Pháp luật của Hàn Quốc về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (Trang 69 - 72)

7. Bố cục của Luận án

2.5.2. Pháp luật của Hàn Quốc về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn

phi vật thể” bằng việc “thị trường hóa” và “công nghiệp hóa”. Từ đó, Trung Quốc hướng tới sự hoàn thiện pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể theo ba hướng: thứ nhất là cải thiện bảo vệ về quyền sở hữu cho di sản văn hóa phi vật thể; thứ hai là cải thiện về nhãn hiệu và bảo vệ địa lý cho di sản văn hóa phi vật thể; thứ ba là cải thiện về bảo vệ bằng sáng chế cho di sản văn hóa phi vật thể hay quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, trong thời đại mới của công nghệ hiện đại và cách mạng 4.0 thì cần có tiếp cận sáng tạo, đổi mới trong bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và thiết lập ra phương án bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, giữ gìn các di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc.

2.5.2. Pháp luật của Hàn Quốc về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóaphi vật thể phi vật thể

Hàn Quốc là một quốc gia vùng Đông Bắc Á, người dân Hàn Quốc từ lâu đã phát triển nền văn hóa đa dạng, độc đáo dựa trên cảm nhận nghệ thuật ưu việt. Điều kiện địa lý đặc thù của bán đảo mang đến cho người Hàn Quốc cơ hội tiếp nhận cả văn hóa lục địa, văn hóa biển và dễ dàng thích nghi với điều kiện tự nhiên, nhờ đó hình thành nền văn hóa độc đáo mang tính đồng cảm cao. Hàn Quốc bảo tồn được rất nhiều di sản văn hóa và được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1990. Tính đến năm 2019, Hàn Quốc có tổng cộng có 49 di sản văn hóa được đăng ký vào di sản thế giới, di sản tư liệu thế giới và bao gồm trong số đó là 20 di sản văn hóa phi vật thể83.

Cũng như Trung Quốc, Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống pháp luật về di sản văn hóa phát triển khá sớm. Hàn Quốc có Đạo luật Bảo vệ di sản văn hóa từ năm 196284, bảo tồn cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Ngay từ khi đó, Chính phủ đã có các hoạt động hỗ trợ tài chính để bảo vệ các di sản của mình. Đạo luật Bảo vệ di sản văn hóa được đề ra vẫn được tiếp tục có hiệu lực đến bây giờ và luôn được điều chỉnh để cập nhật với thực tiễn. Chính phủ Hàn Quốc còn có chính sách đào tạo nguồn nhân lực để bảo vệ di sản văn hóa.

Ở một số quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể còn được gọi là di sản tinh thần và trí tuệ, tại Hàn Quốc di sản văn hóa phi vật thể được hiểu theo nghĩa đen là “ di sản phi dạng thể”85, vì di sản văn hóa phi vật thể không có hình dáng hữu hình và không phải là thực thể vật chất, nên nó không có hình dáng cố định hoặc hình dạng tĩnh. Di sản văn hóa phi vật thể có đặc tính phát triển vì hình thức và nội dung của nó luôn luôn thay đổi, thích nghi với bối cảnh xã hội và lịch sử. Di sản văn hóa phi 82 Lin Qing and Lian Zheng (2018), “On protection of intangible Cultural Heritage in China from the intellectual property rights perspective”, Sustainability, 10(12), 4369. https:// www.mdpi.com/2071-1050/10/12/4369/htm.

83 https://m.korea.net/vietnamese/AboutKorea/Culture-and-the-Arts/UNESCO-Treasures-in-Korea

84 Matija Dronjic (2017), “An Outline of the Repulic of Korea’s Intangible Cultural Heritage Safeguarding Framework”, Ethnological Research,No 22, pp9-24.

85 Samuel Lee (2015), “Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể để làm gì?”,10 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr.358.

61

vật thể được định nghĩa là âm nhạc, múa, kịch, trò chơi, lễ hội, võ thuật, nghệ thuật thủ công và các loại hình nghệ thuật có liên quan khác cũng như kỹ thuật chế biến thức ăn và các thứ cầu hàng ngày khác có giá trị lớn về mặt lịch sử, khoa học, nghệ thuật, bao gồm các sản phẩm thể hiện văn hóa phi vật thể và màu sắc của địa phương.

Di sản văn hóa phi vật thể không cần có những hình thức đã định sẵn, mà cần được truyền tải bởi nghệ thuật và kỹ thuật mà người ta đã được nghe thấy và nhìn thấy. Vì thế, để bảo tồn và tiếp tục việc truyền tải di sản này, những người có kỹ năng và hiểu biết nhất, những người nắm giữ một kỹ thuật hoặc một nghệ thuật đặc biệt đã được công nhận và được khuyến khích để chuyển tải cho những người khác. Những người có tài nghệ và kỹ năng về những di sản văn hóa phi vật thể quan trọng nhất đã được công nhận theo nghĩa đen của từ ngữ là "người duy trì", thông qua thuật ngữ này họ được gọi theo cách nói thông thường của Hàn Quốc là “in' gan munhwaje”đúng nghĩa đen là "di sản nhân văn sống- living human treasurers".

Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng bắt đầu từ những năm 1960 dân cư chuyển từ những làng quê lên thành thị, thời gian này văn hóa phương Tây lấy Mỹ làm trung tâm đã có một ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Hàn Quốc. Quá trình phương Tây hóa, công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra đồng thời, lối sống cũ cũng biến mất một cách nhanh chóng. Các nghi lễ, nghệ thuật và những biểu đạt văn hóa phi vật thể cổ đã từng chi phối lối sống có nguy cơ nhanh chóng biến mất. Kế hoạch về một di sản văn hóa phi vật thể dự định để ghi danh những hình thức biểu đạt có giá trị cũng đã bị đẩy tới bước đường cùng vì sự văn minh hiện đại để bảo vệ chúng, và để sự chuyển giao liên tục. Trong số những loại hình nghệ thuật được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, văn hóa dân gian độc đáo của Hàn Quốc chiếm đa số nhưng phần lớn mọi người coi văn hóa dân gian thấp hơn nghệ thuật cao quí của tầng lớp người trong xã hội được xem là tinh túy, coi văn hóa dân gian như một cái gì đó chưa chín chắn và vì vậy không xứng đáng bảo vệ. Vì văn hóa dân gian được xem như một cản trở của sự phát triển, nên nhiều người đã ủng hộ việc hủy diệt nó hơn là bảo vệ nó. Hậu quả là, rất ít người muốn học nghệ thuật dân gian và sự biến mất của các nghệ thuật dân gian dường như là một sự phát triển văn hóa tất yếu. Và, bởi vì văn hóa dân gian có quan hệ gần gũi với đời sống của quá khứ, hơn nữa nó sẽ biến mất bời lối sống đang bị phá hủy hoàn toàn vì quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong hoàn cảnh đó, nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian sẽ biến mất nếu một hệ thống bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể và các chính sách khác không được thực hiện để bảo vệ chúng.

Sự ra đời của Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đã có tác động lớn đối với những nỗ lực bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của Hàn Quốc, chính tác động này đã tác động trong việc tái suy nghĩ và sửa đổi hệ thống hơn là việc tạo ra các chương trình hoàn toàn mới. Chính phủ Hàn Quốc xác

62

định nhiệm vụ của họ hiện tại là cải thiện hệ thống quản lý di sản văn hóa nhất là lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Nâng cao ý chí của những người kế thừa tài sản văn hóa phi vật thể, ý chí tự cường của văn hóa truyền thống để củng cố nền tảng cho việc truyền bá văn hóa truyền thống đặc sắc của người Hàn ra thế giới.

Cho đến năm 2015, sau hơn 50 năm có Luật Di sản văn hóa, Hàn Quốc thông qua Luật Tài sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng có nhiều Chương trình nhằm hỗ trợ việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Nội dung về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào kế hoạch 5 năm của Cục Quản lý di sản văn hóa Hàn Quốc. Luật Tài sản văn hóa phi vật thể của Hàn Quốc tạo ra môi trường pháp lý cho việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể, thúc đẩy và tăng cường văn hóa cũng như truyền tải và giao lưu văn hóa, gồm 10 chương: Chương 1 là Quy định chung; Chương 2 là Thiết lập và thúc đẩy chính sách tài sản văn hóa phi vật thể; Chương 3 là Chỉ định của tài sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Chương 4 là Công nhận cá nhân tổ chức sở hữu; Chương 5 là Đào tạo và công bố; Chương 6 là Thuộc tính của văn hóa phi vật thể; Chương 7 là Thúc đẩy các thuộc tính của văn hóa phi vật thể; Chương 8 là Thực hiện Công ước UNESCO; Chương 9 là Quy định bổ sung; Chương 10 là Hình phạt. Nội dung của 10 chương được trình bày thành 58 điều. Năm 2019, Hàn Quốc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tài sản văn hóa phi vật thể.

Để tăng cường hơn các nội dung trong bảo vệ cho các di sản văn hóa phi vật thể, ngoài các nội dung trong pháp luật về di sản văn hóa, Hàn Quốc còn có các chính sách cụ thể cấp Trung ương và địa phương trong bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể như đưa vào trong Kế hoạch tổng thể 5 năm về bảo tồn, quản lý và sử dụng, mà Cục Quản lý di sản văn hóa Hàn Quốc là một phần của chính quyền trung ương phát triển cứ sau 5 năm.

Hàn Quốc cũng đưa ra quy tắc về chỉ định các yếu tố di sản phi vật thể và công nhận thạc sĩ và trợ lý thạc sĩ, được ban hành vào tháng 1 năm 2011. Việc Hàn Quốc ban hành Luật Tài sản văn hóa phi vật thể đã tạo môi trường pháp lý tốt hơn cho việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể của nước này. Mục đích chính của Luật này là thúc đẩy và tăng cường văn hóa, đóng góp nhiều hơn cho phát triển văn hóa của nhân loại bằng cách truyền tải sáng tạo văn hóa truyền thống và xây dựng kế hoạch tổng thể cấp quốc gia về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 5 năm một lần86. Trong đó chính sách của Hàn Quốc là truyền bá văn hóa nhưng duy trì nguyên mẫu của di sản văn hóa phi vật thể và nâng cao giá trị của các di sản này (Thu Thu Aung, 2018). Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, mặc dù Luật Di sản văn hóa đã giải quyết phần nào trong việc bảo vệ các giá trị di sản văn hóa phi vật thể nhưng việc đưa ra một Luật riêng về di sản văn hóa phi vật thể là hết

86 Act on the safequarding and promotion of intangible cultural heritage (2015) [Enforcement Date 21. Jun, 2017.] [Act No.14434, 20. Dec, 2016., Partial Amendment].

63

sức cần thiết, tạo môi trường pháp lý ổn định để bảo vệ, phát triển các di sản văn

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)