Thực trạng công tác giáo dục pháp luật đối với nhóm doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương (Trang 70 - 76)

cầu về chỉ đạo quá trình giáo dục pháp luật sao cho:

2.2.4.4. Thực trạng công tác giáo dục pháp luật đối với nhóm doanh nghiệp:

nghiệp:

Là một trong 5 nhóm đối tượng được xác định trong các kế hoạch, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật. Công tác giáo dục pháp luật cho người quản lý, người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã đạt được một số kết quả nhất định. Về nội dung, ngoài những kiến thức pháp luật phổ thông cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, những nội dung pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh, lao động của người quản lý, người lao động được quan tâm phổ biến. Các hình thức giáo dục pháp luật chung được lựa chọn áp dụng, nhưng có thể thấy hình thức tư vấn pháp luật, biên soạn tài liệu, nói chuyện chuyên đề, cung cấp thông tin pháp luật qua sinh hoạt câu lạc bộ nghề nghiệp, các hiệp hội, diễn đàn,... là những hình thức có hiệu quả, phù hợp với đối tượng. Đội ngũ cán bộ Công

đoàn các cấp cũng đang đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần đưa pháp luật đến người lao động ở các doanh nghiệp.

Thực trạng hiện nay, hoạt động giáo dục pháp luật bước đầu cũng đã được các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước quan tâm. Nhiều công ty đã tích cực tổ chức các buổi giới thiệu văn bản pháp luật liên quan cho hàng nghìn lượt cán bộ, người lao động của công ty và các đơn vị trực thuộc. Nhiều doanh nghiệp đã đưa nội dung pháp luật về lao động vào chương trình tuyển dụng, đào tạo lao động.

Sau khi có Chỉ thị 02 và Quyết định 03 của Chính phủ, căn cứ vào yêu cầu và thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong công nhân lao động, Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã ban hành Công văn số 327/PL-TLĐ ngày 17/3/1998 về việc tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong hệ thống công đoàn trong đó có các doanh nghiệp từ năm 1998 đến năm 2003. Cùng với các văn bản hướng dẫn của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Liên đoàn lao động tỉnh, Liên đoàn lao động thành phố đã nghiên cứu, vận dụng vào điều kiện của mình để tổ chức triển khai hoạt động, tạo cơ sở cho sự phát triển công tác giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp.

Về tổ chức: Trên địa bàn thành phố có 99 tổ chức công đoàn cơ sở thuộc khối doanh nghiệp cả khu vực trong và ngoài nhà nước với tổng số 6.313 công nhân viên chức lao động, trong đó có 5.832 đoàn viên công đoàn. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật đã được hình thành từ Tỉnh xuống các cấp công đoàn.

Về nội dung, hình thức giáo dục pháp luật

Thời gian qua, các cấp công đoàn đã tiến hành tuyên truyền phổ biến kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới công nhân viên

chức, người lao động và doanh nghiệp, nhằm từng bước trang bị kiến thức pháp luật, giáo dục công nhân viên chức, người lao động nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đồng thời xác định rõ trọng tâm, trọng điểm trong nội dung giáo dục pháp luật cho phù hợp với từng thời gian, đối tượng công nhân viên chức, người lao động. Công tác tuyên truyền tập trung vào những nội dung liên quan trực tiếp đến công nhân viên chức lao động như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, các văn bản về cổ phần hoá, thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, pháp luật về hôn nhân gia đình, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, chế độ chính sách đối với lao động nữ và những chế độ chính sách liên quan tới quyền, nghĩa vụ của công nhân viên chức, người lao động và tổ chức công đoàn.

Các cấp công đoàn đã có những hình thức giáo dục pháp luật đa dạng và được thực hiện bằng nhiều biện pháp sinh động, phong phú.

Ngoài những hình thức giáo dục pháp luật như tuyên truyền miệng, tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các cấp Công đoàn Hải Dương đã đổi mới hình thức giáo dục thông qua việc tổ chức hội nghị tập huấn, hội thảo, phát hành tờ rơi, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật.

Thi tìm hiểu pháp luật là hình thức, biện pháp giáo dục pháp luật có hiệu quả được quan tâm triển khai thực hiện, thu hút đông đảo cán bộ công đoàn và công nhân viên chức, người lao động tham gia. Các cuộc thi tìm hiểu pháp luật được tổ chức với nhiều quy mô khác nhau và đạt được kết quả tốt. Điển hình là các cuộc thi: Thi tìm hiểu Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động; thi tìm hiểu pháp luật về lao động nữ, thi chọn hòa giải viên lao động giỏi,...

Việc biên soạn, phát hành tài liệu để phổ biến, giáo dục pháp luật được các cấp công đoàn đặc biệt quan tâm đẩy mạnh, nhất là các văn bản pháp luật mới liên quan đến cán bộ, công chức và người lao động. Nội dung của các văn bản pháp luật được biên soạn ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu với nhiều hình thức khác nhau như các tài liệu hỏi - đáp, tài liệu thông tin pháp luật, các loại tờ gấp, pa- nô, áp phích,...

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo hiểm lao động, về chế độ chính sách liên quan tới doanh nghiệp và người lao động đã được cấp phát tới người lao động. Nhiều doanh nghiệp đã kịp thời tuyên truyền những văn bản pháp luật mới ban hành trên hệ thống loa truyền thanh trong giờ nghỉ giữa ca và sau giờ làm việc giúp cho công nhân viên chức, người lao động hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, nêu cao trách nhiệm của cá nhân trong việc chấp hành pháp luật.

Thông qua công tác trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật

Nội dung hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn bao gồm hầu hết các lĩnh vực pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác, trong đó, chủ yếu là lĩnh vực lao động và công đoàn. Nhiều tổ tư vấn pháp luật tại cơ sở hoạt động có hiệu quả. Trung tâm tư vấn pháp luật của Công đoàn đã tư vấn cho các trường hợp là các tổ chức, cá nhân về các lĩnh vực lao động, công đoàn, hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính.

Thông qua công tác kiểm tra việc thi hành pháp luật: các cấp công đoàn cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan trong việc kiểm tra thi hành pháp luật, nhất là việc thực hiện Bộ Luật lao động và Luật Công đoàn trong các doanh nghiệp. Liên đoàn lao động thành phố đã phối hợp với Phòng Lao động, thương binh và xã hội thành phố kiểm tra việc thi hành pháp luật ở cơ sở. Ngoài ra còn phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với lao động nữ và công tác an toàn vệ sinh lao động.

Hoạt động giáo dục pháp luật còn được thực hiện thông qua một kênh khác nữa, đó là thông qua việc lấy ý kiến tham gia xây dựng pháp luật. Việc tham gia xây dựng pháp luật đã được triển khai theo hướng tập trung trí tuệ của đông đảo đoàn viên công đoàn, người lao động trong các doanh nghiệp. Qua đó, đã góp phần đưa nội dung của các văn bản pháp luật đến với người lao động, công nhân viên chức.

2.2.4.5.Thực trạng công tác giáo dục pháp luật đối với nhóm lực lượng vũ trang

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các đơn vị quốc phòng: nhìn chung, lực lượng vũ trang địa phương gồm 171 đầu mối cơ sở đã nghiêm túc quán triệt Chỉ thị số 02 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 785 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tới trên 6000 cán bộ, chiến sỹ, dân quân tự vệ, lực lượng vũ trang; xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể; tổ chức bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật đến các đơn vị cơ sở; tổ chức học tập nghiêm túc đầy đủ các nội dung quy định. Qua học tập, nhận thức và trình độ hiểu biết pháp luật của cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ được nâng lên, góp phần làm chuyển biến tích cực về tình hình chấp hành kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước, nhiều đơn vị tỷ lệ vi phạm đã giảm đáng kể. Các đơn vị Quân đội cùng với việc giáo dục pháp luật cho lực lượng bộ đội thường trực, đã phối hợp với cơ sở thực hiện tốt việc giáo dục pháp luật cho lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ, cho thanh niên, học sinh ở địa phương,...

Ngoài việc tổ chức học tập theo chương trình quy định, các đơn vị đã giáo dục pháp luật thông qua các hình thức thi tìm hiểu pháp luật, tổ chức các buổi giao lưu văn hoá- pháp luật, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, đã lồng ghép giáo dục pháp luật với việc thực hiện các phong trào thi đua. Đảng uỷ, Ban chỉ huy quân sự thành phố đã tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm công

tác giáo dục pháp luật, rèn luyện kỷ luật, tổng kết 5 năm thực hiện các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Quốc phòng về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,... qua hội nghị đã rút ra những bài học bổ ích về công tác này để đề xuất những chủ trương, biện pháp, chương trình, kế hoạch một cách phù hợp, thiết thực với các cơ quan, đơn vị trong Quân đội.

Hoạt động giáo dục pháp luật của các cơ quan, đơn vị tương đối tốt, có nền nếp, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác, tham mưu cho cấp uỷ, chỉ huy, đề ra chủ trương, biện pháp phù hợp, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nên đã đưa công tác giáo dục pháp luật của đơn vị vào nề nếp và có hiệu quả.

Công tác giáo dục pháp luật tại các các cơ quan, đơn vị Công an.

Trong những năm qua, Công an các cấp từ thành phố đến phường, xã (tổng số trên 400 cán bộ, chiến sỹ) đã có nhiều hình thức phong phú để giáo dục pháp luật như:

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ, chiến sỹ về các văn bản quy phạm pháp luật: Bộ luật hình sự, Luật phòng, chống ma tuý, Luật khiếu nại, tố cáo, Pháp lệnh chống tham nhũng, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí,... tổ chức tập huấn về công tác bắt, giam, giữ nhằm giúp cho cán bộ, chiến sỹ nhận thức đúng và thực hiện nghiêm minh nội dung của các văn bản này.

- Mở lớp đào tạo những kiến thức cơ bản về pháp luật, nghiệp vụ Công an phường, phó Công an phường, cán bộ bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.

- Phối hợp với các ngành, các cấp đẩy mạnh hoạt động giáo dục các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến an ninh trật tự cho nhân dân về trật tự an toàn giao thông, đấu tranh phòng chống tội phạm,…bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho cán bộ, chiến sỹ, nhân dân theo sự chỉ đạo của Tỉnh. Nội dung thi tìm hiểu những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy,... đã thu hút đông đảo cán bộ, chiến sỹ, nhân dân tham gia tìm hiểu pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương (Trang 70 - 76)