7. Bố cục của Luận án
3.1.3. Khách thể của quan hệ pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị d
văn hóa phi vật thể
Việt Nam đã và đang nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vể tầm quan trọng của di sản vàn hóa phi vật thể như là “động lực chính của đa dạng văn hóa và là một sự đảm bảo cho sự phát triển bền vững”98 của nhân loại. Vì vậy, xác định khách thể của quan hệ pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể để làm rõ vai trò của hoạt động quản lý nhà nước, sự điều chỉnh của pháp luật nhằm mục đích biên soạn và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và quá trình hoàn thiện từng bước phải thích ứng với yêu cầu của thực tế đời sống xã hội cũng như sự thay đổi trong nhận thức khoa học.
Khách thể của quan hệ pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là:giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực di sản văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể dựa trên chủ trương, quan điểm, đường lối do Đảng lãnh đạo xuất phát từ nền văn hóa thống nhất và đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc anh em trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, các công cụ quản lý nhà nước thông qua việc ban hành pháp luật cần tạo ra không gian tinh thần lành mạnh và dân chủ, cũng như các điều kiện cẩn thiết đảm bảo cho cộng đổng xã hội tham gia vào sự nghiệp đó. Nghĩa là, mọi người dân đều có quyển tiếp cận và hưởng thụ các giá trị văn hóa, đồng thời có nghĩa vụ đóng góp trí tuệ, công sức và tiền của cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Khách thể của pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là lợi ích về mặt tinh thần mà cá nhân, cộng đồng tham gia vào giúp cho việc thực hành di sản có được. Ngoài ra, còn có lợi ích về mặt kinh tế của cá nhân, cộng đồng khi tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này. Các lợi ích có được này cần phù hợp với lợi ích của xã hội nói chung và không ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ thể khác trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Trong việc điều chỉnh về di sản văn hóa phi vật thể, ngoài vai trò của Nhà nước, rất cần có cơ chế thực hành các hình thức tự quản của Nhân dân, đảm bảo tính phong phú, đa dạng của văn hóa và đáp ứng tốt nhất các nhu cầu văn hóa của Nhân dân, cũng tức là góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam - nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển bển vững. Để đạt được những mục tiêu cao nhất đặt ra trong việc bảo đảm thực hiện khách thể của quan hệ pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể , chúng ta nhất thiết phải thiết lập và luôn hoàn chỉnh vấn đề sau đây:
98 Đặng Văn Bài, Nguyễn Thị Thu Mai (2020), “ Di sản văn hóa phi vật thể từ góc nhìn quản lý văn hóa”,Tạp chí Di sản văn hóa, số 03, tr.19.
80
- Xây dựng và hoàn thiện thể chế (cơ chế, chính sách, quy phạm pháp luật, quy hoạch...) làm công cụ chủ yếu phục vụ các yêu cầu quản lý.
- Quan tâm đúng mức/thỏa đáng việc đẩu tư tài chính cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể .
- Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể cũng như thực hiện triệt để việc phân cấp quản lý, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn và trách nhiệm giữa các cấp quản lý từ Trung ương tới địa phương.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và kịp thời điều chỉnh những sai sót và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật làm suy giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể .
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyển miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác99. Do vậy, để đảm bảo yếu tố bền vững của khách thể di sản văn hóa phi vật thể cần lưu ý các yếu tố cấu thành quan trọng tạo nên di sản văn hóa phi vật thể : i) các giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học được biểu hiện dưới dạng: các tập quán xã hội, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng cũng như các công cụ, đồ vật, đồ tạo tác... hỗ trợ cho các chủ thể trong việc thực hành di sản văn hóa phi vật thể ; ii) không gian văn hóa (môi trường thiên nhiên và môi trường nhân tạo) nơi di sản văn hóa phi vật thể được sáng tạo ra và đang tiếp tục được thực hành, không gian văn hóa đó thể hiện khả năng thích nghi và khai thác của cộng đồng, nhóm người và cá biệt là các cá nhân đối với các điều kiện tự nhiên và lịch sử xã hội để sáng tạo, tái tạo di sản văn hóa phi vật thể; iii) cộng đồng, nhóm người, các cá nhân với tư cách là chủ thể văn hóa đã sáng tạo, nắm giữ và thực hành, tái tạo và liên tục trao truyền di sản văn hóa phi vật thể từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bằng phương thức đó, các giá trị di sản văn hóa phi vật thể được chắt lọc, kế thừa, kết tinh thành những tinh hoa văn hóa, góp phần bổ sung và làm giàu thêm cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Trong di sản văn hóa phi vật thể, vấn đề bản sắc văn hóa của từng cộng đồng và quốc gia dân tộc cũng như việc tôn trọng sự đa dạng văn hóa cùng tính sáng tạo của con người cần được khích lệ.
Về phương diện xã hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là tổng thể các biện pháp và thái độ ứng xử của chủ thể quản lý đối với các nhóm cộng đồng/giai tầng xã hội khác nhau để tạo ra động cơ hoạt động cho họ nhằm đạt được những mục tiêu chung của phát triển bền vững. Trường hợp này là vì mục tiêu bảo tổn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nhằm phục vụ có hiệu quả việc phát triển bền vững (17 mục tiêu phát triển bền vững do Liên hợp quốc đề xuất), dựa căn bản vào ba nguyên tắc: nhân quyền - bình đẳng - tính bền vững.
81
Về mặt pháp lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là tập hợp các biện pháp đã được thể chế hóa bằng các quy định pháp luật để phân biệt đối xử giữa các nhóm xã hội, điều chỉnh động cơ hoạt động của các nhóm xã hội đó hướng theo các mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Cũng có thể coi các văn bản quy phạm pháp luật là “vật mang” hay “vật chuyển tải” có chức năng thể chế hóa và pháp điển hóa các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, cũng như chuyển tải các chính sách tới rộng khắp công chúng trong toàn xã hội. Việc đảm bảo thực hiện khách thể bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần lưu ý tác động theo cả hai chiều thuận nghịch tới di sản văn hóa phi vật thể. Thiết lập mối quan hệ tương tác hai chiều giữa cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa và cộng đồng cư dân địa phương nơi có di sản nhằm tạo ra sự đồng thuận tương đối cả về cách nhận thức và thái độ ứng xử với di sản văn hóa phi vật thể do họ nắm giữ, bảo tồn, thực hành và truyền dạy.
3.1.4. Hình thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể qua việc áp dụng các hình thức: Nhận diện, kiểm kê, lập hồ sơ khoa học, xếp hạng di sản. Bên cạch đó là các biện pháp khuyến khích việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể qua việc tổ chức, tạo điều kiện cho việc thực hành di sản văn hóa phi vật thể.
3.1.4.1. Kiểm kê, xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể
Kiểm kê di sản văn hóa là hoạt động nhận diện, xác định giá trị và lập danh mục di sản văn hóa100. Hoạt động kiểm kê là hoạt động quan trọng nhằm xác định chính xác số lượng và sự phân bố của các di sản văn hóa phi vật thể theo địa bàn và loại hình cũng như giá trị của di sản văn hóa phi vật thể. Đây là cơ sở cho lập kế hoạch cụ thể trong công tác bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo địa phương một cách hiệu quả. Các quy định về lập danh mục di sản được quy định trong Điều 18 Luật Di sản văn hóa được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá. Nội dung của các quy định này đã làm rõ được vai trò, trách nhiệm của các chủ thể là cơ quan quản lý hành chính nhà nước các cấp và cơ quan quản lý về vấn đề văn hóa.
Tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ít hơn tiêu chí cho lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đề nghị UNESCO ghi danh. Nội dung được quy định trong điều 5, điều 6 của Nghị định số 98/2010/NĐ-CP, điều 10 Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/06/2010 về tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia bao gồm: i) có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương; ii) phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con
82
người, được kế tục qua nhiều thế hệ; iii) có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; iv) Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.
Khác với tiêu chí đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa quốc gia, tiêu chí lựa chọn di sản để đề xuất vào Danh mục di sản văn hóa thế giới chặt chẽ và có tiêu chí cao hơn. Tiêu chí lựa chọn và trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đề nghị UNESCO đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp gồm: i) là di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; ii) có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học; iii) thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo và là cơ sở cho sự sáng tạo những giá trị văn hóa mới; iv) có phạm vi và mức độ ảnh hưởng mang tính quốc gia và quốc tế về lịch sử, văn hóa, khoa học; v) đáp ứng tiêu chí lựa chọn của UNESCO.
Như vậy, kiểm kê là bước đầu kiểm soát hệ thống di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương. Kiểm kê cần được thực hiện chính xác theo tiêu chí đã nêu, đây là cơ sở để các cấp quản lý lập hồ sơ khoa học, sau đó tiến hành quy hoạch và khoanh vùng bảo vệ theo tầm ảnh hưởng và sức lan rộng của di sản văn hóa phi vật thể đó trong cộng đồng.
3.1.4.2. Lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể, quy hoạch và khoanh vùng bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
Các di sản văn hóa phi vật thể rất đa dạng và được phân thành nhiều loại hình. Mỗi loại hình đó có đặc trưng khác nhau do đó cần có công tác riêng, đặc thù để lưu giữ và truyền dạy. Việc lập hồ sơ khoa học của di sản văn hóa phi vật thể giúp cho công tác quản lý, lưu truyền và phổ biến các di sản được hiệu quả. Hồ sơ di sản là một tập hợp tư liệu phản ánh toàn bộ những thông tin về một loại hình di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng. Nội dung bao gồm có: trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu; hồ sơ; công bố kết quả.
- Trình tự, thủ tục lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được quy định cụ thể gồm:
Căn cứ Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có di sản văn hóa phi vật thể có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình UNESCO. Trong trường hợp xét thấy di sản văn hóa phi vật thể đó chưa đủ điều kiện trình UNESCO, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị. Sau khi được phép của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu và gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và các Bộ,
83
ngành có liên quan tổ chức thẩm định và đề nghị Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia có ý kiến về hồ sơ. Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia tiến hành thẩm định và có ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: văn bản đề nghị của cộng đồng hoặc cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể và văn bản đề nghị của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu được lập theo quy định của unesco; văn bản thẩm định của hội đồng di sản văn hóa quốc gia; văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ.
- Nội dung việc kiểm kê và hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được quy định tại điều 5 và khoản 2 điều 11, Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL. Theo đó, hồ sơ khoa học di sản văn hoá phi vật thể bao gồm: Lý lịch di sản văn hóa phi vật thể (Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL); Ảnh: Ít nhất 10 ảnh màu, khổ 10cm x 15cm, chú thích đầy đủ, đảm bảo đủ cơ sở để nhận diện di sản văn hóa phi vật thể. Khuyến khích gửi kèm theo ảnh lưu trữ trên các phương tiện kỹ thuật số;