Cách thức thực hiện:

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề Công tác xã hội) (Trang 32 - 35)

4. Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết vấn đề đói nghèo

1.3. Cách thức thực hiện:

1.3.1. Bình xét và phê duyệt danh sách hỗ trợ nhà ở:

- Cơ sở thôn, bản tổ chức bình xét đối tượng và phân loại ưu tiên theo đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch

- UBND cấp xã xã tổng hợp danh sách số hộ được hỗ trợ, đồng thời lập danh sách các hộ có nhu cầu vay vốn báo cáo UBND huyện trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.

1.3.2. Cấp vốn làm nhà ở:

Căn cứ số vốn được phân bổ từ ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Phòng Thương

mại và Công nghiệp Việt Nam huy động phân bổ cho địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, UBND cấp tỉnh phân bổ cho cấp huyện, đồng thời gửi danh sách vay vốn cho NHCSXH để thực hiện cho vay. Đối với những hộ dân được hỗ trợ từ nguồn vốn do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam huy động mà mức hỗ trợ chưa đủ so với mức vay theo quy định của quyết định này thì được vay theo số còn thiếu;

Căn cứ số vốn được UBND cấp tỉnh phân bổ, UBND cấp huyện phân bổ vốn hỗ trợ cho cấp xã.

Việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Đối với vốn vay, hộ dân trực tiếp ký khế ước vay vốn theo quy định của NHCSXH.

1.3.3. Thực hiện xây dựng nhà ở:

Ủy ban nhân dân cấp xã giao Ban Giảm nghèo cấp xã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ dân xây dựng nhà ở đảm bảo yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở theo quy định của QĐ 167 và vận động các hộ dân tự xây dựng nhà ở. Đối với hộ dân có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật) không thể tự xây dựng nhà ở thì Ban Giảm nghèo cấp xã tổ chức xây dựng nhà ở cho các đối tượng này.

(Lưu ý: đối với hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ gia đình có công với cách mạng, không thuộc đối tượng chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo).

Ngoài chính sách trên, các địa phương còn vận động xây dựng nhà Tình thương, nhà Đại đoàn kết, hỗ trợ vật tư sửa chữa nhà...

Việc hỗ trợ cho người nghèo về nhà ở và đất sản xuất là một công việc rất khó khăn, phức tạp vì nó liên quan tới rất nhiều bên liên quan: chính quyền địa phương, quyền lợi giữa người dân khác trong cộng đồng. Vì vậy đòi hỏi NVXHcần xây dựng được một loạt các hoạt động phải thực hiện: tiếp cận và xây dựng các mối quan hệ trong cộng đồng; giải thích cho các nhóm người nghèo hiểu được rõ dàng bản chất vấn đề mà họ đang vướng mắc qua đó tư vấn và giúp họ có những lựa chọn hợp lý hơn cả; điều quan trọng nhất là cần phải hỗ trợ về những nguồn thông tin cần thiết bởi với người nghèo vấn đề hạn chế rất lớn với họ chính là sự thông hiểu và tiếp cận với thông tin vô cùng hạn chế. Từ việc hỗ trợ về thông tin cho tới hỗ trợ việc hỗ trợ về cách thức tiếp cận, lựa chọn các giải pháp đến việc sở hữu

được dịch vụ xã hội này là một quá trình làm việc liên tục, không ngừng đòi hỏi chúng ta phải kiên trì, thúc đẩy tối đa sự tham gia và tạo quyền đi tới tăng năng lực cho họ.

Giới thiệu chương trình hỗ trợ đất cho người ngèo là người dân tộc thiểu số: + Mục đích: Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn nhằm mục đích cùng với việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo.

+ Đối tượng: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tại địa phương, có trong danh sách hộ nghèo do UBND xã quản lý tại thời điểm ngày 31/12/2006; sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp; chưa có đất ở, đất sản xuất hoặc thiếu đất sản xuất và có khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt.

+ Nguyên tắc:

Giao đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trực tiếp cho hộ gia đình thuộc đối tượng để sản xuất;

Việc hỗ trợ phải bảo đảm công khai, công bằng, dân chủ thông qua chính quyền và các tổ chức đoàn thể, tiến hành bình xét từ cơ sở thôn, ấp trên các quy định pháp luật và chính sách của Nhà nước;

Các hộ được hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt phải trực tiếp quản lý và sử dụng để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo.Trường hợp đặc biệt, khi hộ được hỗ trợ đất sản xuất có nhu cầu di chuyển đến nơi khác thì phải ưu tiên chuyển nhượng quyền sử dụng đất sản xuất và đất ở cho chính quyền địa phương để giao lại cho hộ đồng bào dân tộc nghèo khác;

+ Chính sách hỗ trợ:

Giao đất sản xuất cho hộ nghèo sử dụng ở những vùng còn có quỹ đất. Mức giao đất sản xuất tối thiểu một hộ theo quy định hiện hành của nhà nước. Căn cứquỹ đất cụ thể của từng địa phương, khả năng lao động và số nhân khẩu của từng hộ và khả năng của ngân sách địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét, quyết định giao đất sản xuất cho hộ đồng bào với mức cao hơn;

Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không theo quy định này, Nhà nước sẽ thu hồi không bồi hoàn để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số chưa có đất hoặc thiếu đất.

Qua những hoạt động ở trên cho thấy rằng, một trong những vai trò quan trọng nhất của NVXH ở trong dịch vụ hỗ trợ người nghèo tiếp cận với nhà ở và đất sản xuất chính là vai trò tham gia hoạch định chính sách và kết nối tài nguyên của NVXH. Muốn thực hiện những vai trò này đòi hỏi NVXH phải ngừng phấn đấu, học tập, trải nghiệm trong thực tiễn hàng ngày cùng với người nghèo, sống cùng, ăn cùng, ở cùng với họ; lắng nghe và thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề Công tác xã hội) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)