Được chăm sóc, đảm bảo sức khỏe và thông tin thường xuyên về sức là một trong những nhu cầu cần thiết cơ bản đối với người dân nói chung và người nghèo nói riêng. Nhưng thực tế cho thấy rằng các nhóm người nghèo ít có điều kiện để được tiếp cận với các dịch vụ thăm khám sức khỏe cơ bản chứ chưa dám nói đến là những dịch vụ thăm khám sức khỏe cao cấp và thường xuyên. Việc sáu tháng khám bệnh một lần hay 3 tháng khám thai cho phụ nữ đang mang bầu dường như cũng xa sỉ đối với người nghèo mà đặc biệt là nhóm người nghèo ở các vùng dân tộc thiểu số. Họ sống trong điều kiện cực kỳ khó khăn về kinh tế, về môi trường tự nhiên, về vốn hiểu biết xã hội nên càng khó khăn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho mình. Điều này làm cho người nghèo suy dinh dưỡng thường chiếm tỷ lệ cao, sức khoẻ nhanh giảm sút và khả năng kháng bệnh tật thấp. Vì vậy, việc hỗ trợ cho người nghèo thay đổi nhận thức, quan điểm xã hội của mình cũng như tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản thực sự là cần thiết và hữu ích. Từng bước hỗ trợ cho người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ thăm khám sức khoẻ cơ bản cho đến nâng cao, mà đặc biệt quan trọng chính là thay đổi tư duy cổ hủ của người nghèo là “sống chết có số", phó mặc cuộc sống, sức khỏe của mình cho thiên nhiên, cho số phận.
Song song với việc thay đổi tư duy, nhận thức cho họ thì các hoạt động phát triển dịch vụ khám chữa bệnh, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các vùng nghèo, đối với hộ nghèo ngày càng được chú trọng phát triển dưới nhiều hình thức như việc thiết lập các tổ, đội y tế lưu động đi khám, chữa bệnh, thực hiện các hoạt động phòng bệnh theo định kỳ ở các thôn, bản.
Thực hiện có hiệu quả chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ việc mua thẻ bảo hiểm y tế đối với những hộ cận nghèo; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo. Nghiên cứu chính sách việc hỗ trợ cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ em ở những cộng đồng nghèo; các đối tượng yếu thế và dễ bị tổn thương khác ở trong cộng đồng.
Tăng cường hơn nữa chính sách ưu đãi, thu hút đối với cán bộ y tế đang công tác ở những cộng đồng nghèo nhất làở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Ưu tiên đầu từ trước để đạt chuẩn cơ sở bệnh viện, trạm y tế ở các huyện, xã nghèo.
Những hoạt động này nhằm lối kéo được sự phát triển của các dịch vụ xã hội liên quan tới chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung và dành cho người nghèo nói riêng.
Hiện nay, các dịch vụ y tế để chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày nhiều và đa dạng: từ việc cung cấp dịch vụ thăm khám sức khỏe thông thường đến chất lượng cao; các dịch vụ thuộc sự quản lý của Nhà nước cho đến các dịch vụ tư nhân,NVXH thúc đẩy các nhóm người nghèo tham gia vào lập kế hoạch và tiếp cận các dịch vụ y tế là một trong những nguyên tắc cơ bản để hướng họ được tham gia lựa chọn và sử dụng dịch vụ này.
Vấn đề đáp ứng được nhu cầu này cho người nghèo là một sự khó khăn nhất định, do đó bên cạnh họ phải tự nỗ lực vươn lên, hướng tới đảm bảo được sức khỏe để tồn tại, sinh sống thì họ cũng rất cần nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng, trong đó sự trợ giúp từ các NVXH là một nhân tố quan trọng. Từ việc cung cấp thông tin, đến hướng dẫn lập kế hoạch cho tới giúp họ được sử dụng và thụ hưởng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe. Xây dựng các phòng CTXH trtong các bệnh viện của Nhà nước và tư nhân là một việc làm rất cần thiết hiện nay, thông qua phòng này NVXH sẽ dễ dàng được hỗ trợ và trực tiếp giúp đỡ cho người dân nói chung và người nghèo nói riêng khi họ đến khám chữa bệnh, hay chăm sóc sức khỏe. Bản thân NVXH được xem như là một bác sĩ xã hội, chúng ta có thể hỗ trợ cho họ về mặt tâm lý như: thăm hỏi sức khỏe, động viên khích lệ bệnh nhân và người nhà của họ cũng như cung cấp thông tin về tình hình khám chữa bệnh cho họ, đồng thời bản thân NVXH chính là cầu nối quan trọng, thân thiện giữa người bệnh với các bác sĩ thăm khám sứ khỏe, khi mà tâm lý của người bệnh thường cảm thấy không thoải mái để chia sẻ cùng. Thành lập các câu lạc bộ, các mô hình chăm sóc sức khỏe cho người dân tại cộng đồng có sự tham gia chính thức của đội ngũ NVXH cũng là một mô hình cần thiết, nhân dân ta từ xưa đã dạy rằng “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chúng ta không thể để mắc bệnh rồi mới đi chữa bệnh được mà đặc biệt là người nghèo cho nên đội ngũ NVXH tại cộng đồng chính là những tuyên truyền viên trực tiếp vận động và phổ biến cho người dân về các kiến thức chăm sóc sức, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Thực hiện có hiệu quả chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ cận nghèo; xây dựng chính sách
hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ việc cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ em nghèo ở địa bàn nghèo; Tăng cường hơn nữa chính sách ưu đãi, thu hút đối với cán bộ y tế công tác ở địa bàn nghèo. Ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở bệnh viện, trạm y tế ở các huyện, xã nghèo.
- Mục đích: Hỗ trợ người nghèo tiếp cận dịch vụ y tế khi ốm đau thuận lợi hơn, bình đẳng hơn; giảm thiểu khó khăn, rủi ro cho người nghèo.
- Phạm vi: Người thuộc gia đình hộ nghèo có trong danh sách quản lý ở cấp xã (ngoài các đối tượng được hỗ trợ mua thẻ BHYT theo quy định ở các chính sách khác như: trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng người có công, BTXH, người già từ đủ 80 tuổi...).
- Nội dung: Người nghèo được cấp thẻ BHYT theo mệnh giá quy định của
nhà nước trong từng thời kỳ; được khám chữa bệnh miễn phí khi ốm đau.
Các đối tượng này được quyền khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh và không phải đóng tiền tạm ứng khi nhập viện. Trường hợp người bệnh tự lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh (trái tuyến, vượt tuyến) hoặc khám, chữa bệnh theo yêu cầu thì phải thực hiện việc thanh toán viện phí theo qui định của Bộ Y tế.
- Quy trình cấp thẻ BHYT
+ Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố lập danh sách đối tượng người nghèo thuộc diện cấp thẻ BHYT gửi cơ quan BHXH cùng cấp;
+ Cơ quan bảo hiểm xã hội tổ chức cấp thẻ BHYT cho người nghèo theo trình tự, thủ tục, quy định của Pháp luật;
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế là cơ sở y tế có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh với tổ chức bảo hiểm y tế, bao gồm:
Trạm y tế xã và tương đương, nhà hộ sinh; Phòng khám đa khoa, chuyên khoa;
Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa.
Ngoài việc cấp thẻ BHYT người nghèo còn được các nguồn hỗ trợ khác về chăm sóc sức khỏe như: các đoàn y, bác sỹ tự nguyện khám và cấp thuốc miễn phí cho người nghèo tại địa phương; Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo; Hội chữ thập đỏ; vận động kế hoạch hóa gia đình; vận động tiêm chủng ngừa mở rộng;...