7. Bố cục của Luận án
2.1.3. Tiêu chí của di sản văn hóa phi vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể vô cùng phong phú và đa dạng, thể hiện ở nhiều hình thái, cấu trúc, thành tố, chức năng khác nhau, do vậy iệc đánh giá cần dựa trên những quan điểm và những tiêu chí nhất định. Đối với việc đánh giá các di sản văn hoá nói chung, di sản văn hoá phi vật thể nói riêng, có thể có những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Điều này phụ thuộc vào những hoàn cảnh lịch sử nhất định, đồng thời cũng phụ thuộc vào những quan điểm và tiêu chí xã hội nhất định được thể hiện cụ thể ở những người đánh giá. Trên cơ sở các văn bản của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những tiêu chí về văn hóa phi vật thể do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của Cục Di sản văn hóa về nghiên cứu, bảo tồn di sản văn hóa, xác định tiêu chí của di sản văn hóa phi vật thể cụ thể như sau:
- Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương, nhưng không giới hạn về số lượng. Về chất lượng loại hình văn hoá phi vật thể nào càng phản ánh được các giá trị cổ truyền, dân tộc mà cộng đồng đang thực hành, thừa nhận như là bản sắc văn hóa của họ thì càng được đánh giá cao. Nói cách khác, cần đề cao các giá trị riêng có tính lịch sử tạo nên bản sắc văn hóa của các nhóm cộng đồng, tộc người thực hành các loại hình di sản văn hoá này.
- Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ. Mỗi di sản văn hóa phi vật thể có hình thức hiểu hiện riêng qua câu hát, điệu múa, nghệ thuật trình diễn nào đó.., chỉ cần xác định tính chất, đặc điểm của di sản là phải được chuyển giao qua nhiều thế hệ, được tái tạo thích nghi với môi trường sống thì cần được công nhận. Trong quá trình tiến hành điều tra nghiên cứu, kiểm kê, ngoài những giá trị văn hóa có tính lịch sử, kế thừa, cần ghi nhận những biến đổi của thực hành di sản, trong đó có những yếu tố mới, mặc dù có thể chưa hình thành nên giá trị văn hoá cho cộng đồng, hoặc đang gây tranh cãi trong cộng đồng và xã hội.
- Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài: di sản đã hoặc đang được lưu truyền và sử dụng rộng rãi trong cộng đồng, đại diện cho bản sắc cộng đồng; được cộng đồng công nhận.
- Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ: cộng đồng dân cư là chủ thể nắm giữ, bảo vệ và lưu truyền di sản văn hóa phi vật thể. Giá trị của di sản trên các khía cạnh: lịch sử, nghệ thuật, khoa học, gắn kết cộng đồng. Mỗi di sản văn hóa phi vật thể cần thể hiện được giá trị của nó trên cả ba lĩnh vực về lịch sử, về nghệ thuật, về khoa học. Hơn nữa, điều quan trọng khác là nó có giá trị trong tăng tính liên kết giữa các cá nhân trong cộng đồng và tăng tính cố kết cộng đồng. Do vậy, cộng đồng có trách nhiệm tự nguyện đề cử, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.
41