Sử dụng công cụ huy động sự tham gia của người dân

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề Công tác xã hội) (Trang 105 - 115)

2. Kỹ năng lập kế hoạch giảm nghèo có sự tham gia của người dân

2.2.Sử dụng công cụ huy động sự tham gia của người dân

2.2.1. Phương pháp PRA

2.2.1.1. Định nghĩa PRA

Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA). Đây là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu phát triển trong đó bảo đảm có sự tham gia chủ động của người dân, những người trực tiếp thụ hưởng

kết quả của dự án giảm nghèo, đặc biệt là những đối tượng nghèo nhất như người dân tộc thiểu số, trẻ em, phụ nữ. Trong tất cả các khâu của quá tình triển khai dự án, từ thu thập thông tin, phân tích hiện trạng, xác định và lý giải các nguyên nhân, xây dựng kế hoạch thực hiện và giám sát theo kế hoạch đã đề ra.

Là một hệ thống gồm nhiều công cụ khác nhau, mỗi công cụ có những thế mạnh riêng và có thể hỗ trợ cho công cụ khác. Đánh giá nông thôn có người dân tham gia hiện được coi là cách tiếp cận có hiệu quả cao trong các dự án phát triển nói chung và các dự án giảm nghèo nói riêng đòi hỏi phải linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của địa bàn, đồng thời người sử dụng không chỉ nắm vững lý thuyết, quy trình thực hiện mà phải có những kỹ năng và kinh nghiệm trong thực hành công cụ đó.

2.2.1.2. Mục đích của PRA

Phương pháp Đánh giá nông thôn có người dân tham gia là cách làm hay kỹ năng sử dụng các công cụ khác nhau nhằm thu hút người dân vào quá trình thu thập và xử lý thông tin, đánh giá và xác định nguyên nhân của vấn đề, lựa chọn các hoạt động ưu tiên, phân tích và lập kế hoạch, triển khai và thực hiện và đánh gía kế hoạch. Hiện có khoảng gần 50 công cụ khác nhau thường được sử dụng khi thực hiện phương pháp này, gọi là bộ công cụ phương pháp Đánh giá nông thôn có người dân tham gia, mỗi công cụ lại có thể bao gồm một hay nhiều phương pháp bộ phận khác nhau.

Có thể phân loại các công cụ của phương pháp Đánh giá nông thôn có người dân tham gia áp dụng vào giảm nghèo theo các nhóm như sau:

Các công cụ phân tích về không gian: Quan sát trực tiếp, vẽ sơ đồ thôn bản, vẽ lát cắt ngang địa hình.

Các công cụ phân tích theo thời gian: Lập bảng lược sử gia đình, lập các biểu đồ xu hướng theo thời gian như lịch thời vụ, phân chia thời gian và các hoạt động trong năm, biểu đồ thời gian và các sự kiện chính xảy ra đối với gia đình, biểu đồ hình tròn, biểu đồ cột.

Các công cụ phân tích cơ cấu: bảng biểu, biểu đồ cơ cấu liên quan đến tài nguyên, cây trồng, năng suất, sản lượng, chăn nuôi, thu nhập và chi tiêu.

Các công cụ phân tích sự ảnh hưởng và các mối quan hệ: biểu đồ hình cây, biểu đồ quan hệ, lịch mùa vụ, sơ đồ Venn, sơ đồ cơ hội và khó khăn, nguyên nhân

và lựa chọn các hoạt động ưu tiên.

Các công cụ phân tích và quyết định: Thảo luận nhóm, thảo luận cộng đồng; phoảng vấn sâu, phỏng vấn hộ gia đình; phân loại hộ gia đình, phân tích kinh tế hộ gia đình; phân loại xếp hạng và cho điểm các khó khăn, thuận lợi; cách thức giải quyết và lựa chọn hoạt động ưu tiên của hộ gia đình.

Bảng 1: Các công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia thường đuợc sử dụng trong nghiên cứu giảm nghèo xếp theo mục đích và nhóm công cụ

Mục đích Các công cụ thường sử dụng

Thu thập thông tin chung của cộng đồng và hộ gia đình

Quan sát tham dự kết hợp phỏng vấn không chính thức và chụp ảnh, thảo luận nhóm hay họp dân làng, phỏng vấn sâu các cán bộ làm công tác giảm nghèo hoặc thành viên trong gia đình, lập các loại biểu đồ và vẽ các loại sơ đồ kết hợp với thảo luận nhóm; thống kê,.

Phân tích tiềm năng, trở ngại, nguyên nhân và lựa chọn hoạt động ưu tiên của gia đình và cộng đồng

Lập sa bàn hoặc bản đồ phân bố tài nguyên, ma trận, sử dụng tà vài nguyên, bệnh tật, dịch bệnh, cơ cấu kinh tế, dân số, giáo dục, y tế, cơ cấu và đặc điểm dân tộc, điều kiện tự nhiên, sơ đồ hệ thống các tổ chức xã hội, sơ đồ VENN, xác định và phân loại nguyên nhân khó khăn, cách khắc phục đói nghèo và những trở ngại của người nghèo, cách lựa chọn ưu tiên của gia đình.

Tìm hiểu tình hình kinh tế, xã hội và tình trạng đói nghèo.

Phân loại hộ, phân tích kinh tế hộ, bản đồ kinh tế, ma trận thu chi, nhận biết sự khác biệt trong quan niệm và tiêu chí giàu nghèo, nguyên nhân giàu nghèo và sự lựa chọn ưu tiên của gia đình, cộng đồng với quan niệm và suy nghĩ của đội ngũ cán bộ và các tổ chức xã hội, cây vấn đề, lịch mùa vụ và lịch công việc hàng ngày, phân chia thời gian và các hoạt động trong năm.

Phân tích ảnh hưỏng của các tổ chức xã hội, các chính sách và dự án đã và đang thực hiện ở địa phương, các xu hưỏng phát triển và biến đổi của cộng đồng.

Biểu đồ vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mức độ ảnh hưỏng của các tổ chức xã hội đối với đời sống người dân; sơ đồ VENN; sơ đồ các mối quan hệ trong cộng đồng và các tổ chức xã hội; sơ đồ phân tích lợi ích; biểu đồ lịch sử.

Phân tích vai trò và mối quan hệ của giới trong cộng đồng và gia đình và gia đình liên quan đến xoá đói giảm nghèo.

Lịch mùa vụ và phân công lao động, sơ đồ công việc chính của từng giới, ai là người quyết định, các mối quan hệ trong gia đình, dòng họ và cộng đồng, biểu đồ nguồn thu chi; lựa chọn các hoạt động ưu tiên của mỗi giới; lập bảng thống kê các công việc chính của gia đình, dòng họ, cộng đồng và đánh giá ai ai là người quyết định...

Xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng, gia đình, thực hiện, giám sát và đánh giá.

Xác định các vấn đề của cộng đồng, gia đình và nguyên nhân chính của vấn đề, phân loại các lựa chọn ưu tiên, lập cây vấn đề; xác định và phân tích các nguồn lực của cộng đồng, gia đình và bên ngoài; thảo luận nhóm, sổ nhật ký.

Sơ đồ 1: Bộ công cụ PRA đánh giá nông thôn có người dân tham gia trong giảm nghèo

Đây là một công cụ hữu hiệu trong công tác giảm

Đây là một công cụ hữu hiệu trong công tác giảm nghèo. Mục đích của công cụ này nhằm giúp người dân trực tiếp tham gia vào quá trình giảm nghèo, tạo niềm tin để người dân chia sẻ những hiểu biết về cộng đồng mình sinh sống với NVCTXH hoặc người nghiên cứu.

Qua sơ đồ cộng đồng có rất nhiều loại thông tin được cung cấp, chẳng hạn: phân bố tài nguyên thiên nhiên, tổ chức làng bản (nơi cư trú, nghĩa điạ, các công trình công cộng, nơi chăn thả gia súc, nguồn nước sinh hoạt, . . . ) , phân bố các hộ gia đình và mức độ giàu nghèo, đất đai canh tác và cơ cấu cây trồng, chăn nuôi, giáo dục, y tế. Cũng qua sơ đồ cộng đồng do chính những người dân vẽ và qua những thông tin thu được trên cơ sở sơ đồ đó, NVXH bước đầu có thể xác định đựơc các vấn đề đặt ra của cộng đồng, hộ gia đình cần đi sâu tìm hiểu: dựa vào các nội dung được thể hiện trên sơ đồ này, thực hiện các cuộc thảo luận nhóm hay phỏng vấn sâu xoat quanh những chủ đề quan tâm để thu thập thông tinn, phân tích

các vấn đề của cộng đồng, hộ gia đình, nguyên nhân của vấn đề và cách thức tự giải quyết của người dân, nắm bắt đựơc ý kiến của họ về từng vấn đề, qua đó biết đựơc nhu cầu cần trợ giúp và cách thức trợ giúp đạt hiệu quả cao.

Trong triển khai công cụ này thường gặp phải một số khó khăn. Người dân vẽ chưa quen nên độ chính xác không cao và thường phải sửa lại nhiều lần. Do vậy, để hạn chế điều đó NVXH cần lựa chọn người có kinh nghiệm. Trong quá trình thực hiện nên hướng dẫn cụ thể cho người vẽ; chẳng hạn sẽ cùng họ thảo luận và chọn đối tuợng nào sẽ vẽ đầu tiên (con đường, sông suối, trụ sở uỷ ban hay trườngg học.); đồng thời động viên, khuyến khích những ngýời khác cùng tham gia thảo luận trao đổi trực tiếp với người cầm bút vẽ hoặc để họ thay nhau vẽ nhằm tạo nên sự tham gia tích cực của các cá nhân.

2.2.3. Phương pháp vẽ biểu đồ thời gian

Mục đích: Công cụ vẽ biểu đồ thời gian nhằm tìm hiểu sự thay đổi trong cộng

đồng và các hộ gia đình theo thời gian, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi ý kiến của người dân về sự thay đổi đó.

Các chủ đề được được thể hiện trên biểu đồ để thảo luận gồm: số thành viên trong gia đình, tài nguyên thiên nhiên, các phương thức kiếm sống, năng suất cây trồng, tình hình lương thực, chăn nuôi và các ngành nghề khác, sức khoẻ (bệnh tật, sinh, chết), thiên tai, đời sống của gia đình..

Tuy nhiên, công cụ này thường gặp phải một số khó khăn trong quá trình sử dụng. Chẳng hạn, các hộ gia đình không nhớ chính xác thời gian đã xảy ra các sự kiện làm thay đổi hoạt động, đời sống của gia đình và cộng đồng; một số sự kiện lại được nhắc đi nhắc lại nhiều lần hoặc ngược lại không muốn nhắc tới, do bị chi phối bởi các mối quan hệ và lợi ích của tập thể, dân tộc, dòng họ hay cá nhân...Để hạn chế các trở ngại trên, cần lựa chọn

2.2.4. Phương pháp phân loại hộ giàu nghèo Mục đích:

Mục đích chủ yếu của công cụ này là để hiểu rõ suy nghĩ của người dân về tình trạng đói nghèo của họ; các tiêu chí phân loại giàu nghèo theo quan niệm của người dân; nguyên nhân của sự phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng, phân chia các gia đình trong cộng đồng thành các nhóm hộ có cùng mức sống, cách thức vượt nghèo của họ.

Trong quá trình xem xét tiêu chí phân loại hộ, cũng cần chú ý tìm hiểu và so sánh giữa tiêu chí của cộng đồng với tiêu chí của nhà nước, của chính quyền địa phương và các tổ chức bên ngoài; cần chú ý đến sự khác biệt giữa các dân tộc và các vùng địa lý. Trong công cụ này, cần chú ý đến sự giống và khác nhau trong cách phân loại giàu nghèo của các tổ chức quốc tế của Chính phủ và các cơ quan Nhà Nước, của cán bộ địa phương (cấp xã, huyện, tỉnh), của từng dân tộc của người dân và các giới trong một cộng đồng,...tùy theo tình hình cụ thể của cộng đồng có thể phân loại hộ theo các mức độ khác nhau, ví dụ: hộ giàu, hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo và hộ đói.

Cách phân loại:

Có nhiều cách phân loại hộ khác nhau, tuy nhiên cách thông dụng nhất là liệt kê ra được một danh sách các hộ trong làng, sau đó hướng dẫn nhóm thông tín viên được lựa chọn từ cộng đồng thảo luận và đánh giá từng hộ bằng cách cho điểm hoặc bỏ viên sỏi, viên đá, cành cây. vào các ô vẽ sẵn có điền tên của từng hộ. Giả sử có 4 loại hộ được coi là có chất lượng cuộc sống cao nhất sẽ được thông tín viên bỏ vào ô 4 hạt, tương tự, hộ được coi là có mức sống thấp nhất sẽ được thông tín viên bỏ 1 hạt. Sau đó tổng hợp kết quả và tính điểm trung bình để phân chia trong cộng đồng thành các nhóm hộ có mức sống tương đương nhau.

Phương pháp này có nhiều ưu điểm như có thể xây dựng được một bảng phân loại kinh tế hộ gia đình trong cộng đồng theo quan điểm của người dân địa phương; bước đầu đánh giá được tình hình kinh tế, mức sống và mức độ giàu nghèo của cộng đồng và từng hộ gia đình; bước đầu xác định được các nguyên nhân của giàu và nghèo, những yêu cầu hỗ trợ từ bên ngoài cộng đồng xác định được các nhóm hộ có mức sống ngang nhau và các hộ gia đình có cùng nguyên nhân nghèo, có cùng sở thích và kế hoạch phát triển kinh tế gia đình trong tương lai....từ đó giúp cho việc lựa chọn các hộ gia đình cần hỗ trợ, cách thức can thiệp và hỗ trợ có hiệu quả, thời gian hỗ trợ phù hợp; trong quá trình thực hiện sẽ giám sát và đánh giá được sự tác động của dự án hay các hoạt động hỗ trợ từ bên ngoài đối với cộng đồng hay hộ gia đình.

Kết quả:

Kết quả của phương pháp này có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn khác nhau của dự án giảm nghèo, từ thu thập thông tin đến lập kế hoạch, thực hiện,

giám sát và đánh giá tác động của dự án.

Tuy nhiên, quá trình sử dụng phương pháp này thường gặp một số khó khăn. Do đặc điểm văn hóa và tâm lý, nên thường diễn ra hai xu hướng như sau:

+ Người dân thường ít muốn bàn luận, đánh giá giàu nghèo đối với các hộ khác trong cộng đồng, hoặc không muốn để người khác bình luận về sự nghèo khó của mình.

+ Một số cộng đồng hay hộ gia đình muốn nhận mình nghèo hơn so với thực tế để hy vọng sẽ được lựa chọn vào nhóm hộ được đầu tư trong dự án hay nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Cán bộ địa phương cũng cố gắng chứng minh địa phương mình nghèo và nhiều khó khăn để xin dự án, tài trợ, thậm trí còn gợi ý cho người dân nói theo định hướng của mình.

2.2.5. Phương pháp thảo luận nhóm

Đây là công cụ rất quan trọng của phương pháp đánh giá hộ nghèo có người dân tham gia.

Mục đích: Nhằm thông qua trao đổi, thu thập những ý kiến chung, nắm bắt

những nhu cầu và của cộng đồng.

Để tổ chức một buổi họp nhóm có kết quả, cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và tuân theo các nguyên tắc sau đây:

+ Địa điểm và thời gian, chủ đề buổi thảo luận phải rõ ràng và được thông báo trước cho người dân tham gia. Phân công người điều hành, thư ký để ghi chép lại nội dung thảo luận. Nơi thảo luận tốt nhất là ở nhà dân.

+ Trước khi tiến hành thảo luận người giúp đỡ cần bắt đầu bằng những câu chuyện vui, thăm hỏi về gia cảnh và đời sống của các thành viên trong nhóm và tình hình chung của cộng đồng.

+ Vấn đề nêu ra cần ngắn gọn, dễ hiểu, tránh trừu tượng và càng lượng hóa càng tốt.

+ Khéo léo dung hòa các ý kiến đối lập và giữ hòa khí trong buổi thảo luận. + Sử dụng các công cụ trực quan để giúp người dân hình dung được vấn đề cần thảo luận như: Giấy, bút màu, bảng đen, tranh ảnh, hình vẽ, hạt đậu, viên sỏi, cành cây, chiếc lá, kể chuyện vui.

+ Với các nhóm hay đối tượng gặp khó khăn về ngôn ngữ thì khuyến khích họ tham gia thảo luận bằng tiếng dân tộc và nhờ người khác dịch lại.

Kết thúc buổi họp đúng giờ trong không khí vui vẻ.

2.2.6. Phương pháp Sơ đồ Venn

Mục đích: Sử dụng công cụ này nhằm giúp người dân nói lên tầm quan trọng

khác nhau và ảnh hưởng của các tổ chức xã hội ở địa phương hiện tại đối với các hộ gia đình: Đảng, chính quyền, đoàn thể và các tổ chức xã hội truyền thống của cộng đồng như: nhóm sở thích, hội đồng già làng, dòng họ; chỉ ra các mối quan hệ của các tổ chức đó; yêu cầu của người dân đối với hoạt động của các tổ chức; đồng thời nhận biết vai trò và chức năng của các tổ chức đối với vấn đề nghèo đói tại địa phương và hộ gia đình.

Cách thức thực hiện:

+ Phân tích tổ chức: liệt kê các tổ chức mà người dân quan tâm, xác định chức năng nhiệm vụ của tổ chức. Sau đó đánh giá tầm quan trọng, ảnh hưởng của tổ chức đến các hộ dân.

+ Xây dựng sơ đồ quan hệ của các tổ chức bằng các vòng tròn, vị trí của các

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề Công tác xã hội) (Trang 105 - 115)