Hình thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (Trang 58 - 60)

7. Bố cục của Luận án

2.3.2. Hình thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Trong pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, áp dụng pháp luật khá phổ biến. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện các hoạt động tác nghiệp nhằm tăng cường việc bảo vệ và phổ biến các giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống. Đó là hoạt động nhận diện, kiểm kê lập hồ sơ khoa học nhằm mục đích lưu giữ thông tin về giá trị văn hóa, và nếu đủ điều kiện thì ghi danh di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể hoặc đề xuất ghi danh di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục đại diện di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Việc ghi danh các di sản văn hóa phi vật thể thực chất là hình thức chính thức hóa, hợp thức hóa việc bảo vệ các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương. Sau đó, một loạt các biện pháp cụ thể được triển khai nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể bao gồm các hoạt động truyền thống, tuyên truyền, tổ chức ngày hội nhằm tôn vinh giá trị di sản văn hóa phi vật thể, triển khai các lớp học truyền dạy, truyền nghề, thường xuyên giao lưu văn hóa và thực hành các giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học, ghi danh di sản 73 UNESCO (2003),Convention for the Safeguarding of the Intangible Cultural Heritage,Paris, p.4.

50

văn hóa phi vật thể là hình thức áp dụng để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Kiểm kê là quá trình xem xét, kiểm tra chất lượng và ghi chép, thống kê về số lượng. Hoạt động này nhằm thống kê, ghi chép lại số lượng và kiểm tra, xem xét chất lượng của di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn. Theo Luật Di sản văn hóa, đây là hoạt động nhận diện, xác định giá trị và lập danh mục di sản văn hóa (Điều 4, Khoản 15). Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là bước đệm của công tác lập hồ sơ khoa học của di sản văn hóa phi vật thể.

- Di sản văn hóa phi vật thể có nhiều loại hình khác nhau và lại là những tài sản phi vật chất, do đó kiểm kê không chỉ dừng lại ở ghi chép mà còn cần chụp ảnh, quay phim thể hiện sự tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể cùng với cộng đồng sở hữu di sản văn hóa phi vật thể. Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể gồm các bước: chuẩn bị kiểm kê; khảo sát thống kê sơ bộ di sản; kiểm kê khoa học. Toàn bộ quá trình này cần được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tính khách quan và tôn trọng sự thật cũng như cộng đồng sở hữu di sản văn hóa phi vật thể. Hoạt động kiểm kê di sản là hoạt động mang tính khoa học, cần được đánh giá khách quan bởi cán bộ có kiến thức về văn học, lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa. Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể tốt nhất cần có sự tham gia của nhà nghiên cứu văn hóa để có thể đánh giá đúng đắn những giá trị tiềm ẩn của mỗi loại hình di sản văn hóa phi vật thể.

Nội dung kiểm kê bao gồm: Tên di sản văn hóa phi vật thể; địa bàn lưu truyền di sản văn hóa phi vật thể; lịch sử hình thành di sản văn hóa phi vật thể; đặc điểm của di sản văn hóa phi vật thể; tình trạng di sản văn hóa phi vật thể; những đề xuất tiếp theo đối với di sản văn hóa phi vật thể.

Kết quả của kiểm kê, đánh giá là thông tin chính xác về số lượng, đặc điểm, cộng đồng sở hữu, giá trị lịch sử, nghệ thuật và khoa học của di sản văn hóa phi vật thể. Kết quả kiểm kê là thông tin cơ bản để lập hồ sơ khoa học phục vụ cho công tác quản lý, lập danh mục cấp tỉnh về di sản văn hóa phi vật thể, hay cấp quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể. Ngoài ra, thông tin từ kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là tài liệu phục vụ công tác lưu truyền, giáo dục, quảng bá giá trị di sản văn hóa phi vật thể, phục vụ công tác nghiên cứu, phát triển kinh tế - xã hội.

- Lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể cần: đầy đủ tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể, các tài liệu đảm bảo có sự liên quan đến một di sản văn hóa phi vật thể cụ thể, có tính xác thực, khách quan, và khoa học, cũng như chứa đựng đầy đủ thông tin cần thiết. Hồ sơ khoa học của di sản văn hóa phi vật thể có thể gồm 3 loại: Hồ sơ về một di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ về tổ hợp di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ chuyên đề (chuyên sâu về một khía cạnh đặc biệt nào đó của di sản văn hóa phi vật thể). Đối với việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Khoản 3, Điều 3, Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL), cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị

51

xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được giao nhiệm vụ tiến hành kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục quốc gia di sản văn hóa phi vật thể.

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)