Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 150 - 174)

5.3.3.1. Ổn định môi trường thể chế

Trong thời gian qua, Việt Nam đã rất nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt

động liên quan đến vay và trả nợ. Tuy nhiên, việc thay đổi các luật lệ và các chính sách có thể gây trở ngại cho đầu tư dài hạn. Do vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần thiết phải cải cách kinh tế một cách sâu rộng, trọng tâm là đổi mới và phát triển thể chế. Bởi đây là điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế. Để làm được điều này, trong thời gian tới, Việt Nam cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, cần thiết thay đổi quan điểm về quản lý kinh tế theo hướng: Chính phủ không can thiệp sâu vào mọi vấn đề kinh tế như trước. Việc điều chỉnh các hoạt

động kinh tế được thực hiện thông qua Luật. Do vậy, các luật điều chỉnh cần đảm bảo nguyên tắc là phù hợp với thực tiễn hoạt động, phù hợp với đặc điểm kinh tế

quốc gia, phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc biệt là có các chế tài xử lý vi phạm một cách cụ thể, chặt chẽ và có tính nghiêm minh.

Thứ hai, có kế hoạch giải quyết triện để các vấn đề như giảm thiểu thâm hụt ngân sách nhà nước, cân đối cán cân thanh toán, thu hẹp chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước, kiểm soát chặt chẽ tổng lượng tiền cung ứng trong lưu thông, kiềm chế thành công lạm phát, bứt phá ra khỏi tình trạng đình trệ sản xuất, quản lý linh hoạt tỷ giá hối đoái…

5.3.3.2. Cải thiện môi trường đầu tư

Nhằm thu hút các nguồn lực tài chính, đặc biệt là các nguồn lực không gây nợ, trong thời gian tới, Việt Nam cần quan tâm đến các giải pháp sau:

Một là, đổi mới cơ chế vềđầu tư, giảm bớt các thủ tục hành chính, Việt Nam

đã từng là quốc gia đứng đầu khu vực Đông Nam Á về thu hút đầu tư FDI, song do thủ tục hành chính thực hiện dự án đầu tư rườm rà, phức tạp đã khiến môi trường

đầu tư kinh doanh tại Việt Nam trở nên kém hấp dẫn, khiến Việt Nam dần mất đi vị

kinh doanh tại Việt Nam do thủ tục quá rườm rà và gia tăng chi phí [70]. Bởi vậy,

đổi mới cơ chế quản lý, giảm bớt các thủ tục hành chính là yếu tố hết sức quan trọng để thu hút và “giữ chân” các nhà đầu tư FDI.

Hai là, đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và tính thực tiễn của các văn bản pháp luật. Trong đó, cần có chính sách rõ ràng, công bằng trong đối xử với Việt kiều.

Ba là, cần cải thiện tính minh bạch của hệ thống thông tin, đặc biệt là thông tin về diễn biến nền kinh tế, thông tin về các số liệu kinh tế vĩ mô, thông tin về hệ

thống các văn bản pháp luật,… bởi đây chính là điều kiện giúp các nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận với thông tin và phân tích chính xác điều kiện kinh doanh của Việt Nam.

Bốn là, cần có sựđối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các khu vực kinh tế, đặc biệt trong các vấn đề có liên quan nhưđất đai, vốn vay ngân hàng, thuế

thu nhập doanh nghiệp… cần thiết có sự minh bạch giữa quyền lợi và trách nhiệm của các các bên tham gia.

Năm là, cần đầu tư hơn nữa vào cơ sở vật chất hạ tầng, đặc biệt là giao thông

đô thị, điện, nước…

5.3.3.3. Cải thiện hệ thống tài chính quốc gia

Đểđáp ứng yêu cầu về quản lý nợ nước ngoài trong xu hướng tự do hóa tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cũng cần cải thiện hệ thống tài chính quốc gia, tiến tới mở cửa thị trường tài chính. Tuy nhiên, việc mở cửa như thế nào

để vừa kiểm soát được tình hình trong nước theo định hướng phát triển và hội nhập, vừa tránh được những rủi ro từ bên ngoài là không vấn đề không hềđơn giản. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần thực hiện:

Thứ nhất, cấu trúc lại toàn bộ hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại có tình trạng nợ xấu cao; Hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ, hoặc có sức khỏe yếu… nhằm tăng cường sức mạnh của hệ

thống ngân hàng. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm thích đáng đến đổi mới và hiện

tế, đảm bảo tính chính xác, tính hệ thống, tính công khai, minh bạch của hệ thống báo cáo tài chính giúp các ngân hàng được tiếp cận một cách đầy đủ và chính xác về

thị trường nói chung và khách hàng nói riêng, đây cũng được coi là một trong những biện pháp quan trọng nhằm giảm thiểu tình trạng nợ xấu của các ngân hàng hiện nay.

Thứ hai, cần đẩy nhanh tiến độ giai đoạn kết thúc tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước bên cạnh tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế.

Thứ ba, cần cải thiện hành lang pháp lý, đặc biệt là các quy định liên quan

đến phá sản, định giá tài sản, quyền sử dụng đất, kinh doanh ngoại tệ… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây chính là các biện pháp giúp các ngân hàng có thể bảo toàn vốn, nâng cao khả năng sinh lời, thu hút dong ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, là cơ sở giúp nền kinh tế biến lượng vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư thành đầu tư cho quá trình sản xuất, đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho phát triển kinh tế đất nước. Ngoài ra, những biện pháp này cũng tác động tích cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, từđó nâng cao năng lực trả nợ cho nền kinh tế.

5.3.3.4. Thay đổi hình ảnh của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế • Đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng trong bộ máy quản lý

Theo các nguồn báo cáo quốc tế, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tình trạng tham nhũng rất phổ biến. Tình trạng này cản trở hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy, để đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, minh bạch hóa thông tin và thủ tục hành chính, bởi tình trạng thông tin không được công khai, minh bạch, thủ tục hành chính chưa đến được với những người sử dụng rất có thể dẫn đến sự lũng đoạn, nhũng nhiễu, hối lộ, tình trạng gia tăng chi phí để có được các thông tin cần thiết của các doanh nghiệp… Do vậy, mọi thông tin và thủ tục hành chính liên quan đến nợ nước ngoài và quản lý nợ

Thứ hai, cần quyết liệt cải cách thủ tục hành chính; giảm tải các khâu, các thủ tục không cần thiết; các văn bản hướng dẫn cần chi tiết, cụ thể, rõ rang, tránh hiểu nhiều ý, và có thể thực hiện được.

Thứ ba, cần xây dựng quy trình nghiệp vụ cho các đầu công việc; quy định quyền và trách nhiệm cho các cơ quan quản lý, các cán bộ quản lý, tránh tình trạng quy hoạch treo hoặc đầu tư tràn lan.

Thứ tư, cần đẩy mạnh công tác giám sát và xử lý sai phạm một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Các tổ chức và cá nhân thực hiện giám sát phải được trao quyền và được đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản.

Gia tăng hệ số tín nhiệm quốc gia

Kể từ năm 2002, Việt Nam đã chính thức mời các tổ chức xếp hạng hệ số tín nhiệm có uy tín như Standard & Poors, Moody’s, Fitch Ratings để đánh giá các khoản nợ nước ngoài của quốc gia. Trong các kết quả đánh giá, phần lớn đều cho thấy, hệ số tín nhiệm ở mức BB hoặc BB-. Theo các chuyên gia của các tổ chức này, hệ số tín nhiệm của Việt Nam về nợ nước ngoài trong tương lai sẽ có thể có triển vọng nếu Việt Nam thực hiện cải cáh và duy trì chiến lược vay nợ thận trọng

[71]. Do vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần có các biện pháp nhằm gia tăng hệ

số tín nhiệm, cụ thể, Việt Nam có thể thực hiện bằng cách cải thiện các chỉ tiêu dùng đểđánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia như nhóm chỉ tiêu đánh giá rủi ro kinh tế

như tốc độ tăng trưởng kinh tế, triển vọng kinh tế quốc gia, sự linh hoạt của cán cân thanh toán, tình trạng thâm hụt hay thặng dư ngân sách nhà nước, quy mô nợ nước ngoài; hay các chỉ tiêu đánh giá rủi ro chính trị như hệ thống chính trị, môi trường

KẾT LUẬN

Nợ nước ngoài được xem là một nhân tố cực kỳ quan trọng và cần thiết cho quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi mà xu hướng mở cửa hòa nhập nền kinh tếđã trở thành phổ biến.

Tuy nhiên, việc quản lý nợ không hiệu quả có thểđưa một nước lâm vào tình trạng hết sức khó khăn về tài chính, thậm chí có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ. Việc giám sát vay nợ nước ngoài không chặt chẽ và các kết quả báo cáo về quản lý nợ không đầy đủ có thể dẫn tới sự mất cân đối nghiêm trọng cho nền tài chính quốc gia. Việc sử dụng nguồn vốn từ nước ngoài kém hiệu quả, sai mục tiêu và sự

trì trệ trong thay đổi chính sách để thích nghi với bối cảnh quốc tế có thể khiến các nước vay nợ có nguy cơ trở thành những nước mắc nợ trầm trọng. Chính vì vậy, quản lý hiệu quả nợ nước ngoài là vấn đề không phải dễ dàng giải quyết đối với Việt Nam hiện này.

Từđòi hỏi trên, tác giảđã nghiên cứu và hoàn thành các nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, trình bày một cách có hệ thống những lý luận cơ bản về nợ nước ngoài, quản lý nợ nước ngoài và hiệu quả quản lý nợ nước ngoài. Xây dựng mô hình quản lý nợ nước ngoài bao gồm: Mục tiêu quản lý nợ nước ngoài, chủ thể quản lý nợ nước ngoài, phương thức quản lý nợ nước ngoài, công cụ quản lý nợ nước ngoài và đối tượng quản lý nợ nước ngoài.

Thứ hai, phát triển hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài trên cơ sở bộ chỉ tiêu của World Bank, IMF và nhóm sáng kiến HIPCs

Thứ ba, nghiên cứu, xác định các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ nước ngoài, trên cơ sở đó, thiết lập mô hình các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nợ

nước ngoài của Việt Nam dưới góc độ khả năng trả nợ nước ngoài nợ nước ngoài. Thứ tư, phân tích thực trạng nợ nước ngoài, quản lý nợ nước ngoài và đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013. Qua

nợ nước ngoài. Đồng thời, luận án cũng đưa ra kết quảđánh giá hiệu quả quản lý nợ

nước ngoài thông qua ma trận SWOT.

Thứ năm, trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ, luận án sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 18.0 để lượng hóa mức độ tác động của các yếu tố tới hiệu quả nước ngoài.

Thứ sáu, trên cơ sở phân tích dữ liệu, phân tích thực trạng về quản lý nợ

nước ngoài, đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam, và trên cơ sở

nghiên cứu bài học kinh nghiệm trong quản lý nợ nước ngoài của một số quốc gia trên thế giới, tác giảđề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam tới năm 2020:

Nhóm thứ nhất, trên cơ sở mô hình đánh giá tác động của các yếu tố tới hiệu quả nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ, luận án đã đưa ra các giải pháp nhằm: nâng cao hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài; tăng trưởng xuất khẩu bền vững; cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước và cán cân thanh toán.

Nhóm thứ hai, nhóm giải pháp liên quan đến quản lý nợ, bao gồm: (i) nâng cao năng lực của các chủ thể quản lý nợ; (ii) hoàn thiện công cụ quản lý nợ; (iii) hoàn thiện phương thức quản lý nợ; (iv) các giải pháp liên quan đến đối tượng quản lý nợ.

Nhóm thứ ba, những giải pháp mang tính hỗ trợ bao gồm các giải pháp nhằm

ổn định môi trường thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, cải thiện hệ thống tài chính quốc gia, và các giải pháp nhằm mục đích thay đổi hình ảnh của Việt Nam trên thị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường tài chính quốc tế.

Những giải pháp trên nếu được vận dụng một cách đầy đủ thì chắc chắn rằng Việt Nam sẽ đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra, nâng cao hiệu quả

quản lý nợ nước ngoài, từđó tạo thế và lực cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa kinh tếđất nước nhất định sẽ giành được thắng lợi.

Hạn chế của đề tài là hệ thống số liệu thứ cấp còn chưa đồng bộ, bởi cho đến nay, các số liệu về nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn chưa được công khai trong hệ

thống số liệu thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê. Do vậy, các số liệu được sử dụng trong phân tích, đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam

được trích từ các Bản tin nợ nước ngoài và Bản tin nợ công do Bộ Tài chính. Mặc dù vậy, trong các bản tin này cũng không công bố số liệu chi tiết về nợ nước ngoài. Do đó, trong quá trình phân tích, tác giả phải tính toán các số liệu dựa trên nguồn dữ

liệu của Bộ Tài chính, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB). Hơn nữa, trong mô hình nghiên cứu tác động của các yếu tố tới hiệu quả

quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ, do chuỗi số liệu chưa đủ lớn, nên các số liệu phản ánh quy mô trong luận án được giả định là bình quân bằng nhau cho các quý trong năm với điều kiện là trong năm đó, không có sự biến động lớn về ngân sách nhà nước và các cân thanh toán giữa các quý.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Anh Quân (2011), Nóng chuyện vay nợ nước ngoài, http://vneconomy.vn/ doanh-nhan/ca-phe-cuoi-tuan-nong-chuyen-vay-nuoc-ngoai 20110817112939199. htm, [truy cập ngày 16/08/2013].

[2] Begg David, Stanley Fisher, Rudiger Dornbush (1992), Kinh tế học, Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội dịch, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

[3] Bloomberg: Nhà đầu tư nước ngoài muốn mua trái phiếu của Việt Nam,

http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=45&sub=83&article=89794, [truy cập

ngày 26/03/2013ư.

[4] Bộ Tài chính (2011), Kỷ yếu hội thảo, Hội thảo quốc tế về quản lý nợ

công và nợ nước ngoài quốc gia, tổ chức ngày 17 tháng 10 năm 2011 tại Hà Nội. [5] Bộ Tài chính, Bản tin nợ nước ngoài số 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07

[6] Bộ Tài chính (2006), Quyết định của Bộ trưởng Bô Tài chính 10/2006/QĐ-BTC ngày 28 tháng 02 năm 2006 về việc ban hành quy chế lập, sử

dụng quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài

[7] Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 21/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 21 tháng 03 năm 2007 hướng dẫn phương pháp tính toán các chỉ tiêu nợ nước ngoài.

[8] Chính phủ Việt Nam (2006), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số

131/2006/QĐ-TTg, ngày 09/11/2006, về việc ban hành Quy chế quản lý vay và sử

dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức

[9] Chính phủ Việt Nam (2006), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 150 - 174)