Vai trò của di sản văn hóa phi vật thể đối với pháttriển xã hội

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (Trang 50 - 52)

7. Bố cục của Luận án

2.1.4. Vai trò của di sản văn hóa phi vật thể đối với pháttriển xã hội

Edouard, cố nghị trưởng Pháp từng nói: “Văn hóa, đó là cái còn lại khi người ta đã quên hết cả, đỏ là cái vẫn thiếu khi người ta đã học đủ cả” (La culture, c’est ce qui reste quand on a tout oublié, c’est ce qui manque quand on a tout appris).

Và, xét đến cùng yếu tố cấu thành nên đặc trưng văn hóa, tinh hoa văn hóa thể hiện qua di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa phi vật thể là nguồn sức mạnh, là động lực to lớn tạo nên những minh chứng hùng hồn về truyền thống, không chỉ trong quá khứ, hiện tại mà cả tương lai của dân tộc. Di sản văn hóa phi vật thể giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, cộng đồng và từng cá nhân, là chất keo cố kết các tộc người của quốc gia. Vai trò quan trọng của các di sản văn hóa phi vật thể thể hiện trong các khía cạnh sau:

- Di sản văn hóa phi vật thể tạo nên môi trường văn hóa của các cộng đồng

Văn hóa gồm mọi khía cạnh của con người trong đời sống hàng ngày và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong đó di sản văn hóa phi vật thể là những phần cốt lõi của giá trị tinh thần tạo môi trường văn hóa nuôi dưỡng đời sống cá nhân, cộng đồng đặc biệt có ý nghĩa trong việc tái sản xuất sức lao động của con người. Sự tổng hòa của mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa - xã hội tạo môi trường thuận lợi cho cá nhân tồn tại và phát triển với tác động qua lại với các cá nhân khác trong cộng đồng và với cộng đồng.

Di sản văn hóa phi vật thể không chỉ thể hiện và có hình thức biểu hiện mà còn gắn với vật thể và không gian văn hóa xung quanh, chính không gian này là rất quan trọng trong gìn giữ, lưu truyền các di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng.

- Di sản văn hóa phi vật thể tạo nên nét đặc trưng riêng của cộng đồng, dân tộc

Trong cuộc cách mạng công nghệ và xu thế toàn cầu hóa, mọi ranh giới hành chính bị xóa mờ, giá trị văn hóa truyền thống mang tính bản sắc dân tộc còn được lưu lại là yếu tố cá biệt hóa giữa các quốc gia, dân tộc. Việc bảo vệ và phát huy được giá trị của di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng, dân tộc tạo nên nguồn lực tinh thần mạnh mẽ, từ đó có bước đi vững chắc, phù hợp để phát triển. Quá trình đó sẽ tiếp nhận những giá trị tích cực từ bên ngoài cùng với giá trị văn hóa cốt lõi để phát triển. Di sản văn hóa phi vật thể chứa đựng giá trị tinh thần và những tinh túy được sáng tạo trong quá khứ được lưu truyền qua các thế hệ có giá trị trong giáo dục truyền thống các tầng lớp trong xã hội nhất là thế hệ trẻ. Những giá trị truyền thống này cùng với những cái mới luôn ngừng vận động là cơ sở cho sáng tạo trong văn hóa đời sống. Theo đó, những giá trị văn hóa tốt đẹp tiếp tục được phát triển.

- Di sản văn hóa phi vật thể là nền tảng tinh thần cho dân tộc

Các giá trị truyền thống nói chung và các giá trị di sản văn hóa phi vật thể nói riêng đóng vai trò quan trọng trong nền tảng tinh thần của cộng đồng. Như đã phân tích ở nội dung trên, văn hóa là giá trị cốt lõi của tinh hoa dân tộc trong đó di sản

42

văn hóa vật thể là tài sản hữu hình là những biểu hiện cụ thể còn di sản văn hóa phi vật thể là những giá trị tinh thần to lớn được sáng tạo qua lao động và sản xuất. Các biểu hiện cụ thể của di sản văn hóa phi vật thể như nghệ thuật trình diễn dân gian, không gian văn hóa giúp kết nối cá nhân riêng lẻ trong cộng đồng thành một tập hợp thống nhất có nội lực.

- Di sản văn hóa phi vật thể là tài sản để phát triển kinh tế

Di sản văn hoá Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Di sản văn hóa phi vật thể là những sáng tạo của thế hệ tiền nhân để lại cho thế hệ hôm nay, đều là những “hòn ngọc quý”65. Xu hướng thừa nhận và khẳng định tiềm năng kinh tế to lớn của di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng đã trở nên phổ biến và nhận được nhiều sự ưng thuận, ủng hộ của nhiều quốc gia, trong đó có các quốc gia đã phát triển. Bản thân các tổ chức văn hóa và kinh tế lớn trên thế giới hiện nay như World Bank, UNCTAD, WIPO, ADB, UNESCO, DCMS (Anh) cũng đồng rằng việc hỗ trợ cho sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa66 nên được tái định nghĩa lại như là một sự đầu tư cho phát triển hơn là hoạt động chi và rằng các ngành công nghiệp văn hóa là những nhân tố quan trọng cho tăng trưởng và thịnh vượng về kinh tế năng động, công cụ cho sự đổi mới, giàu có và xóa đói giảm nghèo (Jodhpur Consensus, Guiding Principle 5).

Xuất phát từ sự hiểu biết và đồng thuận này mà nhiều quốc gia như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore đã trở thành những quốc gia dẫn đầu thế giới về việc khai thác và biến nền văn hóa cùng các di sản văn hóa của chính mình thành lợi thế cạnh tranh về kinh tế trong nhiều năm qua. Với sự phong phú, đặc sắc và giàu có về di sản văn hóa phi vật thể, Nhà nước Việt Nam cần hỗ trợ hỗ trợ sự phát triển công nghiệp văn hóa (cụ thể qua các dự án thuộc lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh và audiovisual, xuất bản, thủ công và thiết kế, bản quyền, đa ngành). Bằng cách ủng hộ sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp đó, chúng ta sẽ nhận ra giá trị kinh tế lớn lao của các di sản văn hóa phi vật thể như là một nguồn tài nguyên được tiếp tục giữ gìn, bảo tồn và phát huy.

65 Nguyễn Chí Bền (2007), “Di sản văn hóa phi vật thể từ sưu tầm, nghiên cứu đến bảo tồn và phát huy”,Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam,Nxb Công ty Mỹ thuật Trung ương, tr,77.

66 Theo Simon Evans của Creative Clusters (Anh) cho rằng, công nghiệp văn hóa là thành phần cơ bản cho ngành công nghiệp sáng tạo (UNCTAD, 2010:7). Một định nghĩa khác, cũng theo quan điểm phát triển, rất đáng lưu tâm về công nghiệp văn hóa và sáng tạo, đó là định nghĩa của Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế của Lander (06/2009), trong đó khẳng định rằng: "Ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo bao gồm tất cả các doanh nghiệp sáng tạo và văn hóa hoạt động chủ yếu theo định hướng thị trường và liên quan đến việc sáng tạo, sản xuất, phân phối và/hoặc phát tán các sản phẩm và dịch vụ văn hóa/sáng tạo") (IFH và KWF, 2011: 3). Định nghĩa này nhấn mạnh đếnđặc tính định hướng thị trưởngcủa ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo, trong đó, các doanh nghiệp liên quan đến việc kinh doanh văn hóa và sáng tạo tìm kiếm nguồn lợi tài chính thông qua thị trường hoặc nói một cách đơn giản hơn, là muốn kiếm tiền thông qua nghệ thuật, văn hóa và sáng tạo.

43

- Di sản văn hóa phi vật thể là cơ sở để giao lưu văn hóa trong nước và quốc tế

Xu thế toàn cầu hóa tạo nhiều điều kiện cho các quốc gia trên thế giới tiếp xúc, giao lưu, tiếp thu các giá trị tinh hoa lẫn nhau. Trên cơ sở của giao lưu văn hóa các quốc gia tạo ra mối quan hệ cho việc hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội. Di sản văn hóa phi vật thể là giá trị của mỗi cộng đồng và dân tộc có tính bản sắc riêng, đặc trưng, khác biệt với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc tính này được đánh giá như điểm mấu chốt để giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, hội nhập và phát triển trong nền kinh tế toàn cầu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)