Đối tượng của giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương (Trang 46 - 48)

cầu về chỉ đạo quá trình giáo dục pháp luật sao cho:

1.2.3. Đối tượng của giáo dục pháp luật

Đối tượng ưu tiên trong hoạt động giáo dục pháp luật ở đô thị hiện nay được xác định là: cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; học sinh, sinh viên, những người sống trong điều kiện khó khăn, được các Nhà nước đặc biệt quan tâm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp để bảo đảm cho sự bình đẳng trước pháp luật của họ (phụ nữ, trẻ em,...).

Ngoài ra, còn có các đối tượng là công nhân viên chức lao động tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cán bộ, chiến sỹ thuộc các lực lượng vũ trang.

Đánh giá hiệu quả giáo dục pháp luật trên địa bàn đô thị nói chung

Thực hiện các văn bản của Trung ương và Tỉnh, công tác giáo dục pháp luật trên địa bàn đô thị nói chung đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là sau Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể luôn coi việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật là công việc của cả hệ thống chính trị. Trong đó cơ quan Tư pháp là lực lượng nòng cốt, có trách nhiệm tham mưu cho cấp ủy và chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước trong nhiệm vụ giáo dục pháp luật.

Chính quyền các cấp đã quan tâm đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, hướng dẫn nội dung giáo dục pháp luật phù hợp với tình hình của địa phương. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từng bước đổi mới phương pháp, hình thức tuyên truyền giáo dục như: tập trung theo từng chủ đề, có trọng điểm, theo từng nhóm đối tượng, sinh hoạt các câu lạc bộ được lồng ghép với nội dung tuyên truyền pháp luật trong các hoạt động văn hóa văn nghệ, hội họp ở khu dân cư một

cách sinh động người nghe dễ cảm động, tiếp thu, do vậy nhận thức của cán bộ, nhân dân về pháp luật được nâng cao.

Vai trò của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp được thể hiện rõ nét. Sự phối hợp công tác giữa các ngành, đoàn thể được quan tâm. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, kinh phí cho công tác giáo dục pháp luật và trang bị cơ sở vật chất cho hoạt động này từng bước được cải thiện.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)