Yếu tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (Trang 63 - 64)

7. Bố cục của Luận án

2.4.2. Yếu tố kinh tế xã hội

Yếu tố kinh tế- xã hội bao gồm tổng thể đặc điểm nền kinh tế hay trình độ phát 75 Tô Ngọc Thanh , Tập bài giảng về văn hóa phi vật thể.

55

triển kinh tế - xã hội. Việt Nam đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa, do đó nền kinh tế phù hợp với mục tiêu đó. Những thập niên trở lại đây, Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật cần thay đổi theo hướng phục vụ cho những chuyển đổi trong điều kiện mới. Không chỉ thể, với xu hướng thế giới chuyển từ nền kinh tế nâu sang xanh và hướng tiếp cận phát triển bền vững hay hướng mới của nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế cao thấp cũng đã và đang có những tác động đến chính sách và thực thi các chính sách pháp luật. Nhìn chung, kinh tế phát triển, giá trị môi trường và giá trị nhân văn được coi trọng hơn.

Thực tế trong vài thập kỷ phát triển qua cho thấy, Việt Nam xác định mục tiêu phát triển bền vững trên ba khía cạnh về kinh tế, văn hóa và môi trường. Tuy nhiên, trong những giai đoạn đầu xác định mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Thực tế cũng cho thấy, các giá trị về kinh tế đã được ưu tiên trước tiên trong giai đoạn đầu này. Nguyên nhân của việc không ưu tiên hơn các giá trị khác một phần bởi sự hạn chế của khả năng tài chính. Ví dụ cụ thể, mặc dù trong chủ trương chính sách nhà nước luôn khuyến khích và quan tâm đến các giá trị văn hóa, nhưng để đầu tư tài chính đúng mức cho phát triển văn hóa, bảo tồn các di tích và quan tâm đúng mức giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã bỏ ngỏ trong thời gian dài. Trong một thập kỷ trở lại đây, cùng với thành tựu của kinh tế, các công trình văn hóa được quan tâm đầu tư hơn, tiếp theo sau đó, các giá trị và không gian văn hóa của di sản văn hóa phi vật thể cũng được chỉnh trang, phục dựng.

Ngoài ra, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam mở cửa và hội nhập sâu rộng với thế giới đã kích thích sự tham gia của nhiều bên liên quan trong xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cho thấy hiệu quả rõ rệt so với việc phụ thuộc hoàn toàn vào sự đầu tư của nhà nước như trước kia. Ví dụ cụ thể cho thấy các đơn vị tư nhân đã phục dựng không gian vườn bạch trà trong di sản cung đình Huế là một điển hình. Đây không chỉ đóng góp và di tích cung đình mà còn tạo không gian văn hóa để thực hành các giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại cố đô Huế.

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)