Thực trạng công tác giáo dục pháp luật đối với đội ngũ cán bộ, công chức:

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương (Trang 63 - 67)

cầu về chỉ đạo quá trình giáo dục pháp luật sao cho:

2.2.4.2.Thực trạng công tác giáo dục pháp luật đối với đội ngũ cán bộ, công chức:

bộ, công chức:

Để có được "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân" ở nước ta hiện nay, điều quan trọng hàng đầu là phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức vừa có đức, vừa có tài. Đó là những con người có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân. Tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là những con người có ý thức và năng lực đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, nắm vững chính sách pháp luật của nhà nước.

Đồng bộ với hệ thống cán bộ, công chức, thành phố Hải Dương có các loại cán bộ, công chức cơ bản sau: cán bộ, công chức hiện đang công tác tại cơ quan hành chính, cơ quan Tư pháp, cơ quan dân cử, cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị, xã hội, cơ quan sự nghiệp, văn hoá, xã hội, y tế, cơ quan giáo dục và cán bộ, công chức cấp cơ sở.

Đội ngũ cán bộ, công chức có thể phân làm 2 nhóm chính : - Nhóm công chức quản lý hành chính (tổng số: 111 người) - Nhóm viên chức sự nghiệp (tổng số:288 người)

Ngoài 2 nhóm chính nêu trên, chúng ta còn có các cán bộ Đảng, Đoàn thể; cán bộ chính quyền đang hưởng định xuất sinh hoạt phí; cán bộ y tế cơ sở; cán bộ dân cử;...

Thành phố có số lượng đông đảo cán bộ, công chức cùng tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, hưởng lương và sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức của thành phố đã được đào tạo có trình độ tương đối cơ bản và có hệ thống.

Trong mỗi chức danh, vị trí công tác nghề nghiệp của các loại cán bộ, công chức khác nhau (cán bộ, công chức ở cơ quan hành chính; cơ quan tư pháp; cơ quan dân cử; cơ quan sự nghiệp, văn hoá, xã hội; cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; cơ quan giáo dục, y tế; cán bộ cấp cơ sở,...) với những yêu cầu, đòi hỏi về trình độ, sự hiểu biết các lĩnh vực pháp luật ở mức độ nông, sâu có khác nhau. Để quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật theo tiêu chí của một nhà nước pháp quyền, cán bộ công chức phải được trang bị kiến thức về nhà nước pháp quyền một cách đầy đủ và kịp thời. Nhưng hiện nay, qua các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy ở nhiều địa phương việc vi phạm pháp luật, làm trái pháp luật của cán bộ, công chức có chiều hướng gia tăng. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến những vi phạm đó có một nguyên nhân cơ bản đó là cán bộ, công chức chưa thật nắm vững kiến thức về nhà nước và pháp luật. Vì vậy, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là một trong những yêu cầu khách quan và cấp thiết, là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần làm hình thành ở họ ý thức tôn trọng pháp luật, biết tuân thủ, chấp hành, sử dụng và áp dụng pháp luật một cách chủ động, tích cực và đúng đắn nhằm phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đặc biệt đối với đối tượng cán bộ, công chức ở cấp cơ sở, những người gần dân nhất, trực tiếp tổ chức thi hành pháp luật của Nhà nước ở cơ sở, trực tiếp áp dụng pháp luật để quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trực tiếp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong phạm vi địa phương. Đội ngũ cán bộ

cơ sở cho biết rất cần được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, nhất là tăng cường nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và năng lực áp dụng pháp luật cho họ để có thể một mặt đáp ứng yêu cầu xử lý, giải quyết công việc phục vụ xã hội, phục vụ nhu cầu và lợi ích của công dân. Mặt khác, hiểu biết pháp luật vững vàng sẽ giúp cán bộ, công chức ở cơ sở đáp ứng được yêu cầu hiện nay của công dân đến hỏi chính quyền về giải đáp pháp luật, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc liên quan tới các lĩnh vực đời sống xã hội.

Căn cứ vào Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003-2007, nội dung giáo dục pháp luật chung cho cán bộ, công chức bao gồm: phổ biến, quán triệt, học tập các quy định pháp luật về cán bộ, công chức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị, chú trọng các quy định pháp luật chuyên ngành gắn với chuyên môn, nghiệp vụ của từng cán bộ, công chức.

Đối với các cán bộ, công chức hành chính trong các cơ quan quản lý kinh tế cần nắm vững các quy định pháp luật chuyên ngành: pháp luật về kinh tế, tài chính, thương mại, đầu tư, hội nhập kinh tế quốc tế (các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề AFTA, APEC, WTO), điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động chuyên môn. Đối với cán bộ, công chức hành chính trong các cơ quan quản lý văn hóa, xã hội cần nắm vững các quy định pháp luật chuyên ngành: pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội, phát huy truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đối với cán bộ, công chức hành chính làm việc trong các cơ quan bảo vệ pháp luật cần nắm vững các quy định pháp luật chuyên ngành: quy định pháp luật về đảm bảo các quyền tự do, dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; quy chế tiếp công dân; các thông tin về tình hình thi hành pháp luật nhất là quy trình, thủ tục, quy

tắc khi thực thi công vụ. Đối với cán bộ, công chức hành chính cấp cơ sở cần nắm vững các quy định, trình tự, thủ tục liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền cơ sở; quy định pháp luật về các quyền tự do, dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo; quy chế tiếp công dân; quy chế dân chủ ở cơ sở; các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương.

Hệ thống pháp luật luôn luôn được sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống; vì vậy, dù là cán bộ, công chức thuộc cấp nào, ngành nào, đã có kiến thức pháp luật ở trình độ nào, thì họ vẫn cần đến giáo dục pháp luật để bổ khuyết, cập nhật thông tin, kiến thức pháp luật mới với mức độ yêu cầu, đòi hỏi khác nhau. Đối với cán bộ, công chức hành chính, nội dung giáo dục pháp luật cho họ cần tập trung vào: kiến thức cơ bản về nhà nước, pháp luật như nguồn gốc, bản chất, chức năng, mục tiêu, hình thức, kiểu nhà nước và pháp luật; vai trò của nhà nước và pháp luật trong lịch sử; quy phạm pháp luật, hệ thống pháp luật, quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý, pháp chế và các biện pháp tăng cường pháp chế, cơ chế điều chỉnh pháp luật, hiệu quả pháp luật; nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; hệ thống pháp luật hiện hành, áp dụng và thực hiện pháp luật; các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các trình tự, thủ tục pháp luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích của công dân; một số luật thực định liên quan đến hoạt động của cán bộ, công chức hành chính như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Bộ luật Lao động, Luật Khiếu nại - Tố cáo, Luật Hôn nhân và Gia đình; cập nhật những thông tin pháp luật mới ban hành chưa được biên soạn trong giáo trình, trong bài giảng, chuyên đề của chủ thể giáo dục pháp luật.

Đó chính là cơ sở pháp lý để các chủ thể giáo dục pháp luật triển khai xây dựng các chương trình giáo dục pháp luật với nội dung phù hợp đặc điểm, tình hình của từng nhóm cán bộ, công chức hành chính theo các tiêu chí phân loại đã để cập ở phần trên.

Đối với các cán bộ, công chức hành chính mới chỉ được trang bị kiến thức pháp luật ở mức độ thấp (thể hiện trong các môn Giáo dục Công dân, Chính trị, Pháp luật Đại cương), nội dung giáo dục pháp luật cần tập trung vào nền kiến thức pháp luật cơ bản, kiến thức pháp luật chuyên ngành, cập nhật các văn bản pháp luật mới trực tiếp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của họ và các kỹ năng thực hiện, áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Đối với các cán bộ, công chức hành chính đã tốt nghiệp cử nhân luật, nội dung giáo dục pháp luật cần chú trọng nhiều đến việc cập nhật các văn bản pháp luật mới; đặc biệt là trang bị các kỹ năng thực hành pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật ở đô thị qua thực tiễn Thành phố Hải Dương (Trang 63 - 67)