Kỹ năng biện hộ

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề Công tác xã hội) (Trang 80 - 82)

3. Kỹ năng làm việc với cộng đồng nghèo

3.3. Kỹ năng biện hộ

Biện hộ là một hoạt động chuyên môn của NVXH đối với cộng đồng khi họ thực hiên các hoạt động phát triển. Trong CTXH với cộng đồng, nhất là với những cộng đồng yếu thế (cộng đồng nghèo, cộng đồng sống ở các cùng khó khăn, xa xôi, hẻo lánh, cộng đồng các dân tộc thiểu số...), biện hộ là hoạt động cần thiết của NVXH để đảm bảo rằng các cộng đồng đó có thể tiếp cận và kiểm soát được các quyền và lợi ích hợp pháp mà pháp luật quy định.

Trên thực tế, các cộng đồng yếu thế thường bị “bỏ quên” bởi trong cộng đồng đó thường không có người đủ hiểu biết về chủ trương, chính sách, luật pháp quy định về quyên và lợi ích hợp pháp của họ, cũng như họ không hiểu các thủ tục pháp lý cần thiết để yêu cầu đáp ứng các lợi ích hợp pháp bắt đầu từ đâu và phải làm việc đó với những cơ quan, tổ chức nào. Bên cạnh đó, xét về mặt tâm lý xã hội nói chung, tiếng nói của các cộng đồng yếu thế ít được các cơ quan, tổ chức quan tâm. Do đó hoạt động biện hộ của NVXH trong CTXH với cộng đồng hết sức cần thiết, nhằm giúp cộng đồng tìm kiếm các nguồn lực, tạo ra sự thay đổi.

Để làm tốt vai trò là người biện hộ cho cộng đồng, NVXH cần thực hiện một số công việc như sau:

+ Tìm hiểu nhu cầu hợp pháp của cộng đồng.

+ Tìm hiểu các nguồn lực hiện có và tiềm năng của cộng đồng.

+ Nắm vững các quy định về chủ trương, chính sách, các chương trình, dự án...liên quan tới nhu cầu lợi ích hợp pháp cho người dân và cộng đồng.

+ Hướng dẫn người dân và cộng đồng hiểu biết các thủ tục pháp lý cần thiết và các bước đi cụ thế để họ có thể tiếp cận và kiểm soát được các nguồn và lợi ích hợp pháp.

+ Giới thiệu cho người dân và cộng đồng biết các cơ quan, tổ chức liên quan tới việc đáp ứng các nhu cầu hợp pháp của họ.

+ Cần có sự bố trí lịch làm việc cụ thể với các cơ quan chức năng có liên quan.

+ Các hoạt động biện hộ của NVXH đối với cộng đồng có thể được thực hiện theo các hình thức sau:

Thứ nhất, sau nghi nghiên cứu kỹ lưỡng về cộng đồng và đảm bảo các công việc cần thiết nêu trên, NVXH với tư các như một nhà tư vấn giúp cộng đồng hoàn

thiện các thủ tục pháp lý cần thiết và cộng đồng trực tiếp làm việc với các cơ quan chức năng để đạt việc đáp ứng các nhu cầu hợp pháp để các cơ quan này nghiên cứu giải quyết.

Hoạt động biện hộ thực hiện theo cách này có tác dụng rất tốt tới sự trưởng thành của cộng đồng. Trên thực tế cộng đồng được nâng cao năng lực hiểu biết về quy định pháp luật và được hướng dẫn các thủ tục cần thiết, rồi để tự họ trực tiếp gặp các cơ quan chức năng để đề đạt nguyện vọng, điều này đã làm cho họ mạnh dạn hơn, hiểu biết nội dung và cách thức làm viêc hơn rất nhiều.

Thứ hai, NVXH trực tiếp biện hộ giúp người dân và cộng đồng bằng các trực tiếp gặp và làm việc với các cơ quan chức năng để đề đạt việc đáp ứng nhu cầu hợp pháp cho cộng đồng sau khi đã nghiên cứ kỹ lưỡng về cộng đồng và đảm bảo các công việc nêu trên.

Với hình thức này thì nhu cầu hợp pháp của người dân và cộng đồng có thể đáp ứng nhanh hơn, nhưng sự trưởng thành của cộng đồng lại rất hạn chế, bởi họ không trực tiếp làm nên các hiểu biết về nội dung, cách thức tiến hành, các thủ tục cần thiết..., họ không có điều kiện để hiểu được nhiều.

Thứ ba, thông qua những người quen biết, có trách nhiệm ở các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội, NVXH nhờ họ quan tâm tới nhu cầu hợp pháp của người dân và cộng đồng say khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng những nhu cầu hợp pháp của người dân và cộng đông đó.

Như hình thức thứ hai, hình thức biện hộ theo cách thứ ba này có thể đáp ứng nhu cầu hợp pháp cho người dân và cộng đồng, nhưng cũng không làm thay đổi được nhiều về nhận thức, thái độ, hành vi của người dân và cộng đồng.

Có thể tham khảo quy trình biện hộ chi tiết sau đây:

Chuẩn bị biện hộ: NVXH tham gia biện hộ cần chuẩn bị các nội dung sau:

+ Biện hộ cho ai, vấn đề gì cần biện hộ, xác định được chắc chắn nhu cầu biện hộ, NVXH nên trao đổi bàn bạc với một số đồng nghiệp, những người có chuyên môn dựa vào các thông tin quan trọng liên quan đến người nghèo, hộ nghèo. Trong một số trường hợp cần báo cáo với người lãnh đạo;

+ NVXH phải nắm bắt được các văn bản pháp lý liên quan đến người nghèo, hộ nghèo;

+ Quyền lực nằm ở đâu? có nghĩa là phải tìm hiểu xem ai sẽ là người có sức mạnh làm thay đổi vấn đề;

+ Cách thức tiếp cận thực hiện biện hộ như thế nào để quá trình biện hộ đảm bảo thành công;

+ Nghiên cứu, thu thập thông tin, nhu cầu người nghèo, hộ nghèo và cơ sở cung cấp dịch vụ;

+ Xác định cách thức tiếp cận cơ sở cung cấp dịch vụ: nghiên cứu và tìm cách tiếp cận phù hợp với cơ sở cung cấp dịch vụ;

+ Thực hiện các công việc chuẩn bị hành chính khác như hẹn gặp, chuẩn bị tài liệu, liên hệ địa điểm, mời họp...).

Thực hiện biện hộ:trong giai đoạn này, người biện hộ đến gặp người nghèo,

gia đình nghèo, tổ nhóm tương trợ để thu thập thông tin. Đồng thời đi gặp các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm để chuyển tải ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu của họ đến với nơi có thể giải quyết được.

Theo dõi và lượng giá biện hộ:sau khi vấn đề đã được nêu, các nhu cầu,

nguyện vọng của người nghèo, gia đình nghèo được chuyển đến những nơi cần đến, công việc của người biện hộ chưa dừng lại mà phải tiếp tục nắm rõ những nhu cầu, các quyền của người nghèo, gia đình nghèo đã được đáp ứng chưa. Vấn đề này có kế hoạch theo dõi và lượng giá. Người biện hộ luôn thường xuyên liên hệ với những nơi đã đề đạt yêu cầu để biết thêm thông tin và thông báo cho người nghèo, gia đình nghèo về việc thực hiện những nhu cầu chính đáng của họ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề Công tác xã hội) (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)