7. Bố cục của Luận án
2.2.1. Mục đích điều chỉnh pháp luật trong việc bảo vệ và phát huy các
không gian văn hóa nơi di sản văn hóa phi vật thể tồn tại, giúp cho di sản được nguyên vẹn, tránh bị xâm hại, tác động bởi tác nhân bên ngoài làm đối tượng đó bị thay đổi so với ban đầu thông qua việc thực hành và truyền dạy liên tục di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng. Cộng đồng không chỉ bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể mà còn bảo vệ các quy định, luật lệ trong di sản văn hóa phi vật thể của họ, mục đích để cho đối tượng được giữ gìn và giữ được nguyên trạng và nó không bị biến đổi theo thời gian. Bảo vệ còn là việc thực hành và truyền dạy liên tục của cộng đồng, đảm bảo tránh làm sai lệch, lạm dụng hoặc thương mại hóa di sản văn hóa phi vật thể. Bảo vệ không tách rời khỏi phát huy di sản văn hóa phi vật thể vì di sản văn hóa phi vật thể là những đối tượng sống, chứa đựng sinh lực và tồn tại trong các mối quan hệ xã hội phát triển liên tục. Một nền văn hóa đang sống không chỉ bảo vệ mà còn đảm bảo tính thích ứng thông qua những tập quán xã hội liên tục phát triển để hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục. Di sản văn hóa phi vật thể chứa đựng giá trị tinh thần của cộng đồng, xã hội và để bảo vệ và phát huy các giá trị truyền thống trong đời sống xã hội có nhiều yếu tố tác động quan trọng như kinh tế, thể chế, pháp luật… trong đó pháp luật có vai trò quan trọng nhất trong điều chỉnh hành vi của cá nhân, cộng đồng theo hướng bảo vệ hiệu quả và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
2.2. Mục đích, phương pháp điều chỉnh và thực hiện pháp luật về bảo vệ vàphát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
2.2.1. Mục đích điều chỉnh pháp luật trong việc bảo vệ và phát huy các giá trịdi sản văn hóa phi vật thể di sản văn hóa phi vật thể
Pháp luật là công cụ thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng. Luật Di sản văn hóa năm 2001 đã cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng từ những thập niên 80 về văn hóa68. Đây là chủ trương, đường lối mở đường cho luật hóa hoạt động nhận diện, các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản thành các hành vi được pháp luật công nhận và bảo hộ hướng đạt mục tiêu: Nhà nước và xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc69. Cơ quan quản lý nhà nước là chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đảm bảo điều chỉnh có hiệu quả di sản văn hóa phi vật thể, qua đó nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thông qua pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, các văn bản quy phạm pháp luật quy định hành vi được khuyến khích, các hành vi 68 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), “Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46
bắt buộc thực hiện, các hành vi vi phạm trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Xác lập các chuẩn mực công khai, minh bạch để các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, quyền, nghĩa vụ trong việc bảo vệ và phát huy