Về cơ chế, phương thức thực hiện

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương (Trang 89 - 90)

cầu về chỉ đạo quá trình giáo dục pháp luật sao cho:

3.3.2. Về cơ chế, phương thức thực hiện

Xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp hoạt động giáo dục pháp luật trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao nhằm phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức; nâng cao vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền, đặc biệt là ở cơ sở trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật.

- Đối với cấp tỉnh: Tập trung hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động giáo dục pháp luật đến tận cơ sở. Để hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn đạt hiệu quả cao, ngoài việc chủ động, kịp thời, thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn triển khai công tác giáo dục pháp luật theo kế hoạch chung, cần chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ công tác giáo dục pháp luật (hướng dẫn việc tổ chức, xây dựng lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; xây dựng các đề cương tuyên truyền luật,...); chỉ đạo, hướng dẫn áp dụng các hình thức, biện pháp giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn khác nhau; chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các quan hệ phối hợp, các hoạt động kiểm tra. Ngoài ra, khi có những đợt sinh hoạt pháp lý quan trọng, đột xuất, hoặc xuất phát từ yêu cầu phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của địa phương cần xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp và hướng dẫn, chỉ đạo thành phố, thị xã, các huyện và các phường, xã, thị trấn triển khai thực hiện.

Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục pháp luật là yếu tố vừa đảm bảo tính định hướng chung, vừa tạo điều kiện để các cấp, các ngành phát huy tính chủ động, sáng tạo trong xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện ở từng địa bàn, từng đối tượng.

- Đối với thành phố: là nơi trực tiếp triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục pháp luật, vì vậy phải sâu sát cơ sở. Ở mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi địa phương có những đặc thù riêng, điều kiện riêng nên để thực hiện có hiệu quả kế hoạch công tác giáo dục pháp luật tránh hình thức thì vấn đề sâu sát cơ sở là yếu tố rất quan trọng. Bởi vì chính từ cơ sở, mỗi nơi có cách làm riêng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, phong tục, tập quán và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân địa phương sẽ đem lại hiệu quả thiết thực nhất. Có sâu sát cơ sở mới kịp thời phát hiện cái mới phát sinh từ nhu cầu thực tế để đúc rút kinh nghiệm, xây dựng mô hình làm điểm cho các cơ quan, đơn vị khác, nhân diện rộng, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại và khó khăn để cùng tháo gỡ, khắc phục. - Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục pháp luật. Hoạt động giáo dục pháp luật không chỉ là nhiệm vụ của ngành Tư pháp mà còn là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội. Vì vậy, tăng cường ký kết các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch song phương, đa phương về giáo dục pháp luật để phát huy thế mạnh, tiềm lực về con người, cơ sở vật chất của các bên liên quan. Đồng thời, cũng là để phân định rõ được trách nhiệm của các bên trong thực hiện giáo dục pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương (Trang 89 - 90)