Kết hợp chặt chẽ xây dựng pháp luật, giáo dục pháp luật với thực hiện pháp luật; kết hợp giáo dục pháp luật với công tác giáo dục chính

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương (Trang 94 - 95)

cầu về chỉ đạo quá trình giáo dục pháp luật sao cho:

3.3.5. Kết hợp chặt chẽ xây dựng pháp luật, giáo dục pháp luật với thực hiện pháp luật; kết hợp giáo dục pháp luật với công tác giáo dục chính

3.3.5. Kết hợp chặt chẽ xây dựng pháp luật, giáo dục pháp luật với thực hiện pháp luật; kết hợp giáo dục pháp luật với công tác giáo dục chính thực hiện pháp luật; kết hợp giáo dục pháp luật với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hoá truyền thống.

Có giáo dục pháp luật tốt thì pháp luật được ban hành mới đi vào được cuộc sống. Vì vậy, để hoạt động giáo dục pháp luật đạt hiệu quả tốt thì điều đầu tiên là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chủ yếu là luật, pháp lệnh tương đối đầy đủ, toàn diện điều chỉnh mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, quốc phòng, an

ninh, đối ngoại,… đảm bảo sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.

Để người dân không chỉ biết pháp luật, hiểu pháp luật mà quan trọng hơn là "sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" thì chỉ tiến hành giáo dục pháp luật thôi chưa đủ. Công tác này phải được kết hợp chặt chẽ với việc tổ chức thực hiện pháp luật, với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hoá truyền thống. Thực tế cho thấy khi pháp luật được thực hiện nghiêm túc, kỷ cương được giữ vững sẽ tạo được niềm tin vào pháp luật, đây là một điều kiện rất quan trọng để nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân. Để làm được việc này, trong quá trình triển khai công tác giáo dục pháp luật, cần có sự phối hợp giữa cơ quan bảo vệ pháp luật như Toà án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Công an, Cơ quan tư tưởng - văn hoá và các đoàn thể xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương (Trang 94 - 95)