7. Bố cục của Luận án
1.3. Các nghiên cứu pháp luật bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ph
UNESCO vinh danh, từ đó phân tích hiện trạng vấn đề bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Nội dung cũng đề cập đến quan điểm, các tiếp cận cập nhật nhất về di sản văn hóa phi vật thể. Từ đó, hướng tới nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam theo tinh thần của Công ước quốc tế năm 2003 và Luật Di sản văn hóa.
Như vậy, các nghiên cứu đã có đánh giá về pháp luật liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, đã rà soát và phát hiện một số vấn đề còn hạn chế như: quy định nhằm kiểm soát việc đưa ra các danh hiệu vinh danh người có công đối với công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; cơ chế phối hợp và thực hiện bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể còn nhỏ lẻ chưa được thống nhất.
1.3. Các nghiên cứu pháp luật bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vậtthể thể
Trên thế giới và ở Việt Nam không có nhiều các nghiên cứu mang tính chuyên sâu về pháp luật trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề cụ thể của văn hóa phi vật thể hay tiếp cận trong một phạm vi hẹp của các lĩnh vực văn hóa phi vật thể của địa phương.
Josephine Caust và cộng sự (2017)36 có bài viết trong Tạp chí Di sản văn hóa về vấn đề công nhận di sản của UNESCO tạo thuận lợi và khó khăn gì cho công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Theo quan điểm của nhóm tác giả này, việc công nhận di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tạo điều kiện tốt để quảng bá hình ảnh du lịch cho quốc gia sở hữu di sản, nhờ đó mà du lịch được phát triển hơn. Nhưng cũng chính vì thế mà công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể khó khăn, điều này là giảm tính bền vững trong phát triển.
Lin Qing và Lian Zheng (2018)37 đặt ra vấn đề bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể từ góc độ của Luật về sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc. Theo nhóm tác giả, Trung Quốc là quốc gia có số lượng di sản văn hóa phi vật thể cao nhất trên thế giới. Tính đến tháng 6 năm 2017, Trung Quốc có 39 di sản trong Danh sách Di sản Văn hóa 35 Lê Hồng Lý và cộng sự (2018),“Điều tra thực trạng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam được UNESCO vinh danh”,Đề tài cấp bộ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
36 Josephine Caust and Mecco Marillena (2017), “Is UNESCO world heritage recognition a blessing or burden? Evidence from developing Asian countries”. Journal of Cultural heritage, vol 11, issue 3, pp.321-324.
37 Lin Qing and Lian Zheng (2018), “On protection of intangible Cultural Heritage in China from the intellectual property rights perspective”, Sustainability, 10(12), 4369. https:// www.mdpi.com/ 2071-1050/10/12/4369/htm.
25
Phi vật thể của UNESCO, con số cao nhất trên thế giới, với 31 di sản trong Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại, 07 tài sản trong Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể cần về Biện pháp Bảo vệ Khẩn cấp và 01 trong Danh sách các Thực hành Bảo vệ Tốt nhất, theo Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể đã được UNESCO thông qua.Mặc dù năm 2011, Trung Quốc ban hành Luật Di sản văn hóa phi vật thể nhưng những quy định đã không thực sự có hiệu quả đối với bảo vệ dân sự di sản văn hóa phi vật thể, mà thực thể di sản văn hóa phi vật thể chỉ được bảo vệ từ góc độ hành chính. Nguyên nhân chính mà nhóm tác giả đưa ra là do tính chất phức tạp và đa dạng của các sản phẩm và sự tụt hậu về pháp luật trong bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Thông qua hai trường hợp nghiên cứu điển hình, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị về cải thiện bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ở Trung Quốc gồm: thứ nhất là cải thiện bảo vệ về quyền sở hữu cho di sản văn hóa phi vật thể; thứ hai là cải thiện về nhãn hiệu và bảo vệ địa lý cho di sản văn hóa phi vật thể; thứ ba là cải thiện về bảo vệ bằng sáng chế cho di sản văn hóa phi vật thể hay quyền sở hữu trí tuệ. Từ thực tế của Trung Quốc cho thấy chỉ riêng Luật di sản văn hóa phi vật thể không đủ để bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể mà cần có sự hoàn thiện của Luật về Sở hữu trí tuệ, Luật Sáng chế, Luật Bản quyền để lấp những khoảng trống trong Luật Di sản văn hóa phi vật thể đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Nghiên cứu một số tài liệu về chính sách bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của các tác giả Thu Thu Aung (2018)38 về Đạo luật bảo vệ và phát huy tài sản văn hóa phi vật thể năm 2015 của Hàn Quốc. Liên quan đến các vấn đề pháp lý về di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng, Hàn Quốc có các đạo Luật về bảo vệ di sản văn hóa sớm hơn so với Việt Nam nửa thế kỷ. Từ năm 1962, Hàn Quốc đã ban hành Luật Bảo vệ di sản văn hóa trong đó chú trọng cả di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể. Song song với việc ban hành pháp luật, chính phủ Hàn Quốc cũng có các chương trình, và hoạt động hỗ trợ tài chính để bảo vệ các di sản văn hóa. Tác giả qua nghiên cứu ở Nhật Bản cho thấy quốc gia này cũng rất chú trọng đến bảo vệ giá trị văn hóa phi vật thể. Nhật Bản cũng tổ chức nhiều chương trình, dự án có quy mô từ cấp địa phương, trung ương và toàn cầu để bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Từ năm 1993, Nhật Bản đã hỗ trợ hơn 100 dự án để tăng cường bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới thông qua Quỹ tín thác của UNESCO/Nhật Bản để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Các bên liên quan tham gia: cơ quan văn hóa Ủy ban quốc gia UNESCO; viện nghiên cứu quốc gia về tài sản văn hóa Tokyo, cục Di sản văn hóa phi vật thể; trung tâm nghiên cứu quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể ở khu vực châu Á - Thái Bình 38 Thu Thu Aung (2018),“Comparative study on safeguarding systems of the ICH specifically the weaving tradition of Republic of Union of Myanmar (Acheik weaving) and the Republic of Korea (Hasan Mosi weaving)”, Department of Archaeology and National Museum, Ministry of Religious ffairs and Culture of Myanmar,https://www.ichcap.org/eng/ek/sub9/pdf_file/2018/thuthuAung.pdf.
26
Dương (IRCI) năm 2009. IRCI có tư cách là Trung tâm loại 2 dưới sự bảo trợ củaUNESCO. Trung tâm loại 2 này tạo ra một cơ sở nghiên cứu quốc tế về ICH cho mục đích này bảo vệ tốt hơn di sản văn hóa phi vật thể.
Li Jing và Peng Duan (2019)39 có cách tiếp cận sáng tạo, đổi mới gắn với cuộc cánh mạng công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, diễn ra sâu rộng trên toàn thế giới hiện đại, là đặt vấn đề bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với thời đại của kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo, thông qua hệ thống này mà sáng tạo các phương án bảo vệ và gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc. Nhóm tác giả đề cập đến khái niệm “Internet Plus” hay “Internet +” các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Ngày nay, "Internet Plus" tiếp tục phát huy lợi thế của nó và được tích hợp sâu với các lĩnh vực, nâng cao sự đổi mới và sức sống của nền kinh tế Trung Quốc một cách toàn diện và hiệu quả. Do vậy, nghiên cứu về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, chính là con đường đổi mới cho "Internet + Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể" thể hiện xu hướng không thể cưỡng lại ngày nay đã và đang mang lại tương lai đầy hứa hẹn cho nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là đối với các ngành công nghiệp văn hóa truyền thống. Dĩ nhiên, bước đầu tiên phải xuất phát từ quan điểm của chính phủ là tích cực tạo điều kiện để hỗ trợ đầy đủ cho việc “Internet + bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể”. Chính phủ nên cải thiện các hệ thống pháp luật liên quan, một mặt, nó có thể làm cho mô hình “Internet + bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể” phát triển lành mạnh, mặt khác, nó sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức pháp luật về “Internet + bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể”, đẩy mạnh bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Từ cấp độ doanh nghiệp internet- lực lượng chính trong kỷ nguyên "Internet Plus", các công ty Internet cũng nên có tư duy và đổi mới về Internet. Bên cạnh đó cần tiến hành đồng bộ các biện pháp: kiểm tra lại thị trường bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; kiểm tra lại những đổi mới trong bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; từ cấp độ người kế thừa di sản văn hóa phi vật thể; khéo léo sử dụng các phương tiện mới để làm rạng danh "internet + di sản văn hóa phi vật thể" và như vậy bảo vệ và kế thừa di sản văn hóa phi vật thể sẽ đứng trên vai những người khổng lồ.
Phan Hồng Giang (2007)40, đề cập đến sự đa dạng của văn hóa phi vật thể vì dân tộc nào cũng có, là sự kết tinh cao độ những giá trị mang bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Vì nói đến quan họ là ta nghĩ ngay đến văn hóa người Việt ở vùng đất Kinh Bắc, nói đến hát ví dặm ta biết đó là giá trị văn hóa mang bản sắc vùng xứ Nghệ, nói đến múa xòe là giá trị văn hóa của vùng đồng bào dân tộc Thái… Chính vì vậy, để tránh hiện tượng nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp, đặc trưng của dân tộc đang có chiều hướng mai một, trong Chương trình quốc gia về 39 Li Ying, Peng Duan (2019), “Research on the innovation of protecting intangible cultural heritage in the internet plus era”, Procedia Computer Science, vol. 145, pp.20-25.
40 Phan Hồng Giang (2007), “Về chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể ở Việt Nam”, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Viện Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 2007.
27
văn hóa bên cạnh ba mục tiêu là: chống xuống cấp và tôn tạo các di tích kiến trúc; củng cố và phát triển điện ảnh Việt Nam; xây dựng và phát triển các hoạt động văn hóa, thông tin ở các vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi. Chính phủ cho phép tiến hành thực hiện mục tiêu “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể” và được cấp kinh phí để thực hiện từ năm 1997 với số tiền ban đầu là 1 tỷ đồng, năm 1998 số tiền này tăng lên 4,5 tỷ và kinh phí cho việc thực hiện mục tiêu này sẽ được chuyển vào ngân sách cho thường xuyên của Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) từ năm 199941.
Phạm Mai Diệp và Phạm Thị Hải Yến (2013)42 có cách nhìn tổng quát về khái niệm, đặc điểm và giá trị di sản văn hóa phi vật thể, cũng như tổng quan các khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể mà các tổ chức quốc tế đã đưa ra như của UNESCO và một số quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Myanmar, Croatia. Nhóm tác giả khái quát lại các khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể của các quốc gia đã viện dẫn, theo đó: cần đưa ra những hình thức biểu hiện cơ bản của di sản văn hóa phi vật thể theo đặc trưng riêng của từng quốc gia; di sản văn hóa phi vật thể gắn với sức sống, vận động, giá trị lịch sử-văn hóa của di sản; di sản văn hóa phi vật thể đặc trưng cho dân tộc. Nhóm tác giả đưa ra 4 đặc điểm của di sản văn hoá phi vật thể gồm: tính chuyển giao giữa nhiều thế hệ, được tái tạo để thích nghi với môi trường sống; đã hoặc đang được lưu truyền, sử dụng rộng rãi trong cộng đồng; đại diện cho bản sắc dân tộc; cần được công nhận bởi cộng đồng sáng tạo. Theo nhóm tác giả, di sản văn hóa phi vật thể ngoài 4 giá trị trên còn có giá trị kinh tế. Giá trị này được đánh giá thông qua hai khía cạnh là tri thức, kỹ năng được truyền tải qua cộng đồng. Nhóm tác giả xây dựng một số tiêu chí để nhận biết di sản văn hóa phi vật thể gồm: i) hình thức biểu hiện của di sản; ii) tính chất, đặc điểm của di sản gồm: chuyển giao qua nhiều thế hệ, được tái tạo thích nghi với môi trường sống; đã từng hoặc đang được lưu truyền và sử dụng rộng rãi trong cộng đồng; đại diện cho bản sắc cộng đồng; được cộng đồng công nhận; iii) giá trị của di sản trên các khía cạnh: lịch sử, nghệ thuật, khoa học, gắn kết cộng đồng; iv) đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về di sản văn hóa phi vật thể. Đánh giá về Luật Di sản văn hóa, nhóm tác giả cho rằng, Luật Di sản văn hóa phù hợp với Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, tuy nhiên có một số hạn chế sau: khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể chưa hợp lý; quan điểm về phát triển di sản văn hóa phi vật thể chưa được nhận thức thống nhất và ghi nhận trong pháp luật; một số quy định chưa cụ thể về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và cơ quan; hành vi “tùy tiện đưa những yếu tố không phù hợp làm giảm giá trị văn hóa”, không quy định rõ ai là người đánh giá hành vi. Việc tôn vinh các nghệ nhân qua chính sách đãi ngộ vật chất còn bất cập; thiếu quy định bảo 41 Phan Hồng Giang (2007), “Về chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể ở Việt Nam”, Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Viện Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
42 Phạm Mai Diệp và Phạm Thị Hải Yến (2013),“Di sản văn hóa phi vật thể và thực trạng pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 01 - tr.16-26.
28
vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; thiếu cơ sở xác định quyền sở hữu trí tuệ đối với di sản văn hóa phi vật thể; thiếu một số văn bản dưới luật để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể. Theo nhóm tác giả, cần có sự thay đổi trong quy định pháp luật về nhận diện di sản văn hóa phi vật thể, quy định về biện pháp bảo vệ và đồng bộ trong hệ thống pháp luật và tính tương thích với luật pháp quốc tế.
Trương Hồng Quang (2014)43 đề cập sơ lược sự hình thành và phát triển chính sách bảo tồn hệ thống di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới, quan niệm về di sản văn hóa phi vật thể và chính sách bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tại một số quốc gia. Có thể nhận thấy di sản văn hóa phi vật thể không chỉ được bảo vệ ở tầm quốc tế mà mỗi quốc gia đều có chính sách bảo vệ cụ thể. Một số nước châu Âu và châu Mỹ có những cách nhìn khác nhau về việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Như tại Hà Lan, quốc gia này cho rằng việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể không