Pháp luật của một số quốc gia châ uÁ về bảo vệ và phát huy giá trị d

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (Trang 66 - 67)

7. Bố cục của Luận án

2.5. Pháp luật của một số quốc gia châ uÁ về bảo vệ và phát huy giá trị d

nguyên văn hóa quan trọng cho đời sống xã hội cũng như cho phát triển kinh tế. Đặc biệt hơn, việc ghi danh các di sản văn hóa phi vật thể trong UNESCO cũng giúp cho các loại hình di sản văn hóa phi vật thể phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Ví dụ điển hình là sự phát triển của Nghi lễ thờ Mẫu Tam tứ phủ trong nhiều năm trở lại đây từ sau khi UNESCO ghi danh vào Danh mục đại diện di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2016.

Như vậy, có thể thấy hệ thống pháp luật nói chung cũng như pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói riêng tại Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố về định hướng chính trị và con đường phát triển kinh tế - xã hội có tác động mạnh mẽ đến việc xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật, các nhân tố về phong tục, tập quán ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật và tạo ra tính cá biệt riêng của quốc gia, còn việc tham gia các điều ước quốc tế lại có tác động khiến hệ thống pháp luật Việt Nam thống nhất với hệ thống pháp luật quốc tế. Các yếu tố tác động vừa có chiều hướng tính cực vừa có chiều hướng tiêu cực và giúp cho hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện phù hợp với điều kiện riêng của quốc gia.

2.5. Pháp luật của một số quốc gia châu Á về bảo vệ và phát huy giá trị di sảnvăn hóa phi vật thể văn hóa phi vật thể

Vấn đề văn hóa và phát triển văn hóa là lĩnh vực bất kỳ quốc gia nào trên thế thế giới cũng đều quan tâm mặc dù ở những cách tiếp cận và triển khai thực hiện khác nhau. Quá trình toàn cầu hóa hiện nay của các quốc gia trên thế giới diễn ra trên mọi mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Vấn đề đặt ra là trong tiến trình hội nhập và phát triển xét dưới góc độ lĩnh vực văn hóa, mô hình văn hóa nào sẽ phù hợp hơn cho Việt Nam, để chúng ta có thể tập trung nghiên cứu, tìm hiểu các giải pháp và học hỏi kinh nghiệm. Thực tế cho thấy, có những mô hình bảo tồn và phát triển văn hóa rất thành công ở quốc gia này, nhưng khi đem áp dụng tại quốc gia khác thì lại không hề đem lại hiệu quả mong muốn, thậm chí là phản tác dụng. Các mô hình về phát triển kinh tế, xã hội cũng chịu ảnh hưởng từ thực tiễn này. Vậy cơ hội cho sự thành công ở đây là gì. Theo tác giả Luận án phải xuất phát từ “nền tảng văn hóa” của mỗi quốc gia. Mà nền tảng văn hóa quốc gia chính là sự tương đồng về vị trí địa lý, về tư duy văn hóa, về môi trường văn hóa, về lịch sử văn hóa… Vậy thì nền tảng văn hóa Việt Nam phù hợp với mô hình, thể chế nào. Chúng ta là quốc gia Châu Á, về mặt vị trí địa lý, Việt Nam thuộc về nhóm các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, về mặt văn hóa, chúng ta lại thuộc về nhóm các chủ thể Đông Bắc Á như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore78. Từ cách tiếp cận này, tác giả tập trung nghiên cứu và trình bày về pháp luật của một số quốc gia

78 Nguyễn Sĩ Dũng, “Để Việt Nam hóa rồng”, https://vnexpress.net/de-viet-nam-hoa-rong-4236975.html, truy cập ngày 03/4/2021.

58

châu Á, khối các nước Đông Bắc Á về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)