Chủ thể pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (Trang 57 - 58)

7. Bố cục của Luận án

2.3.1. Chủ thể pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

thông qua cách thức như kiểm kê, xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể; lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể, quy hoạch và khoanh vùng bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Một mặt giúp chủ sở hữu di sản văn hóa phi vật thể yên tâm thực hành giá trị di sản trong cộng đồng, mặt khác cơ chế quản lý di sản văn hóa phi vật thể được triển khai ở các cấp quản lý nhà nước có tác dụng khuyến khích và phục dựng được giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng và giúp các nó phát triển và lan tỏa mạnh mẽ không chỉ trong cộng đồng sở hữu mà cả các nhóm cộng đồng lân cận trong quốc gia và vươn tầm vóc trên trường quốc tế.

2.3. Chủ thể, hình thức và tiêu chí bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phivật thể vật thể

2.3.1. Chủ thể pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vậtthể thể

Chủ thể được xác định bao gồm: cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cá nhân, nhóm người, cộng đồng dân cư.

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Cơ quan nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thiết lập hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Các quan hệ điều chỉnh này được hoàn thiện dần cùng với sự hoàn thiện của thiết chế nhà nước tại Việt Nam. Các chủ thể là người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước là người đứng đầu trong mỗi cơ quan hoặc bộ phận chuyên trách, hay hội đồng xét duyệt, đề xuất.

Luật Di sản văn hóa quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa; Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa theo phân công của Chính phủ; Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa; Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ72.

- Cá nhân, nhóm người, cộng đồng dân cư.

Chủ thể là cộng đồng, nhóm người, cá nhân là chủ thể có vai trò hết sức quan trọng trong quan hệ về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Cộng đồng, nhóm người và cá nhân thực hành và truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể. Đó là những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc thực hành 72 Quốc hội (2009), Điều 55 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Hà Nội.

49

và/hoặc truyền dạy một di sản văn hóa phi vật thể (hoặc một loạt các di sản) và/hoặc những người coi nó là một phần của di sản văn hóa của họ. Theo Lời nói đầu của Công ước năm 2003, “các cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng bản địa, nhóm người và trong một số trường hợp, các cá nhân, đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất, bảo vệ, duy trì và tái tạo di sản văn hóa phi vật thể, từ đó giúp làm phong phú thêm sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người”73.

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phải có sự tham gia của cộng đồng, bởi: Họ là những người làm cho di sản văn hóa phi vật thể sống, qua đó thể hiện bản sắc của mình; di sản văn hóa phi vật thể thuộc về di sản của họ; Bảo vệ là việc thực hành và truyền dạy liên tục của cộng đồng; Bảo vệ bắt buộc phải có sự tự nguyện đồng thuận và tham gia của họ - nếu không sẽ thất bại. Cộng đồng đóng vai trò cung cấp thông tin, tích cực tham gia, hợp tác, thảo luận về việc áp dụng biện pháp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Họ có thẩm quyền cho phép việc tiếp cận các phương diện của di sản, bảo vệ các quy định, luật lệ trong di sản của họ. Nhấn mạnh sở hữu và thẩm quyền về di sản, đồng thời đảm bảo tránh làm sai lệch, lạm dụng hoặc thương mại hóa.

Quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể này được cụ thể hóa trong luật sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc tham gia tích cực hay không vào hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Khác với hầu hết các quan hệ pháp luật khác, vai trò và trách nhiệm của chủ thể là các nhân, nhóm người và cộng động cần được quy định rõ ràng và cụ thể gắn với quyền lợi và trách nhiệm của chủ thể trong quan hệ pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể.

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)