Tiến trình lập kế hoạch sản xuất kinh tế gia đình

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề Công tác xã hội) (Trang 92 - 98)

1. Lập kế hoạch sản xuất phát triển kinh tế gia đình

1.3.Tiến trình lập kế hoạch sản xuất kinh tế gia đình

1.3.1. Những điều kiện căn bản để lập kế hoạch phát triển kinh tế của gia đình

Giúp cho chủ hộ gia đình tìm hiểu những thông tin về chính sách đối với hộ nghèo có ảnh hưởng tới việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch của hộ gia đình.

Cùng hộ gia đình xem xét những thông tin của thị trường và những dự báo ở các năm sắp tới. Yếu tố thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch phát triển kinh tế của hộ gia đình nói riêng và của cộng đồng nói chung bởi đây là yếu tố có tinh quy luật của nền kinh tế thị trường. Do đó, vấn đề thông tin thị trường chính là yêu cầu đòi hỏi cấp bách của chủ hộ gia đình trong việc lập kế hoạch XĐGN.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ảnh hưởng tới kế hoạch lập kế hoạch phát triển kinh tế của hộ gia đình.

Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất, dịch vụ của gia đình trong năm và những năm qua.

Đánh giá thu chi bằng tiền mặt ở trong gia đình, kể cả chi tiêu trong những năm qua.

Kiểm kê những năng lực sản xuất hiện có và tính đến những khả năng mới có thể có trong năm tới của hộ gia đình.

Đặc biệt chú ý đến những tác động của điều kiện tự nhiên và môi trường (KTXH) của cộng đồng.

3.1.2. Tiến trình lập kế hoạch sản xuất kinh tế gia đình

Việc xây dựng một kế hoạch sản xuất kinh tế hộ gia đình có sự tham gia của người dân đặc biệt là người nghèo vào xuyên suốt tất cả các hoạt động chính là việc làm cần thiết và mang lại hiệu quả cao, thiết thực nhất đối với người nghèo hiện nay. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế hộ gia đình người nghèo không những có được các kiến thức về lĩnh vực sản xuất mà họ còn được tăng năng lực, được thiết lập và tăng cường thêm các mối quan hệ xã hội khác đồng thời bản thân người nghèo còn được tạo dựng thêm sự tự tin vào bản thân và vào cuộc sống hiện tại.

Kinh nghiệm từ nhiều hoạt động giảm nghèo cho người dân cũng có lập kế hoạch phát triển những những hoạt động được thực hiện theo phương pháp tập trung hoá, các kế hoạch phát triển của địa phương phần lớn đều được đề xuất và quyết định trong tình trạng thiếu sự tham gia của người dân, của cộng đồng hưởng lợi trực tiếp.Với cách thức lập kế hoạch này, nội dung của kế hoạch bị phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến chủ quan của một số người làm công tác kế hoạch và những người của các nghành có chức năng tham mưu khác. Các nội dung của kế hoạch không thể phản ánh được nhu cầu sát thực của những người hưởng lợi, đặc biệt trong các dự án phát triển có số lượng người hưởng lợi lớn, vùng dự án có nhiều người nghèo, người dân tộc ít người và các nhóm chịu thiệt thòi khác trong xã hội. Cho nên, nếu chúng ta thực hiện các hoạt động lập kế hoạch phát triển kinh tế cho người nghèo mà thu hút được sự tham gia của chính họ, ý thức trách nhiệm và sự tham gia của họ trong quá trình thực hiện và khai thác, vận hành kế hoạch phát triển cũng được nâng cao, qua đó hiệu quả của đem lại của kế hoạch sẽ tốt hơn.

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế hộ gia đình chính là một quá trình nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế cho người nghèo, cộng đồng nghèo. Kế hoạch này cần được vận dụng linh hoạt phù hợp với khả năng hiện có người nghèo, nguồn kinh phí có thể huy động được mà đặc biệt chính là yếu tố tham gia của người nghèo. Đây là kế hoạch nhằm hướng đến phát triển kinh tế hộ gia đình nghèo để giúp họ thoát nghèo, không bị tái nghèo nữa chính vì vậy sự tham gia tích cực của họ là thước đo đánh giá sự thành công ban đầu của kế hoạch. Kế hoạch là của người nghèo, do người nghèo và vì người nghèo, nên toàn bộ tất cả những hoạt động trong kế hoạch đều được họ thảo luận, đề xuất, tìm kiếm giải pháp, và thực hiện.

Sau khi NVXH cùng hộ gia đình nắm vững những điều kiện căn bản chung để lập kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, lúc này mỗi hộ gia đình cần xác định được mục đích, mục tiêu của việc lập kế hoạch phát triển kinh tế, đồng thời căn cứ vào những điều kiện cơ bản của gia đình để lập kế hoạch cho phù hợp. Tránh việc chúng ta lập kế hoạch không rõ rang, quá sức đối với tùng điều kiện: con người, nguồn vốn, thời gian của gia đình.

3.1.2.1. Tìm hiểu nhu cầu, xác định cơ hội và thách thức đối với việc lập kế hoạch phát triển kinh tế hộ gia đình

khảo sát nhu cầu của cộng đồng, thông tin của thị trường đang có nhu cầu về nguồn hàng nào có phù hợp với thế mạnh và mong muốn của gia đình hay không, gia đình có thể đáp ứng được nguồn hàng đó hay không? Thông qua đó có cái nhìn đúng hướng, tránh việc lập kế hoạch sản xuất một mặt hàng khác không đáp ứng nhu cầu của thị trường sẽ gây ra thất thoát, không đem lại hiệu quả kinh tế XĐGN cho đình mà còn làm cho hộ gia đình thêm nợ nần, trúng thiếu đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Xác định cơ hội đối với gia đình: Nếu như sản phảm mà gia đình làm ra đang được thị trường ưa chuộng và khan hiếm thì đây chính là cơ hội. Nếu hộ gia đình biết lợi dụng cơ hội này tranh thủ sản xuất ra thị trường thì chúng ta sẽ có thu nhập cao, vì đang ít người bán lại nhiều người mua.

Ví dụ: một số hộ gia đình trước đây nắm bắt được nhu cầu của thị trường là rất cần nguồn rau xà lách sạch, nay các hộ này tập trung vào việc sản xuất rau xà lách nên họ bán rất chạy và được giá, đem lại thu nhập cao cho hộ gia đình.

Ngoài ra chúng ta còn xem xét thêm về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chính sách ưu đãi của địa phương, các cơ hội khác như: địa phương có các dịch vụ du lịch sinh thái hay tâm linh không; gần các trung tâm công nghiệp; các trường cao đẳng đại học không, hay sản phẩm của gia đình có được đáp ứng cho nguồn hàng xuất khẩu không.

Xác định các rủi ro/thách thức: Giá cả các sản phẩm để phục vụ sản xuất của gia đình tăng làm cho chi phí tăng dẫn tới giá thành tăng cũng khó bán; mặt hành của gia đình sản xuất ra giống nhiều với mặt hàng ngoài thị trường cũng có thể làm cho thua lỗ; sản phảm sản xuất ra không được thi trường ưu chuộng và đang tẩy c h a y , . . Những thách thức này đòi hỏi gia đình cần xem xét kỹ càng và đánh giá chính xác để đưa ra quyết định lựa chọn.

3.1.2.2. Đánh giá các khả năng/nguồn lực

Sau khi xác định được thông tin và nhu cầu của thị trường, NVXH cùng các thành viên trong gia đình tiến hành các hoạt động đánh giá nguồn lực trong gia đình: Khả năng cung cấp kinh phí của gia đình ở mức độ nào, có thể vay mượn hay vay tín dụng từ ngân hàng, từ hội phụ nữ, thanh niên hay cựu chiến binh hay không; khả năng của từng thành viên trong gia đình có thời gian và tham gia được ở khâu công việc nào;...

3.1.2.3. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế hộ gia đình

NVXH đóng vai trò là người tư vấn, tham vấn cho các thành viên trong gia đình đưa ra và lựa chọn kế hoạch phát triển kinh tế cho gia đình.

Như đã trình bày ở trên, kế hoạch này cần phải phù hợp với nhu cầu thì trường, và được sự nhất trí tham gia cao của các thành viên trong gia đình, kế hoạch cần được phải cụ thể hóa bằng các hoạt động:

+ Xác định các loại công việc cần làm là gì?

+ Thời gian chi phí cho các công việc là bao nhiêu? + Nguyên liệu để phục vụ cho công việc sản xuất là gì?

+ Nơi mua nguyên liệu ở đâu? Ai là người hỗ trợ đi mua nguyên liệu? + Ai là người thực hiện các hoạt động?

+ Giá cả nguyên liệu là bao nhiêu? Có nên mua nguyên liệu đó hay không?... Các hoạt động trong kế hoạch cần phải ro dàng và chi tiết cụ thể, đối với từng hoạt động cụ thể nên chỉ rõ được trách nhiệm và sự tham gia của các bên. NVXH cũng chú ý rằng những hoạt động/công việc trong kế hoạch cần được các thành viên trong gia đình chia sẻ và cùng nhau gánh vác trách nhiệm chung, tránh trường hợp một người phải thực hiện quá nhiều công việc trong một lúc, hay trường hợp NVXH làm thay, làm thế và làm hộ cho họ.

Chúng ta có thể lập một bảng kế hoạch như dưới đây. Xong trên thực tế có rất nhiều kiểu bảng và chúng ta có thể hướng dẫn hộ áp dụng một trong nhiều kiểu như vậy.

Kế hoạch sản xuất trồng trọt: phải được lên trước khi tiến hành các hoạt

động sản xuất.

Bảng kế kế hoạch công việc hộ gia đình cần thực hiện

Stt Công việc Thời gian thực hiện Nguyên liệu Người thực hiện

1 2 3 4

Hay ví dụ như các kế hoạch về việc lập kế hoạch cho ngành trồng trọt theo lịch thời vụ; kế hoạch cho ngành chăn nuôi cũng vậy,...

Lịch thời vụ: kết hợp kế hoạch trong tháng, trong vụ và cả năm Tháng 1 2 4 5 6 7 8 9 10 11 1 2 Thửa ruộng 1 Cây trồng Thửa ruộng 2 Cây trồng. Tổng nhân lực 1 2 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chi Trồng trọt Chăn nuôi

Kế hoạch sản xuất chăn nuôi

Tháng 1 2 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Trâu Lợn Cá

Tổng nhân lực

Kế hoạch tài chính: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của các ngành khác để

Trồng trọt Chăn nuôi Buôn bán Ngành nghề khác Thu khác Tông thu

Cân đối thu chi Cộng dồn từ tháng trước Kế hoạch vay

NVXH tin trưởng và đặt niềm tin vào khả năng và sự đoàn kết của các thành viên trong gia đình. Có thể chúng ta sẽ tham gia vào việc hỗ trợ gia đình lập kế hoạch khi thấy họ gặp khó khăn hay bối rối; nếu như chúng ta không có kinh nghiệm hay chuyên môn về lĩnh vực này thì cũng có thể mời một chuyên gia hay một người khác có kinh nghiệm và hiểu biết để hộ trợ gia đình lập được một kế hoạch mang tình khả thi nhất.

3.1.2.4. Thực hiện kế hoạch

Đây là kế hoạch phát triển kinh tế hộ gia đình chứ không phải kế hoạch giải quyết vấn đề cho một đối tượng nào, nên tất cả các hoạt động trong kế hoạch cần được các thành viên trong gia đình bàn bạc cụ thể và phân công làm theo đúng với kế hoạch đã thống nhất từ đầu, bám sát vào mục tiêu đã đề ra ban đầu, tránh trường hợp ỷ lại, trông chờ vào các thành viên khác hay NVXH.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch này NVXH cố gắng theo sát cùng các thành viên trong gia đình để có những hỗ trợ kịp thời: cả về tinh thần như khích lệ họ, tạo thêm động lực cho họ hay huy động thêm các nguồn lực bên ngoài vào để hỗ trợ cho gia đình như vống liếng, các thông tin kỹ thuật nếu như cần thiết.

3.1.2.5. Đánh giá, kết thúc

nhằm hỗ trợ cho gia đình phát triển kinh tế để XĐGN. Chúng ta đánh giá xem việc thực hiện kế hoạch đạt được mức độ nào, sự tham gia của các thành viên trong gia

đình như thế nào và đặc biệt là sản phẩm do gia đình tạo ra có bán được hay không, chất lượng sản phẩm có được thị trường đánh giá cao không?....

Thông qua hoạt động đánh giá này nhằm giúp cho NVXH và các thành viên trong gia đình nhìn nhận lại được kết quả đạt được sau một quá trình hợp tác với nhau, thông qua đó từ NVXH và phía gia đình có thể học hỏi kinh nghiệm của nhau và được trải nghiệm thêm những kết quả mới. Ở đây, NVXH cố gắng có những phân tích thật sâu sắc mang tính khích lệ các thành viên trong gia đình khi họ hợp tác, đoàn kết với nhau tham trong suốt kế hoạch phát triển kinh tế của gia đình.

Cuối cùng sau khi thực hiện được kế hoạch phát triển kinh tế của gia đình cả NVXH và các thành viên trong gia đình nhận thấy răng họ có thể hoàn thành tốt và làm chủ được kế hoạch đặt ra cũng như có thể lập thêm được những kế hoạch phát triển kinh tế khác đáp ứng được với nhu cầu của thị trường, thì lúc này NVXH đã hoàn thành công việc hỗ trợ của mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề Công tác xã hội) (Trang 92 - 98)