2. Kỹ năng lập kế hoạch giảm nghèo có sự tham gia của người dân
2.1. Quy trình lập kế hoạch giảm nghèo có sự tham gia
Kỹ năng lập kế hoạch giảm nghèo là quá trình NVCTXH hoặc cán bộ giảm nghèo sử dụng các công cụ giúp người dân tham gia thảo luận, đánh giá những khó khăn, trở ngại, các nguồn lực cần thiết; từ đó cùng với người dân đề ra những mục tiêu phát triển lâu dài, xác định những hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định đạt những mục tiêu phù hợp với định hướng phát triển KTXH của địa phương (thôn, bản, xã, phường).
Cần khẳng định rằng việc xây dựng kế hoạch giảm nghèo nói chung là khó khăn. Một kế hoạch giảm nghèo khả thi và mang tính bền vững cao phải đảm bảo phù hợp không chỉ với điều kiện tự nhiên mà còn trình độ dân cư tại chỗ. Việc xây dựng kế hoạch giảm nghèo là sự kế thừa và xử lý hàng loạt những thông số trước đó. Tính khả thi của kế hoạch giảm nghèo còn phụ thuộc vào việc kế hoạch đó có được người dân biết, thảo luận và nhất trí không. Một khi đã được đưa ra thảo luận và nhất trí ở cấp độ nhóm hộ và cộng đồng, dự án sẽ được người dân nắm bắt và thực hiện có hiệu quả trong các bước tiếp theo. Vậy nên, để có được dự án giảm nghèo hợp lý, NVXH cần sử dụng kết hợp nhiều kỹ năng, trong đó có kỹ năng lập
kế hoạch giảm nghèo, do vậy trong quá trình lập kế hoạch giảm nghèo cần có quá trình thảo luận giữa các hộ nghèo và NVXH.
Sau khi nắm được nhu cầu, xác định được những trở ngại của nhóm hộ nghèo, điều quan trọng là NVXH cần tổ chức và hỗ trợ nhóm gia đình này thực hiện các nhu cầu mà họ đang hướng tới và giải quyết những vấn khó khăn mà họ đang gặp phải. Để các chương trình giảm nghèo thực hiện có kết quả tốt, trước hết NVXH phải cùng người dân thực hiện được dự án giảm nghèo.
Một dự án giảm nghèo cần hội tụ các yếu tố sau đây:
+ Mục tiêu rõ ràng, có thể là những mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với những mục đích cần đạt được trong khoảng thời gian và không gian nhất định. Nếu không kế hoạch giảm nghèo sẽ khó mà thu được kết quả như mong muốn.
+ Cần chuẩn bị các điều kiện cần có để được mục tiêu như nguồn lực vốn, lực lượng lao động, nguồn lực vật tư. .
+ Kế hoạch công việc. Đó chính là tiến độ thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu của dự án giảm nghèo.
Dưới đây, là các bước xây dựng kế hoạch các hoạt động dự án giảm nghèo của NVXH cho các hộ nghèo theo phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia.
Bước 1: Phân tích thực tại của hộ gia đình
Khi tiến hành xây dựng kế hoạch giảm nghèo cho các hộ nghèo, điều đầu tiên là cần nắm vững thực trạng của hộ gia đình đó. Những vấn đề liên quan đến đói nghèo, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện.cần phải được tìm hiểu rõ ràng. Những tiềm năng về điều kiện tự nhiên, con người và các nguồn lực khác phải được xác định và cân nhắc.
Phân tích tình hình thực tại của hộ gia đình bao gồm các hoạt động chính như: thu thập thông tin, phân tích thông tin, xác định các vấn đề và những nguồn lực của hộ gia đình.
Thu thập thông tin: NVXH sử dụng công cụ vẽ sơ đồ cộng đồng, biểu đồ thời gian, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm.
Phân tích thông tin: Biểu đồ VENN, phân loại nghèo, biểu đồ lịch mùa vụ kết hợp với phân công lao động.
và gián tiếp trong quá trình thu nhập và phân tích.
Bước 2: Xác định các mục tiêu
Sau khi NVXH đã phân tích toàn diện tình hình của hộ gia đình bằng những công cụ có sự tham của người dân, phải xem xét và quyết định sẽ đạt được những thay đổi gì ở hộ gia đình thông qua việc thực hiện các chương trình hay dự án giảm nghèo. Các giải pháp đưa ra phải có những mục tiêu rõ ràng và khả thi. Muốn vậy cần tiến hành: tìm kiếm các giải pháp, nghĩa là phân biệt giữa các giải pháp kỹ thuật và các giải pháp phải có sự thay đổi về cơ chế như: chính sách về tín dụng, bao tiêu sản phẩm...,lựa chọn giải pháp, trong đó các giải pháp đưa ra cần phải thỏa mãn các yêu cầu phù hợp và được người dân chấp nhận, bảo đảm chắc chắn về mặt kỹ thuật tức là đã được kiểm nghiệm trong thực tế', phù hợp với chính sách quốc gia và các chính sách khác tại địa phương, có tính khả thi cao trong điều kiện và khuôn khổ của chương tình giảm nghèo của địa phương, nằm trong phạm vi trách nhiệm và năng lực của NVXH, xác định những mục tiêu, trong đó các mục tiêu đạt được cần định lượng tránh định tính, chung chung. Mục tiêu là cái đích để hộ gia đình phấn đấu và là tiêu chuẩn đánh giá tính hiệu quả của chương trình, kế hoạch giảm nghèo.
Bước 3: Xác định các hoạt động giảm nghèo
Các hoạt động giảm nghèo cần phải được thực hiện để hướng tới và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đây là cơ sở để cán bộ giảm nghèo xác định xem người dân sẽ cần đến những kiến thức và kỹ năng gì, chuyên gia giảm nghèo hoặc NVXH sẽ cung cấp được những thông tin gì; phải sử dụng phương pháp giảm nghèo nào; phải có những nguồn lực và những hỗ trợ gì của tổ chức giảm nghèo hoặc từ những cơ quan khác.
+ Xác định các hoạt động giảm nghèo cho các hộ gia đình sẽ được tiến hành: “làm cái gì?”
Xác định các hoạt động của dự án giảm nghèo là bước quan trọng nhất trong giai đoạn xây dựng kế hoạch cho dự án vì vậy cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức cho các hoạt động này giúp cho dự án có nhiều khả năng thành công hơn. Khi tiến hành thực hiện hoạt động này, nhất thiết phải có sự tham gia của các hộ dân và các bên liên quan, đặc biệt là mọi người tham gia cần thống nhất ý kiến cao. Hơn thế nữa, các hoạt động đưa ra luôn phải bám sát với những mục tiêu đã được
đề ra, kể cả căn cứ vào những nguồn lực và những trở ngại. Ví dụ vấn đề vay vốn tăng năng suất vật nuôi, chuyển đổi cây trồng trong nông nghiệp. Đây là hoạt độngcần thiết để hỗ trợ sản xuất cho các hộ nghèo, tuy nhiên cần lưu ý tình trạng nhiều hộ không biết hoặc không dám sử dụng vốn. Vậy nên, nguyên nhân dẫn đến thất bại của dự án giảm nghèo là khả năng tiếp cận các dịch vụ phát triển mới của người dân còn hạn chế.
Sau khi đã xác định được các hoạt động thì NVXH cùng với các hộ dân cần lên trình tự các hoạt động sao cho phù hợp với thực tiễn và đúng với trình tự công việc. Nếu sắp xếp được một trình tự hợp lý cho các hoạt động của dự án giảm nghèo sẽ tránh được những lãng phí về thời gian và nguồn lực. Tuy nhiên, nói như vậy cũng không có nghĩa là nhất thiết phải hết hoạt động này mới chuyển sang hoạt động khác mà đôi khi có thể có một số hoạt động cần phải được thực hiện tiến hành song song.
+ Xác định thời gian triển khai các hoạt động: “khi nào làm?”
Khi thực hiện việc lên kế hoạch cho dự án giảm nghèo thì NVXH giảm nghèo.Việc này được thực hiện sau khi đã sắp xếp các hoạt động của dự án theo trình tự. Điều này giúp cho việc dự đoán mỗi hoạ động sẽ được bắt đầu và hòan tất trong khuôn khổ những thuận lợi sẵn có (ví dụ như cơ sở vật chất, tài nguyên, nguyên vật liệu v.v.) và những trở ngại đã được xác định. Xác định thời gian cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát các hoạt động của dự án giảm nghèo trong quá trình thực hiện và kiểm tra công việc có tiến triển theo đúng thời hạn hay không. Và nếu không thì người thực hiện dự án sẽ phải có những điều chỉnh cần thiết.
+ Kế hoạch kinh phí cho từng hoạt động: “chi phí hết bao nhiêu?”
Việc chuẩn bị kế hoạch kinh phí cũng là khâu quan trọng trong việc lập kế hoạch của dự án giảm giảm nghèo. Nguồn kinh phí có thể có được từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước, các cơ quan hay tổ chứ trong nước hay nước ngoài. Nguồn kinh phí cũng có thể không có sẵn, do vậy NVXH cùng với các hộ dân phải ước tính được số tiền cần thiết và bàn cách thức để vận động bằng nhiều cách từ họ hàng của các hộ nghèo, người dân trong cộng đồng, các nhà hảo tâm, các tổ chức tài trợ tài trợ, trung ương, chính quyền địa phương. Điều cần lưu ý khi lập kế hoạch kinh phí bao giờ người lập kế hoạch dự án cũng phải tính đến mức độ trượt giá và có một
khoảng kinh phí dự phòng cho những hoạt động phát sinh trong quá trình thực hiện. Một khi chuẩn bị tốt được kế hoạch kinh phí sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho các hoạt động và khuyến khích được những người tham gia thực hiện dự án.
+ Cơ sở vật chất, điều kiện thực thi: “Điều kiện để thực hiện làm gì?”
Việc thực hiện bất kỳ một dự án nào cũng cần đỏi hỏi có cơ sở vật chất đủ điều kiện với nhiều loại phương tiện, thiết bị, nguyên vật liệu và các dịch vụ khác nhau và trong dự án giảm nghèo cũng cần có những yếu tố đó. Các hộ nghèo tham gia vào dự án giảm nghèo đều phải cùng nhau xác định những thứ cần thiết cho từng hoạt động. Ví dụ để phát triển chăn nuôi thì cần phải xây dựng chuồng trại, như vậy thì nguyên vật liệu đó mua ở đâu, hay đóng góp như thế nào, nguồn cây con ở đâu, ai hỗ trợ?,.. Vì vậy cần có kế hoạch thu xếp hợp lý và đầy đủ các yếu tố cơ sở vật chất cho từng hoạt động.
+ Nhân sự: “Ai sẽ là người tham gia vào dự án?
Lập kế hoạch dự án giảm nghèo sẽ không hoàn chỉnh nếu như thiếu phần chuẩn bị nhân sự để phân công trách nhiệm cho từng cá nhân thực hiện các hoạt động khác nhau. Người tham gia vào dự án là một thành viên trong gia đình hay tất cả các thành viên? Và ai sẽ làm công việc gì? Tất cả những điều đó cần phải có sự phân công rõ ràng. Tốt nhất, khi tiến hành hoạt động này, NVXH cần đảm bảo các hộ nghèo trong dự án phải thực sự tham gia. NVXH khi tiến hành lập kế hoạch cùng với các hộ dân phải luôn chú ý tới yếu tố tác động đến động cơ của những người thực hiện các hoạt động.Việc phân công phải đảm bảo đúng người, phù hợp với trình độ và năng lực. Để đảm nhận tốt công việc này thì điều quan trọng là phải tìm hiểu những kỹ năng và sở thích của mỗi thành viên trong các hộ gia đình tham gia dự án giảm nghèo.
+ Hệ thống công cụ, chỉ tiêu đánhn giá, theo dõi kiểm tra: “Làm thế nào để theo dõi đánh giá được các hoạt động?”.
Khi tiến hành xây dựng kế hoạch giảm nghèo thì nhất thiết phải xây dựng hệ thống công cụ, chỉ tiêu đánh giá, phương thức theo dõi kiểm tra.Vì dựa vào những công cụ này, người dân tham gia vào dự án và NVXH có thể theo dõi được tiến độ, sự thành công của dự án và kịp thời phát hiện những sai sót để chỉnh sửa.
Bước 4: Triển khai thực hiện kế hoạch giảm nghèo
đã được đưa ra trong bảns kế hoạch đã được thảo luận ở những giai đoạn trước. Ở giai đoạn này cần đảm bảo sự tham gia của các thành viên trong gia đình qua việc họ đã đăng ký trong bản cam kết thực hiện kế hoạch ở giai đoạn trước, NVXH cần triển khai, phối hợp các hoạt động, giám sát và lưu ý những hoạt động quan trọng.
Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu vật tư cần thiết như cây, con giống; nhân sự; triển khai các mô hình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của từng hộ gia đình. Việc thực hiện dự án giảm nghèo cần có sự tham gia tích cực của chủ hộ. Như đã nói ở trên, chủ hộ đóng vai trò quyết định trong việc vận động mọi thành viên tham gia thực hiện dự án, do vậy NVXH cần khuyến khích, động viên mọi thành viên tronng gia đình tích cực tham gia dự án giảm nghèo.
Bước 5: Theo dõi, giám sát và đánh giá dự án giảm nghèo
Các hoạt động giảm nghèo là việc làm không còn mới mẻ, thế nhưng để dự án giảm nghèo thực hiện đạt kết quả thì việc giám sát và theo dõi các hoạt động của NVXH là cần thiết. Tuy nhiên, NVXH không nên lập các thời biểu hoạt động chặt chẽ về thời gian vì người dân không có thói quen đúng giờ giấc. Một cuộc họp hoặc một buổi tập huấn bị muộn 1 giờ đến 2 giờ là chuyện bình thường. Do vậy, NVXH cần linh động trong việc theo dõi những tiến triển của dự án về thời gian. Thời gian thực hiện các hoạt động giảm nghèo có thể tính theo tháng, quý hoặc năm; việc đánh giá cũng cần chia ra nhiều giai đoạn với khoảng cách giữa các thời điểm đánh giá lúc đầu rất thưa, sau có thể dày hơn. Việc đánh giá nên theo phương pháp cùng tham gia, trong đó NVXH cần có những lời động viên, khích lệ kịp thời để người dân nói lên được suy nghĩ của mình.
Như vậy, việc xây dựng kế hoạch giảm nghèo cho các hộ gia đình đòi hỏi có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà quản lý các nhà lập chính sách với hộ dân và cán bộ địa phương. Do vậy mà NVXH cần lưu ý phát huy vai trò hướng dẫn và phân tích của mình để người dân, hộ dân lựa chọn và cân nhắc kế hoạch giảm nghèo tương thích và phù hợp với trình độ dân trí và điều kiện của gia đình.
Tùy theo từng địa bàn và điều kiện của từng vùng, có thể áp dụng tiến trình các bước cụ thể sau đây (Gồm 14 bước):
Bước 1: Thành lập ban nghiên cứu liên ngành với các thành viên phù hợp
Lựa chọn những người có năng lực và có trách nhiệm từ một số cơ quan liên quan. Có quyết định thành lập ban nghiên cứu để tăng tính pháp lý và tính trách
nhiệm trong quá trình thực hiện. Xác định rõ trách nhiệm của ban nghiên cứu và từng cá nhân. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện để bảo đảm tiến độ.
Bước 2: Xây dựng đề cương chi tiết
Giao cho một người hoặc nhóm chuẩn bị dự thảo. Tổ chức tọa đàm để hoàn thiện đề cương chi tiết.
Bước 3: Phân công các thành viên viết các chuyên đề
Đánh giá tình hình; xác định mục tiêu, chỉ tiêu; thiết kế nội dung hoạt động; cơ chế tạo nguồn lực; trách nhiệm và tổ chức thực hiện.
Bước 4: Tổ chức hội thảo tham vấn các chuyên đề
Tăng cường tọa đàm nhóm theo từng chuyên đề. Hội thảo tham vấn tất cả các chuyên đề. Chú trọng chất lượng tham vấn. Tạo được sự đồng thuận về những vấn đề cơ bản nhất.
Bước 5: Các thành viên hoàn thiện báo cáo chuyên đề
Chú ý các ý kiến phản hồi khác nhau về các vấn đề cụ thể để có sự lựa chọn hợp lý. Trân trọng những ý tưởng mới, sáng tạo, cách làm hay; khắc phục tính bảo thù, trì trệ.
Bước 6: Tổng hợp thành kế hoạch giảm nghèo của địa phương
Có thể áp dụng khung kế hoạch theo quy định hoặc truyền thống. Có thể sử dụng khung lôgic lập kế hoạch theo đầu ra. Nhóm các vấn đề theo tư duy lôgíc, theo chủ đề bao trùm. Sử dụng chuyên gia có kinh nghiệm tổng hợp.
Bước 7: Tổ chức hội thảo tham vấn rộng rãi với sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân
Tổ chức tọa đàm hẹp để chỉnh sửa chương trình/kế hoạch trước khi tổ chức hội thảo tham vấn trên diện rộng. Xác định rõ đối tượng cần tham vấn. Cung cấp