Đánh giá tình hình nghiên cứu và vấn đề đặt ra cho nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (Trang 39 - 42)

7. Bố cục của Luận án

1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu và vấn đề đặt ra cho nghiên cứu

Bản sắc dân tộc là vấn đề quan trọng được mỗi quốc gia quan tâm bảo vệ như một niềm tự tôn, sự sống còn của quốc gia. Bản sắc ấy được hình thành từ hệ thống di sản văn hóa, trong đó có bộ phận cấu thành không thể tách rời là di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa phi vật thể nói riêng và di sản văn hóa nói chung có quá trình hình thành và phát triển lâu đời, gắn bó hữu cơ với đời sống văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia. Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) nhận thấy nhiều di sản - bằng chứng của nền văn hóa trong quá khứ bị phá hủy và nguy cơ bị biến mất hoàn toàn, thế giới mới chú ý đến bảo vệ di sản văn hóa, nhưng rất tiếc là phải qua một thời gian khá dài sau đó di sản văn hóa phi vật thể mới được quan tâm toàn diện trong chính sách và pháp luật bảo vệ của thế giới và của các quốc gia. Chính sự ra đời khá muộn của chính sách và pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể đồng nghĩa với việc phải có những hành động khẩn trương và mạnh mẽ, đúng đắn để bảo 47 Phạm Cao Quý (2019),Chính sách đối với nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Văn hóa học,Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam.

31

vệ di sản văn hóa phi vật thể vì đây đang là vấn đề nóng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Pháp luật quốc tế và luật quốc gia hiện nay mặc dù cách tiếp cận khác nhau, biện pháp khác nhau, công cụ bảo vệ khác nhau nhưng đều có chính sách, pháp luật và biện pháp triển khai thực tiễn để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Việc thông qua Công ước năm 2003 về di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO với sự tham gia của các quốc gia thành viên với cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ, phát triển và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên lãnh thổ mình thông qua các biện pháp pháp lý. Vì lẽ đó, các bài viết của tác giả hoặc nhóm tác giả diễn ra trong phạm vi quốc gia và tầm quốc tế đều tiếp cận việc phân tích các văn bản pháp luật được ban hành, điều chỉnh trực tiếp, duy nhất về di sản văn hóa phi vật thể như Luật Di sản văn hóa phi vật thể Trung Hoa, hoặc gộp di sản văn hóa phi vật thể vào di sản văn nói chung như trong Luật bảo vệ Di sản văn hóa Nhật Bản, Luật Di sản văn hóa Việt Nam… Các bài viết đều phân tích hiệu quả đạt được của việc ban hành pháp luật điều chỉnh di sản văn hóa phi vật thể, nhận diện những tồn tại, hạn chế, trong quá trình ứng dụng quy định luật vào điều chỉnh thực tiễn. Hơn thế nữa, vẫn luôn cần có dẫn chiếu với luật khác có liên quan như: Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Bản quyền… để bảo vệ hữu hiệu di sản văn hóa phi vật thể.

Ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc giữ gìn, bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ góc độ nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu cộng đồng, nghiên cứu văn học nghệ thuật, quản lý văn hóa, pháp luật… Trong đó, chủ yếu là các công trình nghiên cứu và bài viết tiếp cận từ góc độ văn hóa, quản lý văn hóa, văn học nghệ thuật cần duy trì và bảo vệ các giá trị này. Các nghiên cứu dù tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau nhưng quan điểm của các tác giả đồng thuận theo quan điểm của UNESCO về di sản văn hóa phi vật thể. Theo đó, di sản văn hóa phi vật thể là giá trị tinh thần được cộng đồng sáng tạo được tồn tại trong cộng đồng và cần được bảo vệ và phát huy bởi cộng đồng.

Liên quan đến góc độ thực trạng của công tác bảo vệ, gìn giữ, phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể hiện nay trên thực tế, di sản văn hóa phi vật thể đang đứng trước nhiều thách thức do vấn đề bất cập trong: phối hợp giữa các bên trong bảo vệ, phát huy và khai thác di sản văn hóa phi vật thể; quản lý di sản văn hóa phi vật thể còn khó khăn; còn “khoảng trống” trong các quy phạm pháp luật của Luật Di sản văn hóa. Một số nghiên cứu tiếp cận từ góc độ pháp luật đánh giá việc thực thi Luật Di sản văn hóa cho thấy một số bất cập trong công tác thực hiện dẫn đến hành vi vi phạm trong công tác bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nội hàm di sản văn hóa phi vật thể chưa được “tường minh” trong Luật Di sản văn hóa, quan điểm về phát triển chưa được nhận thức thống nhất, các quy định của pháp luật mới chỉ giới hạn ở việc không được làm mai một, thất truyền di sản văn hóa phi vật thể mà chưa đưa ra được định hướng chung về nguyên

32

tắc, cách thức phát triển để đảm bảo di sản văn hóa phi vật thể có thể “sống khỏe mạnh” trong xã hội hiện đại. Ngoài ra, còn thiếu các quy định pháp luật trong Luật Sở hữu trí tuệ liên quan đến bảo hộ bản quyền cho các tác phẩm trình diễn nghệ thuật dân gian, bí quyết nghề thủ công, y dược học cổ truyền.

Từ nghiên cứu tổng quan cho thấy, tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế chưa có nghiên cứu có quy mô, bài bản, mang tính chuyên môn sâu tiếp cận dưới góc độ pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu đã hoặc không tiếp cận từ góc độ luật học nên các khuyến nghị, đề xuất về mặt pháp luật chưa cụ thể, sắc nét. Các nghiên cứu về góc độ luật pháp đã được tiếp cận và bàn đến nhưng hoặc là gộp di sản văn hóa phi vật thể vào di sản văn hóa nói chung qua các loại hình danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử-văn hóa, hoặc có đề cập riêng về di sản văn hóa phi vật thể nhưng chưa tiếp cận dưới góc độ bao quát, toàn diện về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, do đó các nghiên cứu này chưa đạt độ bao phủ tổng quát và chưa tiếp cận toàn diện, chuyên sâu các vấn đề về lý luận pháp lý, thực tiễn pháp lý và các giải pháp pháp lý về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Luận án “Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam”đề cập một cách toàn diện, hệ thống về lý luận pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể; về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật di sản văn hóa phi vật thể. Qua đó Luận án làm rõ những mặt tích cực, đạt được của quá trình bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; nhận diện những hạn chế, bất cập, giải thích nguyên nhân khiến cho khiến cho hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể chưa điều chỉnh hiệu quả các quan hệ pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể. Trên cơ sở rà soát, nghiên cứu văn bản pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể và các văn bản pháp luật liên quan, quá trình áp dụng trong thực tiễn của việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, Luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, đảm bảo tính khả thi, khả dụng các quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể phù hợp thực tiễn ở Việt Nam hiện nay và sau này.

33

CHƯƠNG 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ VÀ

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)