cầu về chỉ đạo quá trình giáo dục pháp luật sao cho:
3.2. Phƣơng hƣớng đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục pháp luật trong giai đoạn mớ
pháp luật trong giai đoạn mới
- Tiếp tục quán triệt Quán triệt Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 01/02/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân”; Quyết định số 1493/QĐ-UBND ngày 21/10/2008 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2008 đến năm 2012; Quyết định số 1066/QĐ-UBND ngày 11/11/2008 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Dương về việc phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố từ năm 2008 đến năm 2012.
- Thường xuyên kiện toàn tổ chức Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các cấp. Nâng cao vai trò hoạt động trong công tác chỉ đạo, kiểm tra của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vai trò trách nhiệm chủ động phối hợp của các ngành thành viên Hội đồng với cơ quan thường trực, kiện toàn và nâng cao vai trò, trách nhiệm tham mưu của cơ quan Tư pháp các cấp.
- Chỉ đạo phối hợp đẩy mạnh việc thực hiện chương trình hành động quốc gia về giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân thành phố từ năm 2008 đến năm 2012. Tiến hành tổng kết chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ giai đoạn 2005-2010 theo Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến những nội dung pháp luật thiết yếu liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, phù hợp với từng đối tượng, phục vụ yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, đơn vị.
- Tiếp tục hướng mạnh công tác giáo dục pháp luật về cơ sở, đổi mới hình thức, phương thức tổ chức giáo dục pháp luật, lựa chọn nội dung thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, tạo điều kiện để nhân dân được tiếp cận với pháp luật. Tập trung củng cố phát triển lực lượng và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật. Xây dựng nhóm nòng cốt giáo dục pháp luật tại cộng đồng dân cư bao gồm các cán bộ đoàn thể ở cơ sở, tổ trưởng dân phố, hòa giải viên, những người có uy tín trong cộng đồng dân cư và đầu tư cơ sở vật chất cho nhóm nòng cốt. Thành lập các nhóm thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích tham gia giáo dục pháp luật và vận động nhân dân chấp hành pháp luật. Chú trọng nâng cao vai trò của cán bộ Tư pháp phường, xã để tham mưu đắc lực cho chính quyền cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật.
- Xây dựng phong trào vận động nhân dân chấp hành pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở, thực hiện việc xây dựng quy ước dân chủ, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phong trào phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
- Tăng cường kiểm tra đôn đốc công tác giáo dục pháp luật ở các phòng, ban, ngành, đoàn thể, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các phường, xã trong việc triển khai thực hiện theo định kỳ và tiến hành kiểm tra đột xuất.
- Các phòng, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội chủ động dành kinh phí thích hợp cho hoạt động giáo dục pháp luật theo lĩnh vực do ngành mình quản lý.
- Uỷ ban nhân dân các phường, xã cần củng cố, tăng cường lực lượng cán bộ Tư pháp để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Tăng cường tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật cho đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục công dân, pháp luật trong các nhà trường; đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở.
Phòng Tư pháp là cơ quan thường trực của Hội đồng, hướng dẫn các thành viên được phân công theo dõi các đơn vị xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật đối với cấp cơ sở theo quy định. Trong kiểm tra, đánh giá tác động, hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật đối với việc nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng nêu trong chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, của Tỉnh; đối với việc góp phần thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị; thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo công tác của ngành mình cho cơ quan thường trực Hội đồng để báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố.