Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề Công tác xã hội) (Trang 42 - 46)

tốt hơn trong các hoạt động hỗ trợ và cung cấp các dịch xã hội cho hộ nghèo. Nhiều mô hình dịch vụ hỗ trợ người nghèo, nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (người già, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,...) dựa vào cộng đồng được hình thành phát triển có hiệu quả, có khả năng nhân rộng.

Người nghèo và cộng đồng nghèo thường khó khăn toàn diện cả về các khía cạnh như: kinh tế, thông tin, mối quan hệ xã hội và kiến thức. Cho nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các văn bản, chính sách, cũng các dịch vụ hỗ trợ pháp lý khác. Việc hỗ trợ và thúc đẩy các dịch vụ pháp lý đến được với người nghèo và tác động trực tiếp nhằm thay đổi được cuộc sống của họ là vai trò cần trực tiếp và quan trọng đối với các NVXH. Điều này đòi hỏi NVXH không những giỏi về kiến thức, kỹ năng và độ nghề nghiệp mà cũng cần phải có những hiểu biết nhất định vê tính đa dạng của văn hóa cùng miền, có những hiểu biết sâu sắc về các văn bản, chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như các dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho người dân nói chung va người nghèo nói riêng.

Người nghèo thường có tâm lý ngại, e sợ khi tiếp cận với chính quyền địa phương, khi nói về hoàn cảnh của mình, thực tế cho thấy họ ít có khả năng để đưa ra những biện minh cho mình nhằm nhận được những hỗ trợ từ chính quyền, và xã hội. Việc hỗ trợ cho người nghèo được tiếp cận với các chính sách công của Nhà nước, các dịch vụ trợ giúp về mặt pháp lý để họ được thu hưởng và phát huy vai trò của mình trong cộng đồng là rất cần thiết, người nghèo được quyền tham gia ý kiến, phát biểu và xây dựng vào quá trình phát triển của địa phương nói riêng và đất nước nói chung. Trực tiếp để người nghèo tham gia chính là qua trình tham khảo ý kiến thiết thực nhất, đánh giá đúng nhất nhu cầu thiết thực và vấn đề của họ. Dẩn bảo được sự tham gia của toàn dân, toàn quân và toàn xã hội.

Thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.8là trách nhiệm và nhiệm vụ rất quan trọng của các ngành, các cấp chính quyền và cũng là nhiệm vụ của NVXH:

+ Mục đích: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo, góp phần bảo đảm công lý và công bằng cho người nghèo trong việc tiếp cận với pháp luật; nâng cao hiểu biết pháp luật cho người nghèo để họ thực hiện pháp luật, tham gia

phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, thực hiện dân chủ ở cơ sở.

+ Đối tượng: Người nghèo; Đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

+ Nội dung chích sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo:

Thực hiện hỗ trợ pháp lý trực tiếp cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo;

Tăng cường năng lực cho các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, Tư pháp xã, Tổ hòa giải để trực tiếp thực hiện hỗ trợ pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo.

+ Các hoạt động để thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý:

Các hoạt động hỗ trợ pháp lý trực tiếp cho người nghèo: Cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí;

Tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động về các xã thuộc các huyện nghèo để cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí;

QĐ 52/2010/QĐ-TTg, 18/8/2010, của Thủ tướng Chính phủ, về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào DTTS tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 - 2020.

Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý để giải quyết những vướng mắc pháp luật cung cấp thông tin pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật;

Tổ chức sinh hoạt các tổ hòa giải để giải quyết các tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư;

Phổ biến, giáo dục và truyền thông pháp luật; Truyền thông về trợ giúp pháp lý;

Tổ chức thực hiện các hoạt động đăng ký khai sinh, chứng thực và các công tác Tư pháp - Hộ tịch khác.

Tăng cường năng lực tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, Tổ viên tổ hòa giải và cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã:

Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ và cung cấp tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã;

Hỗ trợ cho cán bộ làm việc tại Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý; Hỗ trợ kinh phí đào tạo trung cấp luật cho cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.

+ Cơ chế nhân lực và tài chính bảo đảm thực hiện chính sách: Về nguồn nhân lực:

Ưu tiên lựa chọn cán bộ tham gia các hoạt động tăng cường năng lực là người đang sinh sống tại địa bàn các xã thuộc các huyện nghèo, là đồng bào dân tộc thiểu số hoặc biết tiếng dân tộc thiểu số; chú trọng cán bộ nữ, cán bộ đã có kinh nghiệm trong các hoạt ðộng hỗ trợ pháp lý. Thu hút già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, những người có uy tín trong cộng đồng các tộc người tham gia làm Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

Về nguồn vốn:

Ngân sách trung ương: nguồn vốn từ Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và hỗ trợ từ các dự án hợp tác quốc tế, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có) để hỗ trợ thực hiện. Các nguồn vốn này được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Quỹ Trợ giúp pháp lý Việt Nam;

Ngân sách địa phương bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, biên chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị là việc cho Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước ở các Huyện.

BÀI 3

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI NGHÈO, HỘ NGHÈO Mã số: MĐ 20_B03

Giới thiệu:

Đây là bài rất quan trọng trong mô đun, cung cấp những kiến thức rất cần thiết cho công tác xã hội với người nghèo và hộ nghèo.

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được tiến trình công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm với người nghèo, hộ nghèo;

- Kỹ năng:

+ Trợ giúp và tham vấn cho các đối tượng trong việc giải quyết các vấn đề của bản thân, gia đình họ;

+ Truyền thông về các chương trình tín dụng và hỗ trợ đối tượng tiếp cận dịch vụ tín dụng.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực tham gia vào các hoạt động trợ giúp các đối tượng.

Nội dung chính:

Một phần của tài liệu Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề Công tác xã hội) (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)