Đảm bảo quyền được thông tin, quyền được tham gia quản lý nhà nước của công dân.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương (Trang 34 - 36)

cầu về chỉ đạo quá trình giáo dục pháp luật sao cho:

1.1.4.1.Đảm bảo quyền được thông tin, quyền được tham gia quản lý nhà nước của công dân.

nhà nước của công dân.

Nhà nước ta từ khi thành lập đến nay luôn luôn lấy quyền con người làm mục tiêu đấu tranh, phấn đấu, tôn trọng và bảo vệ. Quyền con người, quyền công dân được khẳng định là nguyên tắc hiến định trong mọi hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi nhà nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì hơn bao giờ hết quyền con người, quyền công dân được đặc biệt quan tâm. Trong các quyền đó, quyền được thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng. Có thể nói quyền được thông tin là cầu nối để công dân thực hiện các quyền của mình.

Hoạt động giáo dục pháp luật với những đặc trưng, tính chất của mình góp phần đảm bảo “quyền truyền thông tin và nhận thông tin” của công dân,

cụ thể trong lĩnh vực pháp luật, qua đó công dân có những điều kiện cần thiết để chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội.

Thông tin pháp luật là thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết hoặc tham gia, các tin tức, tri thức, giữ kiện được tạo lập và thu nhận trong quá trình lập pháp, hành pháp, tư pháp, trong nghiên cứu và giảng dạy pháp luật. Thông tin pháp luật và giáo dục pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Thông tin là nguồn nội dung cho hoạt động giáo dục pháp luật. Giáo dục pháp luật là hoạt động truyền tải các thông tin pháp luật tới mọi đối tượng trong xã hội. Giáo dục pháp luật không giới hạn về phạm vi thông tin và đối tượng tiếp nhận thông tin. Thông tin trong giáo dục pháp luật là những thông tin toàn diện và chung nhất về những vấn đề liên quan đến pháp luật, trước hết là hệ thống pháp luật hiện hành. Với quyền được thông tin pháp luật, mọi công dân sẽ nắm được hệ thống pháp luật hiện hành từ khâu dự thảo, xây dựng đến khi công bố và đưa vào áp dụng, thực hiện pháp luật trong cuộc sống.

Nội dung của giáo dục pháp luật có phạm vi rộng song lại có đặc thù riêng, bao gồm: các thông tin về pháp luật (cả kiến thức pháp luật cơ bản và văn bản pháp luật thực định); các thông tin về thực hiện pháp luật, về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm; về vị trí, tác động của từng văn bản pháp luật đối với đời sống xã hội, đối với từng đối tượng và ý kiến của nhân dân, của các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá hiệu lực pháp lý, hiệu quả kinh tế - xã hội của các văn bản pháp luật và các biện pháp thi hành pháp luật; các thông tin hướng dẫn hành vi pháp luật cụ thể (các quá trình, thủ tục đơn giản để người dân có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình).

Hoạt động giáo dục pháp luật góp phần đảm bảo thực hiện nguyên tắc quyền tham gia quản lý nhà nước của nhân dân. Nguyên tắc này được thể hiện ngay từ khâu xây dựng pháp luật, để nội dung pháp luật đến nhân dân và để

pháp luật đi được vào cuộc sống, đồng thời để người dân gián tiếp thực hiện quyền năng của mình trong quản lý nhà nước và xã hội theo quy định tại Hiến pháp. Cụ thể đó là việc tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý được thể hiện trong bốn bản Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Thực tế cho thấy, việc lấy ý kiến nhân dân, tiếp thu, chỉnh lý là khâu quan trọng góp phần hoàn chỉnh dự án, bảo đảm tính khả thi của dự án.

Khi nhà nước ta đang hướng đến việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thì một trong những điều kiện quan trọng là làm sao để người dân được tham gia tích cực vào các hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật. Tăng cường dân chủ cũng có nghĩa là mở rộng sự tham gia của người dân vào các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp, thực hiện giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Chính điều này đã nâng cao trách nhiệm của mỗi người trong xã hội. Giáo dục pháp luật góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự lớn mạnh của tính tích cực, đảm bảo hành trang kiến thức pháp lý cần thiết cho sự tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật, để mỗi cơ quan đơn vị, các cấp, các ngành quan tâm đến pháp luật và sử dụng công cụ pháp luật một cách có hiệu quả. Đó chính là mục đích, yêu cầu đồng thời là kết quả của công tác giáo dục pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương (Trang 34 - 36)