7. Bố cục của Luận án
2.5.3. Pháp luật của Nhật Bản về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
2.5.3. Pháp luật của Nhật Bản về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phivật thể vật thể
Nhật Bản cũng là quốc gia Đông Á như Hàn Quốc. Về góc độ luật pháp, Nhật Bản có Luật Di sản văn hóa sớm hơn so với Hàn Quốc. Quốc gia này có Luật Di sản văn hóa từ năm 1950 và được sửa đổi 4 lần vào các năm 1954, 1975, 1996, 2004. Tuy nhiên quốc gia này không có Luật Tài sản văn hóa phi vật thể riêng như Hàn Quốc hay Luật Di sản văn hóa phi vật thể như Trung Quốc. Chính phủ Nhật Bản tiếp cận quan điểm của ngài Matsuura Koichiro vào năm 2006, lúc bấy giờ là Tổng Giám đốc UNESCO về các khóa đào tạo thạc sỹ liên quan đến chính sách văn hóa tại trường Đại học Mờ Nhật Bàn (sử dụng truyền hình, từ 2007 - 2012)87 nhấn mạnh ở một số nội dung sau: i) tầm quan trọng của việc bảo tồn tính đa dạng văn hóa; ii) tầm quan trọng của việc gộp di sản phi vật thể vào di sản văn hóa nói chung; iii) một số ý kiến cực đoan phản đối việc gộp di sản phi vật thể vào di sản văn hóa nói chung ở một số nước châu Âu, và ông cho rằng di sản văn hóa bao gồm cả vật thể và phi vật thể là hiển nhiên.
Khi bàn về di sản văn hóa phi vật thể, người Nhật có xu hướng coi chúng là đại diện văn hóa cho đất nước và nền hóa của những di sản ấy. Tuy nhiên, những nghiên cứu về đi sản văn hóa phi vật thể bao hàm sự hợp tác vượt ra ngoài giới hạn văn hóa của nó. Tương tự, chính sách văn hóa về di sản văn hóa phi vật thể không thể chỉ giới hạn trong một quốc gia. Công bố của UNESCO năm 2003 cũng chỉ ra sự lựa chọn các thể loại nghệ thuật cụ thể không thể chỉ do quốc gia có loại hình nghệ thuật đó quyết định mà còn do các tổ chức quốc tế nữa. Kinh nghiệm của một số quốc gia cho thấy, nhà nước có hệ thống chỉ định những di sản văn hóa phi vật thể quan trọng. Động cơ cho những chỉ định này chủ yếu là do ý thức rằng những thể loại đó cần được bảo tồn để tránh tình trạng xuống cấp. Kết quả là, chính người dân ở đất nước đó nhận ra sự tồn tại của những loại hình nghệ thuật này. Nói một cách khác, nếu không có những chỉ định như vậy thì thậm chí một số thể loại chưa chắc đã được người dân biết đến.
Quan niệm và cách hiểu về di sản văn hóa phi vật thể như vậy, cũng áp dụng khi Nhật Bản ban hành Luật Bảo vệ di sản văn hóa năm 1950. Ban đầu khái niệm di sản văn hóa phi vật thể chỉ mong muốn bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể hướng đến là“có nguy cơ bị biến mất”. Thời điểm đó, các nghệ sỹ biểu diễn đại diện cho các thể loại quan trọng đã được coi là “kho tàng sống quốc gia”, và là người có trách nhiệm truyền lại các loại hình nghệ thuật đó. Mỗi người trong số họ đều được hưởng trợ cấp trọn đời và “kho tàng sống quốc gia” có liên hệ chặt chẽ với quan 87 Tokumaru Yosihiko (2015), “Sự không nhất quán giữa giáo dục âm nhạc và di sản văn hóa phi vật thể”,10 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai.Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Nxb Khoa học và kỹ thuật, tr.616.
64
điểm về truyền thống của người Nhật. Tại Nhật Bản, nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn, không kể đến thời điểm nổi trội của chúng, đều được gìn giữ như truyền thống. Theo tư duy của người Nhật, có một điều kiện tuyệt đối rằng một phong cách âm nhạc, nếu muốn được coi là “truyền thống”, phải được duy trì bời một nhóm biểu diễn đương thời và phải được truyền lại cho thế hệ sau. Nói cách khác, truyền thống luôn được xem xét trong bối cảnh tổng hợp giữa quá khứ, hiện tại và tương lai hơn là chỉ xét về quá khứ.
Kết quả của ý tưởng này là, các kho tàng sống quốc gia đã được trao một trọng trách là bảo tồn loại hình nghệ thuật của họ. Nói một cách khác, nếu họ cho rằng một số thành tố của thể loại đó cần phải thay đổi để có thể truyền cho đời sau thì họ cũng dám thay đổi phong cách âm nhạc của họ ở một khía cạnh nào đó và thính giả cũng chấp nhận những thay đổi này. Ví dụ về lĩnh vực âm nhạc, phần lớn các “kho tàng sống” rất năng động trong sáng tác những bản mới trong thể loại âm nhạc của họ, nên việc bảo tồn vốn tiết mục cũ về mặt biểu diễn và đưa thêm vào vốn tiết mục những bản nhạc mới sáng tác được coi là hỗ trợ cho việc bảo tồn thể loại âm nhạc này, quan điểm này cũng liên quan đến tính xác thực. Tối thiểu là ở Nhật Bản, tính xác thực của âm nhạc được xem là tồn tại trong cơ thể của những nhạc công tuyệt diệu, chứ không phải chỉ tồn tại trong tư liệu như những bảng tổng phổ hay những băng thu thanh. Bằng cách này, nhiều loại hình âm nhạc truyền thống đã tồn tại được ở Nhật Bản cho đến tận ngày nay.
Đến năm 1954, Luật Bảo vệ di sản văn hóa sửa đổi thay đổi định nghĩa về văn hóa phi vật thể từ “có nguy cơ bị biến mất” thành “có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao”.Ngoài ra, trong nội dung sửa đổi lần này cũng có khái niệm về “vật liệu dân gian”là một thể loại mới bao gồm cả sản phẩm hữu hình và vô hình. Trong đó có
“tài liệu dân gian phi vật thể”. Từ những năm 1960, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng Nhà hát Quốc gia nhằm tăng cường các loại hình nghệ thuật biểu diễn ở Tokyo, Osaka và Okinawa. Nhà hát mới nhất được xây dựng ở Okinawa năm 2004. Năm thể loại truyền thống của Nhật Bản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đã được hưởng lợi rất nhiều từ những nhà hát này. Nhà hát Quốc gia của Nhật Bản đã làm cho khán giả có thể tiếp cận nghệ thuật biểu diễn dễ dàng hơn nhiều so với trước đây. Họ trình diễn những thể loại truyền thống cũng như truyền thống dân gian. Ngay cả một số nghi lễ Phật giáo (cái luôn được xem là nghệ thuật biểu diễn quan trọng) cũng được biểu diễn trên sân khấu của Nhà hát Quốc gia. Người dân có thể đặt vé và thưởng thức những màn biểu diễn mà không cầnphải đến
những đền chùa xa xôi. Nhà hát Quốc gia còn trình diễn các buổi biểu diễn có tính chất thử nghiệm, cái mà các nhà hát thương mại luôn cố tránh. Họ đề nghị các nghệ sỹ diễn lại các vở bị lãng quên trong kịch nô, kabuki, buraku v.v…và đồng thời đặt hàng các nghệ sỹ và chuyên gia sáng tác thêm những vở diễn mới.
65
Đến năm 1975, Luật Bảo vệ di sản văn hóa Nhật Bản tiếp tục sửa đổi “vật liệu dân gian” thành “tính chất văn hóa dân gian”; “Tài sản văn hóa dân gian phi vật thể”chỉ tập trung vào văn hóa dân gian phi vật thể quan trọng. Ngoài ra cũng thêm cả thuật ngữ về “nghệ thuật biểu diễn dân gian” và “kỹ thuật bảo tồn văn hóa”. Bộ Giáo dục ban hành các tiêu chí để chỉ định là tài sản văn hóa phi vật thể quan trọng và chứng nhận chủ sở hữu. Ngày 22 tháng 12 năm 1975, tiêu chí lựa chọn kỹ thuật bảo tồn văn hóa đã được thông qua tại Nhật Bản. Đến năm 2004, các công cụ, vật tư liên quan đến đời sống và sản xuất của địa phương cũng được đưa vào danh mục. Sau các lần sửa đổi, luật pháp Nhật Bản quy định ba loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Ngoài biểu diễn, Nhật Bản tổ chức các khóa đào tạo kịch nô, bunraku, múa rối,
kabuki.Ca kịch truyền thốngkumiodoricủa vùng Okinawa được giảng dạy ở Nhà hát Quốc gia ở Okinawa. Nhà hát Quốc gia Nhật Bản đã tổ chức một khóa đào tạo cho các nghệ sỹ về ba thể loại của bunraku: tayũ (hát); chơi đàn syamisen và biểu diễn múa rối.Hiện nay, hơn một nửa số học viên theo họcbunrakuđã tốt nghiệp khóa đào tạo.