Tạo bước đột phá trong công tác giáo dục pháp luật tiến tới xã hội hoá sâu rộng hoạt động giáo dục pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương (Trang 91 - 94)

cầu về chỉ đạo quá trình giáo dục pháp luật sao cho:

3.3.4. Tạo bước đột phá trong công tác giáo dục pháp luật tiến tới xã hội hoá sâu rộng hoạt động giáo dục pháp luật.

hội hoá sâu rộng hoạt động giáo dục pháp luật.

Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin và truyền thông đã đề cập nhiều đến cụm từ “xã hội hoá” và cũng có nhiều bài viết tranh luận về khái niệm và cách sử dụng cụm từ này trong tiếng Việt. Ở đây, luận văn đề cập đến vấn đề xã hội hoá theo ý nghĩa là việc huy động các cá nhân, tổ chức, cộng đồng xã hội tham gia làm các công việc không cần thiết phải do cơ quan nhà nước thực hiện. Như vậy, xã hội hoá có thể triển khai thực hiện dưới các hình thức, mức độ khác nhau: Nhà nước chuyển toàn bộ công việc đó gồm cả việc thực hiện và quản lý xã hội; Nhà nước huy động các cá nhân, tổ chức làm công việc đó, nhà nước chỉ giữ vai trò quản lý; Nhà nước nắm giữ vai trò chủ đạo nhưng huy động các cá nhân, tổ chức, cộng đồng tham gia một số công đoạn trong công việc đó.

Với ý nghĩa đó, xã hội hoá hoạt động giáo dục pháp luật là việc huy động các cá nhân, tổ chức, cộng đồng trong xã hội tham gia thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật. Như trên đã phân tích, hiệu quả của hoạt động giáo dục pháp luật được đánh giá chủ yếu trên các tiêu chí xác định kết quả như: sự thay đổi trong hiểu biết, tri thức pháp luật; sự thay đổi trong thái độ, tình cảm, niềm tin vào pháp luật; sự thay đổi trong hành vi ứng xử theo pháp luật. Có thể thấy đây là những tiêu chí “định tính”, “dài hạn”. Vì vậy, để đạt được mục đích và đánh giá đúng hiệu quả về “chất”, hoạt động giáo dục pháp luật cần có một quá trình triển khai thực hiện lâu dài với các chi phí đầu tư cho các nguồn lực rất lớn. Nhà nước là chủ thể thực hiện nhưng không đủ điều kiện và nguồn lực để thực hiện toàn bộ khối lượng công việc đặt ra cho hoạt động giáo dục pháp luật một cách hiệu quả. Trong khi đó, nhiều nguồn lực của nhân dân, của xã hội chưa được huy động. Do đó, đối với hoạt động giáo dục pháp luật việc nhà nước phải chuyển một phần công việc cho xã hội để huy động và tận dụng các nguồn lực trong xã hội là cần thiết.

Bên cạnh đó, mục đích của hoạt động giáo dục pháp luật là hình thành nhận thức mới về pháp luật và nâng cao kiến thức pháp luật cho tất cả mọi đối tượng, củng cố lòng tin của mọi người trong xã hội vào pháp luật và thái độ thực hiện nghiêm minh pháp luật, đưa pháp luật đến với mọi người để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống. Xét cho cùng thì đối tượng thụ hưởng kết quả của hoạt động giáo dục pháp luật là cá nhân, tổ chức trong xã hội, chính vì thế, hoạt động giáo dục pháp luật sẽ đạt được hiệu quả nếu nó được thực hiện bởi chính các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Mặt khác, xã hội hoá hoạt động giáo dục pháp luật cũng nhằm khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của pháp luật trong đời sống xã hội. Mọi công dân có quyền và nghĩa vụ đối với việc nắm bắt và hiểu biết pháp luật. Chính vì thế, giáo dục pháp luật không chỉ là công việc của một cơ quan, bộ phận riêng biệt nào đó, mà nó là công việc của

các công dân, tổ chức trong xã hội; hoặc nó có thể được giao cho một cơ quan, bộ phận cụ thể, nhưng các đối tượng, cơ quan khác phải phối hợp tham gia trong quá trình thực hiện. Như vậy, để đạt được hiệu quả theo yêu cầu, xã hội cần phải tiếp nhận những nhiệm vụ mới, tham gia vào hoạt động giáo dục pháp luật trong đó có thể tham gia đảm nhận một phần vào việc quản lý hoạt động giáo dục pháp luật.

Công tác xã hội hoá hoạt động giáo dục pháp luật cần tiến hành trên một số lĩnh vực sau:

- Nhà nước có thể giao cho các cá nhân, tổ chức, cộng đồng như tổ dân phố, các trung tâm tư vấn pháp luật, đội ngũ sinh viên, học sinh trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục pháp luật,…

- Nhà nước huy động nguồn vốn của cá nhân, tổ chức trong xã hội để tạo cơ sở vật chất thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật. Đồng thời, cần có chính sách thuế hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong các hoạt động cung cấp trang thiết bị, in ấn tài liệu, sách pháp luật,…

- Xã hội có thể tham gia công tác quản lý hoạt động giáo dục pháp luật thông qua các ý kiến phản ánh, phản hồi về việc triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật trên địa bàn, về kết quả đạt được, về tình hình chấp hành pháp luật ở địa phương,…

Ngoài ra, xã hội hoá còn có thể được hiểu là quá trình gắn với quá trình phát triển cá nhân, là quá trình con người học tập, tiếp thu và tuân theo các quy phạm của cộng đồng, trở thành một thành viên được xã hội công nhận. Với ý nghĩa này, hoạt động giáo dục pháp luật cần có sự nghiên cứu, xây dựng nội dung phổ biến, giáo dục cho phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng nhằm đảm bảo được mục đích hoạt động; đảm bảo đối tượng hiểu và thực hiện theo pháp luật.

Phát huy, nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật. Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức cấu thành hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật. Hình thành nhóm nòng cốt về phổ biến, giáo dục pháp luật tại các khu dân cư bao gồm các cán bộ đoàn thể ở cơ sở, tổ trưởng dân phố, hoà giải viên, những người có uy tín trong cộng đồng. Thành lập các nhóm thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật và vận động nhân dân chấp hành pháp luật.

Hạt nhân của công tác giáo dục pháp luật trước hết phải là những người có kiến thức và hiểu biết pháp luật cũng như chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình, tận tâm với công tác đưa pháp luật đến với cán bộ, nhân dân. Để xây dựng được lực lượng này đòi hỏi sự đầu tư lâu dài về thời gian, về kinh phí,… trong đó đặc biệt quan tâm đến việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về nghiệp vụ giáo dục pháp luật. Bên cạnh đó, vì đối tượng đông đảo nhất cần được giáo dục pháp luật là mọi tầng lớp nhân dân, chính vì vậy, phải kết hợp công tác giáo dục pháp luật với phong trào vận động quần chúng tham gia

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương (Trang 91 - 94)