Thực trạng công tác giáo dục pháp luật đối với phụ nữ:

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương (Trang 61 - 63)

cầu về chỉ đạo quá trình giáo dục pháp luật sao cho:

2.2.4.1. Thực trạng công tác giáo dục pháp luật đối với phụ nữ:

Phụ nữ Việt Nam là một lực lượng xã hội hùng mạnh (chiếm trên 50% dân số cả nước) có truyền thống vẻ vang, đã và ngày càng khẳng định vị trí then chốt của mình trong gia đình và xã hội,... Vì thế, việc nâng cao trình độ pháp luật cho phụ nữ là việc làm quan trọng và cần thiết, góp phần ngăn chặn hoặc giảm bớt vi phạm pháp luật, bảo vệ và không ngừng nâng cao địa vị của người phụ nữ trong xã hội.

Trên địa bàn thành phố Hải Dương, Hội liên hiệp Phụ nữ thành phố được thành lập bao gồm 24 đầu mối cơ sở (21 Hội liên hiệp Phụ nữ phường, xã và 3 đơn vị trực thuộc) với tổng số trên 30.000 hội viên. Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã chú trọng phổ biến, tuyên truyền những kiến thức cơ bản về pháp luật liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của phụ nữ và trẻ em, hôn nhân và gia đình, quyền bình đẳng nam nữ trên mọi lĩnh vực, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; an toàn lao động, vệ sinh lao động; bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Bên cạnh việc sử dụng các hình thức giáo dục pháp luật cho nhân dân nói chung, thì việc giáo dục pháp luật cho phụ nữ nói riêng cũng tập trung vào một số hình thức: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh),

sinh hoạt của tổ chức Hội phụ nữ, qua các loại hình câu lạc bộ cũng là hình thức nâng cao kiến thức pháp luật cho chị em phụ nữ.

Để tăng cường hơn nữa công tác giáo dục pháp luật cho phụ nữ, thực hiện chương trình phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ, Phòng Tư pháp cùng với Liên hiệp phụ nữ thành phố đã ký kết chương trình phối hợp trợ giúp pháp lý cho phụ nữ trên địa bàn nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho chị em phụ nữ, tăng cường sự phối hợp giữa ngành Tư pháp và Hội liên hiệp phụ nữ trong việc phát triển, mở rộng nội dung, hình thức giáo dục pháp luật cho phụ nữ, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của từng bên trong việc thực hiện công tác giáo

dục pháp luật. Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả thực tế của chương trình phối hợp, mỗi bên đều cần phải có lực lượng cán bộ có trách nhiệm và được phân công chuyên trách theo dõi tổ chức thực hiện cũng như phải có kinh phí, phương tiện hoạt động thường xuyên.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương (Trang 61 - 63)