Thực trạng công tác giáo dục pháp luật đối với thanh thiếu niên:

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương (Trang 67 - 70)

cầu về chỉ đạo quá trình giáo dục pháp luật sao cho:

2.2.4.3. Thực trạng công tác giáo dục pháp luật đối với thanh thiếu niên:

niên:

Đoàn viên thanh niên chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số của thành phố, trong đó chủ yếu là học sinh, sinh viên và lao động trẻ.

Về tổ chức: tổng số cơ sở Đoàn trực thuộc Thành Đoàn gồm 64 cơ sở; 19 đầu mối tổ chức Hội liên hiệp thanh niên; 44 đầu mối tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong với tổng số trên 14.000 đoàn viên, hội viên. Ngoài ra, còn một lực lượng lớn đoàn viên thanh niên công tác trên địa bàn thành phố nhưng không trực thuộc Thành Đoàn thành phố và thanh niên lao động tự do.

Hiện nay, số lượng vị trẻ thành niên nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng phạm pháp đang tăng theo xu hướng trẻ hoá và mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng. Hiện tượng thanh thiếu niên tụ tập, tổ chức sử dụng ma tuý tổng hợp trong các nhà hàng, vũ trường, karaoke tiếp tục diễn ra, trong đó học sinh phổ thông tham gia khá nhiều. Theo báo cáo của Công an thành

phố, trong số đối tượng gây án, tỷ lệ học sinh, sinh viên chiếm 2,5%, trong đó có nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, như giết cha, giết bạn cùng lớp, giết cướp,... Qua đó, chúng ta có thể thấy được tình trạng đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay có nhiều bất ổn, từ ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật của nhà trường, một số hành vi lệch chuẩn về đạo đức (như bất kính với thầy cô, cha mẹ, vị kỷ, đua đòi) đến chấp hành pháp luật. Đó là hậu quả của sự giáo dục không đồng bộ giữa gia đình và nhà trường, giữa nhà trường và xã hội. Vì vậy, việc rèn luyện ý thức pháp luật ở bậc tiểu học và các bậc học tiếp theo phải có sự liên kết với nhau mới trang bị cho học sinh, sinh viên vốn hiểu biết về tầm quan trọng của pháp luật. Từ đó, các em có thể phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức pháp luật, phát huy vai trò nhân tố của con người và có thái độ ứng xử đúng đắn, phù hợp với các quy tắc đạo đức, quy tắc của xã hội. Với học sinh, sinh viên, ý thức pháp luật chính là ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật trong nhà trường và được hình thành, bồi đắp trong suốt quá trình học tập để từ đó có những nhận thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật.

Liên quan đến việc rèn luyện ý thức pháp luật trong nhà trường, ở bậc tiểu học, học sinh được học môn đạo đức, lên bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, học sinh sẽ được học môn giáo dục công dân và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên, sách giáo khoa dành cho các bậc học nói chung còn sử dụng khá nhiều ngôn ngữ mang tính hàn lâm, làm cho các em khó hiểu, khó tiếp thu. Đội ngũ giảng dạy bộ môn này còn thiếu về số lượng, năng lực của một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, chưa nắm bắt truyền đạt được những kiến thức cơ bản về pháp luật. Phương pháp giảng dạy mang nặng tính lý thuyết, yếu về thực hành và phương pháp trực quan sinh động. Chính từ đó, thầy cô vô tình "đóng khung" kiến thức của các em trong

một "mớ" những định nghĩa và ngôn từ đầy rắc rối làm cho bài học tẻ nhạt, nhàm chán vì khó hiểu.

Nhìn chung, các hoạt động giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên nên tập trung vào các nội dung:

- Trang bị những kiến thức pháp luật phổ thông cơ bản về Nhà nước và pháp luật Việt Nam, về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và một số kiến thức pháp luật liên quan mật thiết đến cuộc sống, học tập và lao động sau này của học sinh.

- Những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ trẻ em như Luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Luật giáo dục, Công ước Liên hợp quốc về quyền của trẻ em.

- Những nội dung pháp luật liên quan đến đời sống cộng đồng như: bảo vệ môi trường, an toàn giao thông đường bộ, phòng, chống ma tuý và tệ nạn xã hội.

- Những nội dung pháp luật liên quan đến lứa tuổi thành niên như: Luật Dân sự, Hôn nhân và Gia đình, Hình sự, Hành chính, quyền và nghĩa vụ về lĩnh vực kinh tế và lao động của công dân.

Công tác giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên được thực hiện thông qua các hình thức:

- Hoạt động văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt tập thể, phong trào của Hội Sinh viên, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh như tham gia giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ pháp luật, thanh niên xung kích, thanh niên tình nguyện,... để chuyển tải kiến thức pháp luật nhằm tác động và hình thành ý thức chấp hành pháp luật trong thanh thiếu niên.

- Thi tìm hiểu pháp luật với nhiều hình thức: thi viết trả lời câu hỏi, hái hoa dân chủ, thi tiểu phẩm,... với qui mô khác nhau.

- Thành lập các Câu lạc bộ Học sinh - Sinh viên với pháp luật, Câu lạc bộ Thanh niên xung kích phòng chống tệ nạn xã hội, Câu lạc bộ Tuổi trẻ với pháp luật,... Là nơi để học sinh, sinh viên giao lưu, học tập, trao đổi kiến thức pháp luật, nghe các chuyên gia nói chuyện về các chuyên đề pháp luật, đồng thời có thể đề đạt những suy nghĩ, kiến nghị của mình những vấn đề về pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thanh niên.

- Lồng ghép các nội dung kiến thức pháp luật trong các cuộc thi, buổi giao lưu, gặp gỡ giữa các trường, các cơ quan đơn vị để trao đổi, học hỏi lẫn nhau.

- Biên soạn, phát hành các tờ rơi, tờ gấp, các tài liệu tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến thanh thiếu niên phục vụ các đợt tuyên truyền theo chỉ đạo của trung ương và tỉnh.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)