạng có sự lấn lướt của một số thành viên, dù họ có ở vị trí là trưởng nhóm, bởi sự lấn lướt dễ khơi dậy tâm lý tự ti của các thành viên còn lại.

Sau khi kết thúc chu kỳ một hoạt động của nhóm, NVXH và các thành viên trong nhóm ngồi lại để nhìn nhận các thay đổi và những hạn chế của nhóm, của mỗi thành viên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc lượng giá sự thay đổi, nhất là lượng giá từng thành viên trong nhóm thường mang tính “ nhạy cảm” nên cần nhẹ nhàng, thoái mái, xây dựng; tốt nhất là khuyến khích từng thành viên nói ra sự thay đổi và

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề Công tác xã hội) (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)