3. Kỹ năng làm việc với cộng đồng nghèo
3.4. Kỹ năng tìm kiếm và khai thác nguồn lực
CTXH với cộng đồng là một quá trình mà NVXH nghiên cứu, tác động vào cộng đồng để giúp cho cộng đồng và chính quyền địa phương có những hoạt động tích cực làm thay đổi bộ mặt của cộng đồng theo chiều hướng tốt hơn lên.
Hoạt động nghiên cứu và tác động của NVXH tới cộng đồng là việc NVXH làm việc với người dân, cộng đồng và chính quyền địa phương, nói rõ mục đích và nôi dung hoạt động của minh để tìm kiếm sự hợp tác của cộng đồng và các cấp chính quyền nhằm làm cho cộng đồng đó có sự thay đổi tích cực thông qua các hoạt động phát triển.
Các hoạt động mà NVXH làm tại cộng đồng là lôi kéo người dân cùng tham gia nghiên cứu, xác định các nhu cầu và nguồn lực của cộng đồng, sử dụng các
nguồn lực đó và các nguồn lực bên ngoài có thể có để tổ chức các hoạt động cần thiết của người dân, nhằm tới mục đích đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân. Đối với một cộng đồng, dù nghèo đến đâu cũng có những nguồn lực nhất đinh. Đó có thể là nguồn lực về lao động, trí tuệ của người dân; có thể là tinh thần đoàn kết, hợp tác; có thể là nghề nghiệp truyền thống bị mai một, chưa được phát huy; có thể là nguồn tai nguyên thuộc về điều kiện tự nhiên chưa được khai thác, sử dụng hết... NVXH và người dân cùng nhau nghiên cứu đánh giá cộng đồng - cả về nguồn lực và nhu cầu - để tổ chức, sắp xếp các hoạt động cần thiết nhằm sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn có, hướng tới hiện thực hóa các nhu cầu được xác định.
Trên thực tế, dù các cộng đồng nghèo đều có nguồn lực - cả nguồn lực đang được sử dụng, cả nguồn lực còn ở dạng tiềm năng có thể khai thác - nhưng việc cần có sự hỗ trợ nguồn lực từ bên ngoài để thúc đẩy sự tăng trưởng là cần thiết. NVXH với vai trò là người biện hộ, là người kết nối giữa các cộng đồng với các cơ quan chức năng, các tổ chức cung cấp DVXH để tìm kiếm thêm nguồn lực cho cộng đồng, giúp cho cộng đồng có thêm nguồn lực vật chất và tiền bạc để tổ chức các hoạt động cần thiết, làm thay đổi bộ mặt và đáp ứng nhu cầu chính đáng của cộng đồng.
Các cơ quan chức năng trong bộ máy quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ .. .là những cơ quan, tổ chức giữ vai trò quản lý các chính sách, chương trình, dự án. Đó là những nơi có thế cung cập thêm nguồn lực cho các cộng đồng trong các hoạt động phát triển. NVXH cần khai thác và nối kết các nguồn lưc này tới các cộng đồng dân cư, nhất là những cộng đồng nghèo để những cộng đồng này có thêm nguồn lực trong việc triển khai các hoạt động nhằm hiện thực hóa các nhu cầu cần thiết.
Trong điều kiện hiện nay, có nhiều tổ chức xã hội dân sự ra đời, lập ra các quý xã hội; các cá nhân kinh doanh giàu có, trở thành các “mạnh thường quân” đi đầu trong việc đầu tư các dự án nhân đạo. Đây cũng được xem là những địa chỉ để giúp đỡ, cung cấp nguồn lực cho các cộng đồng nghèo phát triển. Trong hoạt động chuyên môn của mình, NVXH cần cập nhật thông tin và mở rộng mối quan hệ với các loại hình tổ chức xã hội này để kết nối họ với các cộng đồng nghèo.
Như vậy để tìm kiếm và khai thác nguồn lực tối đa trong CTXH với cộng đồng, NVXH càn làm tốt các nội dung sau:
+ Nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá đúng thực trạng, tiềm năng và nhu cầu của cộng đồng.
+ Có danh sách các cơ quan, tổ chức quản lý các chính sách, chương trình, dự án phát triển.
+ Kết hợp tốt vai trò vừa là người biện hộ vừa là người kết nối nguồn lực giữa các cơ quan, tổ chức với cộng đồng.
Một số lưu ý trong CTXH với cộng đồng nghèo
+ Tham vấn cộng đồng là một hoạt dộng chuyên môn mang tính kỹ thuật đòi hỏi NVXH phải sử dụng trong CTXH với cộng đồng. Có thể tham vấn nhằm nâng cao nhận thức về một chủ đề, một lĩnh vực nào đó cho cộng đồng hay là để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, các nguồn lực, các mối quan hệ, các vấn đề của cộng đồng...của NVXH. Vì vậy hoạt động tham vấn cộng đồng giúp cho người dân và NVXH ngày cang “gần nhau hơn” trước một vấn đề của cộng đồng cũng như mối quan tâm của NVXH trước vấn đề đó; trên cơ sở đó người dân và NVXH có được nhận thức và hành động đồng nhất trong giải quyết một vấn đề cụ thể.
+ CTXH là một lĩnh vực hoạt động chuyên môn khá phức tạp. CTXH với cộng đồng nghèo có những phức tạp riêng, vì vậy NVXH khi làm việc với họ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Cần hiểu rõ đặc điểm tâm lý của người nghèo và cộng đồng nghèo. Cần có thái độ cảm thông, chia sẻ, gần gũi với người nghèo.
Khiêm tốn học hỏi nếp văn hóa, tôn trọng phong tục tập quán và kinh nghiệm của người nghèo.
Thực hiện “ba cùng” với người nghèo, quán triệt quan điểm làm việc với người nghèo chứ không phải làm việc cho người nghèo.
Khuyến khích người nghèo trao đổi suy nghĩ và lắng nghe hết các ý kiến của họ.
Khuyến khích người nghèo học hỏi nâng cao năng lực.
Ý kiến của NVXH là tư vấn, các quyết định thuộc về người nghèo.
Làm việc với người nghèo cũng cần có lịch trình cụ thể và phải ghi chép những điều cần thiết.
Trong điều kiện hiện nay, chính phủ đã và đang triển khai một số Chương trinh và Dự án tại các cơ sở nên NVXH cần quan tâm đặc biệt tới các hoạt động chuyên môn của mình như sau đây:
Tuyên truyền, vận động cộng đồng trên mặt trận giảm nghèo nói riêng và giải quyết các vấn đề xã hội nói chung tịa địa phương.
Tổ chức các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng tại địa phương thông qua Trung tâm giáo dục cộng đồng.
Tổ chức triển khai thực hiện các dự án phát triển cộng đồng trên nền tảng lý thuyết và thực hành tổ chức cộng đồng tại địa phương.
Tóm lại, với vai trò là người tạo ra sự thay đổi của cộng đồng, NVXH trước hết phải làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi người dân, của các cấp chính quyền; để từ đó,với sự nỗ lực của chính quyền cùng sự cố gắng và hợp tác của người dân trong các hoạt động phát triển, làm cho cộng đồng có những thay đổi tích cực, từng bước đáp ứng các nhu cầu mà cộng đồng đã xác định. Đối với các cộng đồng nghèo, nguồn lực để sử dụng cho mục tiêu phát triên còn rất hạn chế. Bởi vậy, nhân viên xã hội phải biết khơi dậy tối đa nguồn lực bên trong và nối kết nguồn lực bên ngoài với cộng đồng.
Để làm tốt vai trò là tác viên cộng đồng, NVXH cần:
Giúp người dân, cộng đồng đánh giá đúng thực trạng của mình. Giúp người dân, cộng đồng đánh giá các nhu cầu và tiềm năng. Nâng cao năng lực của người dân, cộng đồng.
Tư vấn cho cộng đồng các kế hoạch phát triển để cộng đồng lựa chọn. Tư vấn việc thành lập các tổ chức, các nhóm hành động.
Giúp nối kết cộng đồng với các nguồn lực bên ngoài. Giúp cộng đồng tổ chức thực hiện tốt kết hoạch lựa chọn.
BÀI 4: KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI NGHÈO
Mã số: MĐ26_B04 Giới thiệu:
Đối với mỗi nhân viên xã hội khi tiếp cận và trợ giúp người nghèo cần phải có những kỹ năng cơ bản. Bài này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức đó.
Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất và phát triển kinh tế hộ gia đình; kỹ năng lập kế hoạch có sự tham gia của người dân;
+ Trình bày được khái niệm và quy trình lập kế hoạch giảm nghèo có sự tham gia.
- Kỹ năng:
+ Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp và khả thi; + Kết nối người dân với tiếp cận được các dịch vụ xã hội;
+ Vận dụng được các phương pháp có sự tham gia trong xóa đói giảm nghèo phù hợp với đối tượng.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện được tích cực giúp người nghèo
giảm bớt rủi ro, sản xuất kinh doanh hiệu quả
Nội dung chính: