Pháp luật của Trung Quốc về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (Trang 67 - 69)

7. Bố cục của Luận án

2.5.1. Pháp luật của Trung Quốc về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn

phi vật thể

Trung Quốc là một đất nước rất rộng lớn, nổi tiếng với sự hiện hữu của di sản văn hóa cả về số lượng và chất lượng. Quốc gia này sở hữu số lượng di sản văn hóa phi vật thể lớn theo 5 loại của UNESCO (Lin Qing và Lian Zheng, 2018). Trong quá trình phát triển và quá độ của chế độ chính trị nhất là sau cách mạng Đại văn hóa, Trung Quốc bị tổn thất nặng nề. Suốt những năm sau đó, đường lối của Ban chấp hành Trung ương và Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc đều coi trọng cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần. Năm 1982, Trung Quốc ban hành Luật Bảo vệ văn hóa. Luật này có mối quan hệ chặt chẽ với các Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Kinh tế, Luật Xã hội, Luật Tố tụng. Các văn bản dưới Luật sau đó mở rộng thêm về“thị trường văn hóa”,coi văn hóa như một tiềm năng cho khai thác phát triển kinh tế. Năm 1989, Trung Quốc thành lập Cục Quản lý thị trường văn hóa thuộc Bộ Văn hóa.

Một năm sau khi Công ước năm 2003 của UNESCO được thông qua, Trung Quốc trở thành một trong số quốc gia đầu tiên phê chuẩn Công ước. Kể từ đó, chính phủ Trung Quốc đã không tiếc nỗ lực để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của mình, hoạch định chính sách chiến lược, xây dựng luật và sự ra đời các cơ quan dưới sự bảo trợ của Bộ Văn hóa để áp dụng các chính sách, pháp luật dẫn đến cơn sốt di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trên bình diện quốc tế, Trung Quốc hiện dẫn đầu với 30 hạng mục trong Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận. Vậy điều gì đằng sau nỗ lực bảo vệ văn hóa của chính phủ Trung Quốc! Văn hóa đóng vai trò gì đối với sự thịnh vượng kinh tế và vị thế quốc tế của nó? Nó có tác động gì đến văn hóa và cộng đồng?… Thế giới phải thừa nhận rằng, Trung Quốc đã rất thành công trong việc công bố các Kiệt tác và việc phê chuẩn Công ước đã tạo động lực cho các nỗ lực toàn diện của chính phủ Trung Quốc trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của mình. Chương trình Bảo tồn Văn hóa Dân gian và Quốc gia Trung Quốc đã bắt đầu vào năm 1998; Sau khi đệ trình đề xuất lên Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc vào năm 2002, các nỗ lực bảo vệ đã bắt đầu một cách nghiêm túc. Vào thời điểm Trung Quốc được bầu tại Đại hội đồng UNESCO với tư cách là thành viên của Ủy ban Liên chính phủ 18 thành viên về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2006, cam kết của Trung Quốc đối với điều này bắt đầu thực sự có động lực. Một Trung tâm Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trực thuộc Bộ Văn hóa được thành lập để giám sát công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của đất nước. Các hội thảo và hội nghị chuyên đề quốc tế và quốc gia về chủ đề này đã diễn ra sau đó với sự tham gia của những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể như ông Chen

59

Feilong thành viên của cơ quan trung ương về nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc, giáo sư tại Viện Hàn lâm nghệ thuật Trung Quốc đã giới thiệu chính sách bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của nước này79. Bài viết của ông cập nhật tình hình bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở Trung Quốc, bám sát các dự án đang được tiến hành và cung cấp nhiếu số liệu về lọai hình này. Xu Yiyi, giáo sư tại Học viện Mỹ thuật Nam Kinh và là thành viên của Ủy ban Chuyên gia Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia chỉ ra: “Điều kiện tiên quyết để phát triển và sử dụng di sản văn hóa phi vật thể là sự tôn trọng”80.

Chính phủ Trung Quốc đã thiết lập ngày thứ Bảy tuần thứ hai của tháng 6 là Ngày Di sản Văn hóa và thiên nhiên Trung Quốc, và năm 2011 Trung Quốc ban hành Luật Di sản văn hóa phi vật thể81 sau 30 năm có Luật Văn hóa. Luật Di sản văn hóa phi vật thể có 7 Chương gồm: Chương I là Quy định chung; Chương II là Khảo sát văn hóa phi vật thể; Chương III là Danh sách các hạng mục đại diện của văn hóa phi vật thể; Chương IV là Truyền thống và tuyên truyền di sản văn hóa phi vật thể; Chương V là Trách nhiệm pháp lý; Chương VI là Điều khoản bổ sung. Nội dung của 7 chương trình bày thành 45 Điều.

Việc ban hành Luật Di sản văn hóa phi vật thể cung cấp cơ sở pháp lý để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với mục tiêu thực hiện chương trình bảo tồn trong ba giai đoạn: từ năm 2004 đến năm 2008, các kế hoạch thí điểm và kiểm kê nhằm cứu vãn các loại hình văn hóa đang biến mất được ưu tiên hàng đầu; Năm 2009 đến năm 2013 sẽ bao gồm việc bảo vệ toàn diện và tập trung các di sản văn hóa phi vật thể đã niêm yết; giai đoạn 2015 - 2020 tập trung hoàn thiện và củng cố hệ thống bảo vệ an toàn. Mục đích là “tăng cường công tác bảo vệ văn hóa dân tộc và văn hóa dân gian, kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa hào hùng của dân tộc, xây dựng nền văn hóa tiến bộ mang bản sắc xã hội chủ nghĩa Trung Quốc”. Tuyên bố này là một dấu hiệu cho thấy ý định của Trung Quốc trong việc định hình việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của họ mặc dù theo tiêu chuẩn đánh giá của Công ước 2003.

Mặc dù tạo nhiều thuận lợi cho việc quản lý di sản văn hóa phi vật thể nhưng Luật Di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc đã bộc lộ nhiều hạn chế. Nhiều quy định không thực sự có hiệu quả đối với bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể từ góc độ dân sự mà chỉ có ý nghĩa ở góc độ hành chính. Điều này do đặc điểm của các di sản văn hóa phi vật thể là rất đa dạng nhiều loại hình nên các quy định pháp luật mang tính bao quát không phủ hết được các di sản văn hóa phi vật thể có nhiều đặc điểm riêng, mang tính cá biệt. Hơn nữa, đó là sự lạc hậu trong pháp luật về bảo vệ di sản

79 Chen Feilong (2009), Chính sách bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Trung Quốc, Tạp chí L’Internationale de rimaginairera tháng 6/2009.

80 Xu Yiyi ( 2009), "Bảo vệ di sản phi vật thể: Tìm lại giá trị của "Bàn tay", "Oriental Morning Post", ngày 16 tháng 2 năm 2009.

60

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)