Đặc điểm của hoạt động giáo dục pháp luật và quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động giáo dục pháp luật ở đô thị.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương (Trang 40 - 42)

cầu về chỉ đạo quá trình giáo dục pháp luật sao cho:

1.2.Đặc điểm của hoạt động giáo dục pháp luật và quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động giáo dục pháp luật ở đô thị.

đối với hoạt động giáo dục pháp luật ở đô thị.

Đối với chính quyền địa phương nói chung và ở đô thị nói riêng, giáo dục pháp luật được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Uỷ ban nhân dân các cấp, trong đó có Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có trách nhiệm tổ chức việc thực hiện pháp luật trên địa bàn. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 quy định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Trong cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn, có vai trò chủ đạo và là đầu mối tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tổ chức giáo dục pháp luật.

Kể từ khi Bộ Tư pháp được tái lập lại năm 1981, theo Nghị định số 143/HĐBT ngày 22/11/1981 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các Phòng Tư pháp đã được thành lập. Trong những ngày đầu có nhiều khó khăn, các Phòng Tư pháp thông qua việc giúp Uỷ ban nhân dân trong việc giáo dục pháp luật đã có những đóng góp quan trọng cho sự điều hành, quản lý của chính quyền cấp huyện. Trong khoảng thời gian từ 1981 đến 2004, mặc dù có

sự biến động về tổ chức và cán bộ, nhưng nhiệm vụ giáo dục pháp luật trên địa bàn cấp huyện vẫn luôn luôn được xác định là một công tác mũi nhọn của cơ quan tư pháp. Từ khi các cơ quan tư pháp cấp huyện được kiện toàn theo Nghị định 62/CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp và Thông tư liên tịch số 04 ngày 05/5/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ. Sau khi có Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/08/2008 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp được thay bằng Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/04/2009 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương thì hoạt động giáo dục pháp luật trên địa bàn cấp huyện đã được tăng cường hơn. Tính đến hết tháng 4/2008, các phòng Tư pháp trên cả nước đã có hơn 2.400 cán bộ, góp phần tăng thêm năng lực cho đội ngũ làm công tác giáo dục pháp luật ở địa phương. Đây là lực lượng chủ chốt tổ chức thực hiện công tác giáo dục pháp luật ở cấp huyện.

Trước khi phòng Tư pháp được kiện toàn theo Thông tư 04, tuy tổ chức chưa ổn định nhưng công tác giáo dục pháp luật ở cấp huyện vẫn được Uỷ ban nhân dân chỉ đạo, nhất là những nơi không có Phòng Tư pháp. Một trong những sự kiện có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động giáo dục pháp luật là ngày 07/01/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành hai văn bản: Chỉ thị số 02/1998/CT-Ttg về việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ 1998 đến 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Từ thời điểm này, công tác giáo dục pháp luật đã được tiến hành theo một kế hoạch định kỳ dài hạn 5 năm. Phòng Tư pháp cấp huyện đã cùng với toàn ngành tư pháp phối hợp với

các cơ quan, tổ chức tích cực hướng dẫn chỉ đạo công tác giáo dục pháp luật theo tinh thần mới. Kết quả của việc thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 đã đánh dấu một bước tiến mới trong công tác giáo dục pháp luật trên địa bàn cấp huyện. Sau khi kết thúc Kế hoạch giai đoạn 1998 - 2002, ngày 17/01/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007. Từ khi Chương trình được ban hành, các tỉnh, thành phố và các quận, huyện, thị xã, thành phố đã chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm và 5 năm. Ngày 25/4/2008, Bộ Tư pháp và Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ đã tiến hành tổng kết Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 và triển khai Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 (Chương trình mới này được được ban hành kèm theo Quyết định số 37/2007/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ). Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX).

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương (Trang 40 - 42)