Tiến trình công tác xã hội với nhóm người nghèo, hộ nghèo

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề Công tác xã hội) (Trang 62 - 70)

2. Công tác xã hội nhóm với hộ nghèo

2.1. Tiến trình công tác xã hội với nhóm người nghèo, hộ nghèo

Tiến trình CTXH nhóm nói chung và CTXH với nhóm người nghèo, hộ nghèo nói riêng có thể chia thành ba giai đoạn hoặc bốn giai đoạn. Nếu chia tiến trình thành ba giai đoạn thì bao gồm:

+ Giai đoạn thành lập nhóm + Giai đoạn hoạt động nhóm + Giai đoạn kết thúc

Ở giáo trình này, tiến trình CTXH với nhóm người nghèo, hộ nghèo được chia thành bốn giai đoạn:

Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm. Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động. Giai đoạn can thiệp/ thực hiện nhiệm vụ.

Giai đoạn kết thúc (cả nhóm can thiệp và thực hiện nhiệm vụ).

2.1.1. Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm

Đây là giai đoạn đầu tiên của tiến trình CTXH nhóm. NVXH sau khi thấy có nhu cầu của thân chủ hoặc của nhóm thân chủ là cần thiết có các hoạt động nhóm để đảm bảo có sự hộ trợ giải quyết các vấn đề liên quan tới chính sách, thủ tục hay tiếp cận các DVXH.. .thì NVXH có những chuẩn bị kỹ càng dựa trên mục đich hỗ trợ, khả năng thành lập nhóm để hình thành nhóm CTXH. Giai đoạn này thường bao gồm các bước sau đây:

a. Xác đinh mục đích hỗ trợ nhóm

Đây là đích cuối cùng của CTXH nhóm, xuất phát từ sự cần thiết của thân chủ. Ví dụ, đối với nhóm hộ nghèo, đích cuối cùng là thoát nghèo vươn lên khá.

Việc xác định mục đích phải dựa trên nhu cầu, trình độ nhận thức, điều kiện thực hiện của các nhóm.

b. Đánh giá khả năng thành lập nhóm

Đánh giá khả năng tài trợ hoạt động nhóm:

NVXH cần rà soát và nghiên cứu kỹ các cơ quan, tổ chức cung cấp DVXH về chức năng, nhiệm vụ, các hoạt động, cơ chế làm việc...để đảm bảo rằng các cơ quan, tổ chức đó có thể hỗ trợ, giúp đỡ thân chủ về yếu tổ vật chất và các nguồn lực khác nhau. Ví dụ, liên quan tới nhóm người nghèo, về vốn sản xuất, các ngân hàng (nhất là Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn) có vai trò gì, cơ chế cho người nghèo vay vốn ra sao...; các trung tâm khuyến nông có chức năng gì, họ cung cấp gì cho nông dân...

Đánh giá sự tham gia của các thành viên của nhóm:

Trước hết NVXH phải đánh giá nhu cầu và điều kiện thực tế của thân chủ: xem xét động cơ, mong muốn, mục tiêu tham gia nhóm của mỗi thân chủ, sau đó xem xét liệu họ có đủ điều kiện để tham gia vào các hoạt đọng nhóm hay không.

Trong một số trường hợp, thân chủ muốn tham gia nhóm nhưng do điều kiện khách quan họ không thể tham gia thì NVXH cần nghiên cứu để có cách can thiệp, hỗ trợ giúp họ có thể tham gia được.

Ví dụ, nhóm phụ nữ có phụ nữ nuôi con nhỏ, có thể can thiệp với lớp nhà trẻ để trông trẻ, hoặc vận động sự chia sẽ của các ông chồng...

Đánh giá khả năng các nguồn lực khác:

Nguồn lực khác ở đây không chỉ là các yếu tố vật chất, về tiền mà còn là sự ủng hộ của chính quyền, cộng đồng, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh doanh, các “ mạnh thường quân”.

c. Thành lập nhóm

Tuyển chọn thành viên nhóm: Căn cứ vào đánh giá ở trên, NVXH có thể tuyển trọn các thành viên của nhóm. Đối với nhóm người nghèo thì việc lựa chọn các thành viên không mấy khó khăn. Tuy nhiên , vì nhóm này vừa đảm bảo chức năng can thiệp vừa đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, vì vậy cũng cần lựa chọn theo mội tiêu chí ưu tiên nhất định

Thành phần nhóm: Trên cơ sở các nguyên tắc:

+ Tính đồng nhất: Các thành viên của nhóm cần có mục tiêu, kiểu dạng tính cách, đặc điểm tương đồng.

+ Tính đa dạng: Các thành viên của nhóm cần có sự đa dạng về kỹ năng ứng phó, trải nghiệm và kiến thức về cuộc sống.Nếu các thành viên còn thể hiện được tính đa dạng về cơ cấu kỹ năng, hiểu biết và hoàn cảnh thì nhóm rất phong phú. Do là tín hiệu cho thấy nhóm đi vào hoạt động sẽ đạt hiệu quả.

Quy mô nhóm: Căn cứ vào mục tiêu và đặc điểm của các thành viên trong nhóm để quyết định quy mô nhóm, làm sao cho nhóm hoạt động hiệu quả. Đối với nhóm người nghèo, trên thực tế các nhóm Tín dụng tiết kiệm của các hội phụ nữ đang hoạt động thì mỗi nhóm khoảng từ 10 - 15 chị em đại diện cho các gia đình nghèo.

d. Đinh hướng cho các thành viên trong nhóm

Thông tin về nhóm và tiến trình hoạt động của nhóm: Các thành viên của nhóm cần biết thông tin của nhau và biết nội dung cũng như tiến trình hoạt động của nhóm.

thân chủ có thể đối chiêu mục tiêu của nhóm với mục tiêu của thân chủ để có quyết định cuối cùng là tham gia nhóm hay không.

e. Thỏa thuận nhóm

Thỏa thuận về cách thức hoạt động nhóm. Thỏa thuận về các mục tiêu cá nhân. g. Chuẩn bi môi trường

Chuẩn bị cơ sở vật chất: các điều kiện để sinh hoạt nhóm. Chuẩn bị kế hoạch tài chính.

h. Viết đề xuất nhóm

Đây như là văn bản “cấp giấy phép” hoạt động của nhóm. Bản kế hoạch này phải nêu rõ mục đích, mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, phương thức hoạt động,kết quả, các cơ quan tổ chức, tổ chức liên quan với những yêu cầu cần hỗ trợ. Đề xuất nhóm này như là cam kết hoạt động của các thân chủ trong nhóm.

2.1.2. Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động

Về lý thuyết, giai đoạn này là giai đoạn bắt đầu các hoạt động của nhóm và nhìn chung bao gồm các hoạt động sau:

Giới thiệu các thành viên trong nhóm. Xác định các mục đích của nhóm Xác định các mục tiêu.

Thảo luận và đưa ra giới hạn bảo mật thông tin của nhóm.

Giúp các thành viên trong nhóm cảm thấy họ là một phần của nhóm. Hướng dẫn sự phát triển của nhóm.

Làm cân bằng giữa nhiệm vụ và khía cạnh về tình cảm và xã hội của tiến trình nhóm.

Thoả thuận các công việc của nhóm

Khích lệ động cơ của các thành viên nhằm thực hiện các mục tiêu.

Dự đoán về những cản trở, khó khăn khi thực hiện các mục tiêu cá nhân và mục tiêu của nhóm.

Đối với nhóm người nghèo, việc thành lập và đưa nhóm vào hoạt động, cần làm đơn giản hơn nhiều vì trên thực tế người nghèo ở trong một cộng đồng nhỏ họ biết nhau và rất hiểu nhau. Hơn nữa đây là nhóm khá thuần nhất về hoàn cảnh sống, về tâm tư, về tình cảm, về những đặc điểm tâm lý, nếu có sự khác nhau thì có

thể khác nhau về mức độ trải nghiệm, về khí chất hoặc về mức độ thể hiện cảm xúc. Điều này cũng có thể làm phong phú hơn các hoạt động của nhóm và là động lực tiềm ẩn để khơi dậy sức sáng tạo của thành viên trong nhóm.

Với tâm lý tương đồng, trong sinh hoạt nhóm, người nghèo có thể mạnh dạn chia sẻ sự trải nghiệm cho nhau, do đó sự trải nghiệm của mỗi thành viên trong nhóm được nâng cao, họ có thể tạo ra những thay đổi bất ngờ trong suy nghĩ và trong hành vi để hướng tới việc thực hiện tốt mục tiêu cá nhân và mục tiêu nhóm. Mỗi lần sinh hoạt nhóm, qua sự chia sẻ nhau, họ sẽ trưởng thành hơn trong nhận thức cũng như các hoạt động hướng tới mục tiêu thoát nghèo. Vấn đề còn lại và quan trọng hơn cả là NVXH như một cầu nối trung gian nối kết người nghèo với các nguồn lực hoặc các dịch vụ xã hội để người nghèo có thêm “bột” để “gột nên hồ”.

Trong hoạt động thực tiễn của các nhóm Tín dụng tiết kiệm do Hội phụ nữ tổ chức lâu nay tại các địa phương, người phụ nữ vay được một số vốn, triển khai các hoạt động kinh tế gia đình (chăn nuôi, trồng rau - đối với các vùng đô thị) đã làm cho nhiều gia đình có cuộc sống khá hơn. Nhờ tiết kiệm, họ đã trả được vốn và lãi, đồng thời còn dành ra được một khoản để làm ăn lâu dài. Nhóm phụ nữ xây dựng quy chế sử dụng đồng vốn và quy định mức góp lãi hàng ngày hoặc hàng tuần tại gia đình của người tổ trưởng. Chính ở địa chỉ này, các hội viên có thể gặp nhau hàng ngày (thường là vào cuối một ngày làm việc hay cuối tuần), họ có điều kiện chia sẻ ki nghiệm và những thay đổi trong ngày những gì liên quan tới việc làm ăn của họ. Số tiền tiết kiệm đó đủ “một khoản” - theo cách nói của nhóm - họ có thể đầu tư thêm cho người muốn mở rộng việc sản xuất, kinh doanh hoặc họ lại mở rộng thành viên của nhóm bằng cách cho các hội viên khác vay.

2.1.3. Giai đoạn can thiệp/ thực hiện nhiệm vụ

Giai đoạn can thiệp/ thực hiện nhiệm vụ là giai đoạn tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, trị liệu và triển khai thực hiện nhiệm vụ hướng tới hoàn thành mục đích . các mục tiêu và nhiệm vụ được nhóm xác định. Nhiệm vụ chính của NVXH

trong giai đoạn này là giúp đỡ các thành viên vượt qua các rào cản, khó khăn; điều phối các hoạt động nhóm để hỗ trợ các thành viên đạt được mục đích, mục tiêu của nhóm; thúc đẩy các cơ quan; tổ chức; chính quyền; cộng đồng ủng hộ cho những nỗ lực của các thành viên trong nhóm.

Ở giai đoạn này, do tính khác biệt về nội dung và cách thức các hoạt động nhằm hướng tới mục đích và các mục tiêu của hai loại hình nhóm can thiệp và nhóm nhiệm vụ nên NVXH cần có sự phân biệt khi làm việc với nhóm.

Nhóm can thiệp

Với nhóm can thiệp ( bao gồm các loại hình nhóm: nhóm hộ trợ, nhóm giáo dục, nhóm phát triển , nhóm trị liệu và nhóm xã hội hóa), giai đoạn này bắt đầu có những thử nghiệm, xung đột và điều chỉnh giữa các thành viên trong quá trình tương tác. Đây là hiện tượng bình thường của nhóm khi bắt tay vào hoạt động hỗ trợ/ trị liệu cho các thành viên nhóm. Các thành viên nhóm sẽ cùng nhau bàn bạc đi đến thống nhất những thỏa thuận và thiết lập vị trí của từng cá nhân với các cá nhân khác. Quá trình này sẽ giúp nhóm dần dần tìm được hướng đi và cách thức giao tiếp trong nhóm cho đến khi các thành viên có thể bày tỏ các nhu cầu và quan điểm về nhóm. Thời điểm này, các thành viên của nhóm dần cảm thấy thoái mái với nhau và với cả nhóm. Nhóm sẽ xuất hiện nhiều loại hình tương tác, kể cả những tương tác không thuận như có ý kiến trái ngược nhau về tiến trình nhóm và giao tiếp với trưởng nhóm hay người điều phối.

Trong giai đoạn này, NVXH cần biết sử dụng hợp lý kỹ năng giải quyết xung đột để giúp cân bằng nhóm và tập trung vào đích đạt được mục tiêu chung của nhóm. NVXH phải biết hướng nhóm vào việc thảo luận cách thức làm thế nào đê giải quyết tốt nhất nhưng xung đột và lò lắng của các thành viên và duy trì nhóm hoạt động nhịp nhàng theo đúng nội dung được xác định. Trong hoạt động can thiệp, ngoài việc bao quát hoạt động chung của nhóm, NVXH phải đặc biệt chú ý hỗ trỡ trực tiếp cho tưng thành viên nhằm làm cho mỗi cá nhân thay đổi tích cực trong mối quan hệ giao tiếp với các thành viên khác: mạnh dạn hơn, chia sẽ hơn, hướng tới sự đồng nhất về mục đích chung, trong đó mục đích của mỗi thành viên đều đạt được.

Nhóm nhiệm vụ

Với nhóm nhiệm vụ, trọng tâm nhấn mạnh đến sự sáng tạo nhằm đưa ranhững ý tưởng mới, các chương trình và kế hoạch giải quyết các vấn đề. Mang lạilợi ích nhiều hơn cho thân chủ. Đôi khi những nhiệm vụ này vượt qua phạm vi củanhóm như việc đưa ra nhưng quyết định về môi trường tổ chức, về chính sách , dịch vụ hỗ trợ thân chủ.

Để thực hiện thành công nhiệm vụ của nhóm, NVXH hướng dẫn nhóm duy trì sự tập trung vào mục tiêu, chức năng và vai trò nhóm đảm nhiệm. NVXH trong loại hình nhóm nhiệm vụ có vai trò là người trưởng nhóm hoặc là người chịu trách nhiệm chính trong việc điều phối và quản lý hoạt động của nhóm. Với vai trò là trưởng nhóm hay người điều phối, quản lý hoạt động của nhóm trong loại hình nhóm nhiệm vụ, NVXH phải tạo ra sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm, trên cơ sở đó tìm kiếm một giải pháp cho việc giải quyết một vấn đề, lấy ý kiến và đưa ra quyết định để các thành viên nhóm thực hiện nhiệm vụ.

Các hoạt động của nhóm nhiệm vụ bao gồm: + Chuẩn bị các cuộc họp nhóm.

+ Chia sẻ thông tin, suy nghĩ và cảm xúc về những lo lắng các quan tâm mà nhóm đang đối mặt.

+ Thu hút sự tham gia và tăng cường tính cam kết của các thành viên. + Điều phối việc tìm kiếm thông tin về những vấn đề nhóm đang đối mặt. + Giải quyết xung đột.

+ Đưa ra các quyết định có hiệu quả.

+ Hiểu biết về sự phân chia các vị trí trong nhóm. + Quản lý và lượng giá công việc của nhóm. + Giải quyết vấn đề.

Như trên đã đề cập, nhóm người nghèo có thể phải áp dụng cả hai loại hình nhóm trong sinh hoạt nhóm, bởi mỗi thành viên cần phải khắc phục hai vấn đề cơ bản: giải tỏa tâm lý mặc cảm, tự ti và thoát nghèo. Ở đối tượng này, NVXH cần phải trị liệu với từng thành viên, nhưng cũng đảm bảo cho mỗi thành viên có những hành động cụ thẻ để thoát khỏi cảnh nghèo đói. Trong quá trình trị liệu tâm lý cho từng thành viên của nhóm, NVXH cần lưu ý không được phép dập khuôn, bởi vì, dù người nghèo có đặc điểm tâm lý cơ bản giống nhau, nhưng khí chất, cách thể hiện cảm xúc cũng như mức độ “bệnh lý” thì mỗi thành viên đều khác. Ngay cả việc tạo cơ hội cho các thành viên tương tác trong loại hình nhóm nhiệm vụ cũng vậy, NVXH cũng phải hiểu biết từng thành viên để điều phối sự tương tác trong nhóm sao cho có lợi nhất cho mọi thành viên, để ai cũng có điều kiện được chia sẻ và học hỏi cũng như được trải nghiệm tốt nhất. Làm được như vậy thì mục tiêu nhóm và nhất là mục tiêu của từng cá nhân mới thực hiện được. Như vậy thì đòi

hỏi kỹ năng của NVXH rất cao vì cùng một lúc phải làm việc với một đối tượng nhưng lại với hai loại hình nhóm. Nếu thấy khó khăn quá thì có thể “tách” ra làm hai công đoạn. Ngay cả việc tạo cơ hội cho các thành ên tương tác trong loại hình nhóm nhiệm vụ cũng vậy, nhân viên xã hội cũng phải hiểu biết từng thành viên để điều phối sự tương tác trong nhóm sao cho có lợi nhất cho mọi thành viên, để ai cũng có điều kiện được chia sẻ và học hỏi cũng như được trải nghiệm tốt nhất. Làm được như vậy thì mục tiêu nhóm và nhất là mục tiêu của từng cá nhân mới thực hiện được. Như vậy, thì đòi hỏi kỹ năng của nhân viên xã hội rất cao vì cùng một lúc phải làm việc với một đối tượng nhưng lại với hai loại hình nhóm. Nếu thấy khó khăn quá thì có thể tách ra làm hai công đoạn.

2.1.4. Giai đoạn kết thúc

Đây là giai đoạn cuối cùng của CTXH nhóm. Giai đoạn này diễn ra khi các thành viên nhóm đã đạt được mục đích của nhóm và các mục tiêu của thành viên; hoặc sau quá trình đánh giá, xem xét cẩn thận, nhóm kết thúc để chuyển giao sang hình thức hỗ trợ khác. Nội dung trong giai đoạn kết thúc tiến trình sẽ tập trung vào hai bước công việc chính: Lượng giá, và kết thúc.

Ở giai đoạn này, các thành viên trong nhóm, kể cả NVXH, sẽ tiếp tục trải nghiệm những tác động, ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm. Khi kết thúc , các thành viên và NVXH phải chia tay, mỗi người thường có tâm lý hẫng hụt, có trường hợp lại có cảm nhận như sự mất mát; do đó NVXH cần có động thái nhắc nhở các thành viên sự kết thúc của nhóm ở giai đoạn cuối vào những thời điểm thích hợp để tránh

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề Công tác xã hội) (Trang 62 - 70)