Tăng cường, phát huy vị trí, vai trò của cơ quan Tư pháp trong hoạt động giáo dục pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương (Trang 96 - 100)

cầu về chỉ đạo quá trình giáo dục pháp luật sao cho:

3.3.7.Tăng cường, phát huy vị trí, vai trò của cơ quan Tư pháp trong hoạt động giáo dục pháp luật.

hoạt động giáo dục pháp luật.

Hoạt động giáo dục pháp luật là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội, trong đó cơ quan Tư pháp được giao nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân quản lý thống nhất công tác giáo dục pháp luật và làm đầu mối phối hợp triển khai các hoạt động giáo dục pháp luật, đồng thời là cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp.

Trong thời gian tới, để làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình cũng như vai trò cơ quan Thường trực Hội đồng, các cơ quan Tư pháp cần:

- Chủ động tham mưu, đề xuất chương trình, kế hoạch giáo dục pháp luật cho từng thời kỳ phù hợp với nhiệm vụ chính trị của trung ương, tỉnh và thành phố, kế hoạch công tác của ngành và nhu cầu hiểu biết pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn, đề xuất các biện pháp triển khai kế hoạch, chương trình đó;

- Chủ động đề xuất, xây dựng các mối quan hệ phối hợp với các thành viên Hội đồng, giữa các cơ quan, tổ chức khác thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật (xây dựng các văn bản hướng dẫn triển khai công tác giáo dục pháp luật; phối hợp ra các văn bản liên tịch trong đó trách nhiệm của mỗi bên, trách nhiệm phối hợp giữa các bên được quy định cụ thể; nội dung, hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng được giáo dục); tổ chức các phiên họp giao ban; kiểm tra tình hình thực hiện công tác giáo dục pháp luật trên địa bàn; biên soạn tài liệu; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục pháp luật; sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động;

- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện giáo dục pháp luật; đi sâu, đi sát thực tế cơ sở để có biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn phù hợp.

KẾT LUẬN

Hoạt động giáo dục pháp luật với mục đích nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tự giác chấp hành pháp luật, tình cảm pháp luật cho cán bộ và nhân dân luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, là một trong những nhiệm vụ quan trọng được ghi nhận trong nhiều văn kiện của Đảng, văn bản của Nhà nước. Đặc biệt, từ khi Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền thì hầu hết các Nghị quyết của các lần Đại hội, cũng như các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương đều đề cập và khẳng định tính chất quan trọng của công tác giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân. Sự khẳng định đó cũng được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước, từ Hiến pháp đến các bộ luật, luật và các văn bản dưới luật.

Yêu cầu nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của công dân là đòi hỏi khách quan, là điều không thể thiếu được trong một xã hội ổn định, phát triển, tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá, văn minh, hội nhập với khu vực và thế giới. Mặc dù trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân, nhưng so với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quản lý xã hội bằng pháp luật thì hiện nay ý thức pháp luật của toàn xã hội cũng như từng thành viên trong cộng đồng nhìn chung còn chưa tương xứng. Nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân đang là vấn đề có tính cấp bách, nếu không được toàn xã hội quan tâm, có kế hoạch, biện pháp giải quyết thoả đáng sẽ gây ra những yếu tố cản trở sự tiến bộ của xã hội, tác động xấu đến sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Giáo dục pháp luật với vị trí không chỉ là khâu đầu tiên mà còn tiếp tục trong cả quá trình thi hành pháp luật, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí pháp lý cho các tầng lớp nhân dân, là vấn đề có ý nghĩa lâu dài cho việc cải thiện tình hình thi hành pháp luật. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật cần được coi là

yêu cầu quan trọng trong việc nâng cao ý thức pháp luật cho cộng đồng. Đã đến lúc phải có bước đi mạnh mẽ hơn, có trọng tâm, trọng điểm hơn trong kế hoạch tổng thể về công tác giáo dục pháp luật thể hiện bằng các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật, để hoạt động này đạt hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Việc xây dựng các giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật với yêu cầu chặt chẽ về mục tiêu, hiệu quả kinh tế - xã hội, lộ trình thực hiện cụ thể không chỉ tạo bước đổi mới căn bản trong phương thức tổ chức thực hiện mà còn góp phần làm thay đổi nhận thức, quan niệm về tính chất, cách thức thực hiện công tác này để giáo dục pháp luật thực sự đạt hiệu quả thiết thực, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu nâng cao dân trí pháp lý của cán bộ, nhân dân thành phố Hải Dương trong giai đoạn mới./.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương (Trang 96 - 100)