Hình thức giáo dục pháp luật là các dạng hoạt động cụ thể để tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật. Hay có thể nói, hình thức giáo dục pháp luật thực chất là những hoạt động mà thông qua đó, chủ thể giáo dục pháp luật thực hiện công tác giáo dục pháp luật của mình. Như vậy, có thể hiểu hình
thức giáo dục pháp luật là tập hợp các mô hình tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật, bao gồm những hoạt động khác nhau được lặp đi, lặp lại; thông qua đó, chủ thể giáo dục pháp luật tiến hành hoạt động giáo dục pháp luật, chuyển tải nội dung giáo dục pháp luật bằng những phương pháp nhất định và hướng tới đạt được mục đích giáo dục pháp luật cho đối tượng giáo dục pháp luật.
Giáo dục pháp luật nói chung được thể hiện khá đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau, như dạy và học pháp luật trong các nhà trường, các cơ sở đào tạo luật; bồi dưỡng, tập huấn chuyên đề về nhà nước và pháp luật; giáo dục pháp luật qua tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật,...; giáo dục pháp luật qua hoạt động thực tiễn trên các lĩnh vực công tác, nhất là các hoạt động trên lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp; giáo dục pháp luật qua hệ thống thông tin pháp luật như công báo, bản tin pháp luật,...
Hình thức giáo dục pháp luật có thể được chia thành 2 loại chủ yếu (phổ biến, đặc thù) sau đây:
-Các hình thức giáo dục pháp luật mang tính phổ biến như:
+ Giáo dục pháp luật trong nhà trường: phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; các trường đại học không chuyên về luật, các trường đoàn thể (Đảng, Đoàn, công đoàn, phụ nữ,...), các trường bồi dưỡng thuộc các ngành.
+ Giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nói chuyện pháp luật tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; thông qua hoạt động của các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại các hội nghị chuyên đề, các hội thảo khoa học về các lĩnh vực, các vấn đề pháp luật; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; phổ biến, tuyên truyền pháp luật qua các loại sách, báo, tạp chí,...
+ Giáo dục pháp luật thông qua phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh và truyền hình, báo chí ở trung ương và địa phương;
+ Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý; + Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở;
- Các hình thức giáo dục pháp luật đặc thù:
Ngoài các hình thức giáo dục pháp luật cụ thể như trên đã nêu, việc giáo dục pháp luật còn được thực hiện thông qua các hình thức đặc thù, cụ thể như sau:
+ Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp (Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Viện kiểm sát), các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành;
+ Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động của tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp pháp luật (tổ hoà giải, dịch vụ tư vấn pháp luật);
+ Giáo dục pháp luật thông qua các sách, báo, tạp chí pháp luật, tác phẩm văn học nghệ thuật, các câu lạc bộ pháp lý, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật,...
Qua phân tích trên cho thấy, công tác giáo dục pháp luật không chỉ là nhiệm vụ riêng biệt của một cơ quan nào mà nó là một mục tiêu, một định hướng, một bộ phận cấu thành trong hoạt động của từng cơ quan, tổ chức, từng công chức, thành viên của tổ chức. Với nhận thức như vậy, cần huy động được các lực lượng vật chất và con người cho công tác giáo dục pháp luật. Từ quan niệm và phân loại hình thức giáo dục pháp luật như trên, dẫn đến yêu