Kinh nghiệm trong quản lý nợ nước ngoài

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 56 - 62)

Trong lịch sử về quản lý nợ nước ngoài, đã xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng nợ.

Điển hình là khủng hoảng nợ tại Mexico năm 1982 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và tác động của chế độ tỷ giá cố định. Khủng hoảng nợ nước ngoài ở

Argentina vào năm 2001 và Philipines năm 1985 do yếu kém trong năng lực quản lý nợ nước ngoài.

Kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của Philippines

Trong luận án này, tác giả tập trung vào nghiên cứu khủng hoảng nợ nước ngoài tại Philipines do những tương đồng về bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội và khu vực địa lý. Philipines được xem như là hình mẫu về sự thất bại trong quản lý nợ

nước ngoài. Năm 2004, nợ của khu vực công bằng 125% GDP, việc thanh toán nợ

và lãi chiếm 68% chi tiêu của Chính phủ. Bên cạnh đó, hệ số tín nhiệm của Philippines trong bảng xếp hạng của các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm quốc tế bị

[105]. Giai đoạn 1983-1984, tình hình kinh tế vĩ mô vô cùng ảm đạm, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm từ 5,15% năm 1980 xuống còn 1,87% năm 1983 và đột ngột giảm xuống còn -7,32% năm 1984. Tình trạng này được duy trì trong suốt hơn một thập kỷ và không được cải thiện đáng kể trong nhưng năm sau đó. Trong khi đó, tốc

độ tăng trưởng xuất khẩu giảm, dự trữ ngoại tệ thấp, thâm hụt ngân sách ngày càng lớn bên cạnh các khoản nợ quá hạn, lãi quá hạn tăng với tốc độ chóng mặt đã đẩy Philippines rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ nước ngoài [119].

Bên cạnh đó, hệ thống tài chính yếu kém tác động mạnh đến nền kinh tế nói chung và khả năng thanh toán các khoản nợ nước ngoài nói riêng. Hậu quả là nợ

nước ngoài gia tăng, tiết kiệm tài chính thấp và dễ bị tổn thương. Thứ nhất, hệ

thống ngân hàng thiếu tính cạnh tranh, hệ thống ngân hàng Philippines bị phân khúc thành hai phần, một phân khúc thuộc về thị trường tài chính không chính thức, một phân khúc thuộc về hệ thống ngân hàng chính thức [106]. Hệ thống ngân hàng chính thức chủ yếu là các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước được

đánh giá bởi các tiêu chuẩn khác biệt với các ngân hàng tư nhân, tập trung cho vay một số ít doanh nghiệp lớn thuộc các ngành sản xuất công nghiệp và điện tử. Thứ hai, hệ thống tài chính yếu kém đã làm hạn chế nguồn vốn trong nước, Ngân hàng trung ương hoạt động kém hiệu quả, các ngân hàng thương mại liên tục gia tăng các khoản vay nợ nước ngoài và bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay nợ. Thứ ba, việc kiểm soát kém hiệu quả tỷ giá hối đoái đã dẫn tới tình trạng luồng vốn chảy vốn ra nước ngoài. Việc cố định tỷ giá buộc ngân hàng trung ương Philippines phải sử dụng một loạt các nghiệp vụđể giữ tỷ giá cố định, là nguyên nhân của việc tích tụ nợ, việc cố định tỷ giá cũng làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, giảm nguồn thu ngoại tệ để trả nợ. Chính những điều đó đã khiến Philippines rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ nước ngoài đến hạn [102].

Kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của Hy Lạp

Từ lúc bắt đầu tham gia đồng tiền chung châu Âu vào giữa năm 2001 cho

Lạp luôn nằm trong tình trạng thâm hụt 5% so với GDP, trong khi tính trung bình cho toàn khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu, con số này chỉ dừng lại

ở mức 2%/năm. Cùng với thâm hụt ngân sách, cán cân vãng lai của quốc gia này cũng liên tiếp bị thâm hụt, trung bình vào khoảng 9% GDP hàng năm, con số này

ở khu vực đồng tiền chung châu Âu là 1% [59]. Cả hai mức thâm hụt này đều vượt quá trần quy định của Liên minh tiền tệ và kinh tế châu Âu (EMC), đặc biệt là Hiệp ước Bình ổn và Tăng trưởng của Liên minh châu Âu. Để bù đắp lại các khoản thâm hụt kép này, Hy Lạp đã đi vay trên thị trường vốn quốc tế và trong suốt một thập kỷ trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, quốc gia này đã vay mượn khá nặng nề từ bên ngoài, trở thành một con nợ triền miên với tổng số nợ nước ngoài lên tới 115% GDP vào năm 2009 [59]. Sự phụ thuộc quá nhiều vào nợ nước ngoài đã khiến cho nền kinh tế Hy Lạp trở nên dễ bị tổn thương trước những thay đổi niềm tin của giới đầu tư nước ngoài. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ vào mùa thu năm 2008 khiến nhiều quốc gia gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản. Mặc dù vây, Chính phủ Hy Lạp bước

đầu cho thấy những ứng phó khá tốt với cuộc khủng hoảng và đã có thể tiếp tục tiếp cận với nguồn vốn thị trường quốc tế. Tuy nhiên, do nhu cầu chi tiêu tăng quá cao trong khi nguồn thu từ thuế lại giảm nghiêm trọng khiến Hy Lạp lại chìm đắm trong các khoản nợ nước ngoài.

Bắt đầu từ cuối năm 2009, niềm tin của các nhà đầu tư vào chính phủ Hy Lạp bắt đầu bị lung lay khi vào tháng 10, chính phủ mới do Thủ tướng George Papandreou lãnh đạo đưa ra con số ước tính thâm hụt ngân sách mới cho năm 2009 là 12,7% GDP, gần gấp đôi con số ước tính hiện tại lúc đó là 6,7% [59]. Lập tức công bố này đã khiến cho trái phiếu chính phủ Hy Lạp bị ba tổ chức định mức tín dụng lớn của thế giới đánh tụt hạng. Tới cuối tháng 11, thì những lo ngại về tình trạng vỡ nợ của Dubai World lại dấy lên những quan ngại về khả năng xảy ra tình trạng vỡ nợ quốc gia hàng loạt của các chính phủ dưới sức ép của khủng hoảng tài chính, trong đó Hy Lạp với những khoản nợ nước ngoài lớn đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư. Những nghi ngờ về việc chính phủ Hy Lạp đã làm

sai lệch số liệu thống kê và cố tình che giấu mức độ nợ thật sự nhờ vào các công cụ

tài chính phức tạp đã khiến các nhà đầu tư giảm sút lòng tin nặng nề vào quốc gia này. Sự nghi ngờ của giới đầu tư lên đến đỉnh điểm lần nữa vào tháng 4/2010 khi cơ

quan Thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) công bố ước tính về thâm hụt ngân sách của Hy Lạp. Với con số 13,6% GDP, ước tính của Eurostat cao hơn hẳn so với con số ước tính được chính phủ Hy Lạp đưa ra trước đó vào tháng 10/2009.

Điều này lặp lại một câu hỏi về khả năng trả nợ của Hy Lạp với 8,5 tỷ euro (11,1 tỷ đô la Mỹ) đến hạn vào giữa tháng 5/2010 [59].

Có lẽ cơ hội được tiếp cận dễ dàng nguồn tín dụng rẻ từ khi gia nhập Eurozone đã khiến cho chính phủ Hy Lạp chi tiêu quá tay mà quên mất những nghĩa vụ nợ phải trả trong tương lai. Đây là bài học rõ ràng cho những quốc gia đang phát triển nóng theo đuổi những con số đẹp về chỉ tiêu tăng trưởng, nếu cứ tiếp tục đi vay và sử dụng tiền vay như Hy Lạp đã làm trong thập kỷ vừa qua, chắc chắn di sản có thểđể lại cho tương lai sẽ là một món nợ khổng lồ.

Thêm vào đó, Hy Lạp đã cố công làm đẹp các chỉ số kinh tế của mình để gia nhập Eurozone, và kể cả khi đã vào Eurozone để có thể tiếp tục tiếp cận các nguồn tín dụng lãi suất thấp. Vào đầu năm 2001, đã có những bằng chứng cho thấy Hy Lạp

đưa ra những số liệu không trung thực để được gia nhập Eurozone. Đến năm 2004, bằng chứng về việc Hy Lạp công bố số liệu kinh tế giả mạo đã được Eurostat thu thập đủ, nhưng các quan chức của châu Âu vẫn tuyên bố rằng, việc trục xuất Hy Lạp khỏi Eurozone không phải là lựa chọn của họ và cho Hy Lạp thời gian để sửa chữa. Đến năm 2007, EC tuyên bố Hy Lạp đã có những biện pháp khắc phục phù hợp, và thâm hụt của quốc gia này sẽ chỉ còn 2,6% GDP vào năm 2006 và 2,4% vào năm 2007 [59]. Ủy ban cũng đưa ra kết luận rằng “Cơ quan Thống kê của Hy Lạp

đã cải thiện quy trình làm việc của mình” và chất lượng số liệu thống kê của họđã tốt hơn. Tuy nhiên, đến năm 2009, thì một lần nữa câu hỏi về sự gian lận số liệu của quốc gia này lại được lật lại và khủng hoảng nợ đã bùng nổ. Sự thiếu minh bạch trong số liệu thống kê của Hy Lạp đã làm mất niềm tin của các nhà đầu tư mà quốc gia này đã tạo dựng được với tư cách là một thành viên của Eurozone và nhanh

chóng xuất hiện các làn sóng rút vốn ồạt khỏi các ngân hàng của Hy Lạp, đẩy quốc gia này vào tình trạng khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ nước ngoài đã

đến hạn.

Nghiên cứu bài học kinh nghiệm từ Philipenes và Hy Lạp cho thấy, sự thất bại trong quản lý nợ nước ngoài của hai quốc gia này là do:

Thứ nhất, mục tiêu quản lý nợ không rõ ràng. Lẽ ra cần thiết phải quản lý quy mô và cơ cấu nợ nước ngoài, nhằm giảm gánh nặng tập trung vào một thời

điểm; Thêm vào đó, cần thiết phải quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng của các khoản nợ và đánh giá hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài thì Philipenes lại tập trung quá nhiều vào cốđịnh tỷ giá.

Thứ hai, các chủ thể không đủ năng lực trong quản lý nợ nước ngoài. Cụ thể, các chủ thể chính sách không quyết định được nhu cầu vay mượn của nền kinh tế

nên dẫn đến tình trạng vay nợ tràn lan. Các chủ thể kiểm soát một mặt liên tục gia tăng các khoản vay nợ nước ngoài, mặt khác bảo lãnh trên diện rộng đối với các khu vực tư nhân trong vay nợ nước ngoài.

Thứ ba, hai quốc gia này chưa xây chiến lược quản lý nợ trung và dài hạn, chỉ mới có kế hoạch vay và trả nợ hàng năm. Nên công tác quản lý nợ nước ngoài chỉ mang tính chất ngắn hạn, chưa có định hướng, giải pháp hay chính sách dài hạn

đối với nguồn vốn đầy rủi ro này.

Thứ tư, hệ thống thông tin về nợ nước ngoài còn thiếu nhất quán, không minh bạch, không chính xác. Sự gian lận về số liệu của Hy Lạp đã làm mất niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế, do đó đã đẩy quốc gia này vào tình trạng khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ nước ngoài đến hạn.

Kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của Malaysia

Trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1999, Malaysia là quốc gia đã từ chối nhận sự hỗ trợ của IMF và đã khôi phục nền kinh tế chỉ sau 3 năm. Malaysia đã xây dựng chiến lược quản lý nợ nước ngoài với hai mục tiêu rất rõ ràng. Một là, đảm bảo cân đối giữa tổng nguồn tài trợ và tổng nhu cầu về vốn quốc gia; Hai là, luôn duy trì

một nguồn thanh toán nợ nước ngoài phù hợp với khả năng trả nợ của nền kinh tế. Và thực tế là, để giữ nợở mức mong muốn, Chính phủ Malaysia kiên quyết giảm bội chi ngân sách và thâm hụt cán cân thanh toán. Đồng thời, lựa chọn các biện pháp thích hợp để giảm nợ và thanh toán trả trước các khoản nợ đang đến hạn để giảm bớt chi phí tiền vay [31]. Malaysia có một cơ quan quản lý nợ nước ngoài duy nhất là Ủy ban quản lý nguồn thu từ nước ngoài. Đây là cơ quan phối hợp để quản lý nợ nước ngoài do Tổng giám đốc Kho bạc làm chủ tịch và có sự tham gia của Cục Kho bạc, Cục Kế

toán và NHTW Malaysia [31].

Malaysia linh hoạt trong việc vận dụng các biện pháp xử lý nợ để giảm nợ, và ứng phó với khủng hoảng nợ. Trước cuộc khủng hoảng, Malaysia đã xây dựng một thị trường vốn tự do và thị trường chứng khoán mạnh hơn các quốc gia khác như Indonesia, Thái Lan; duy trì các khoản nợ ngắn hạn nhỏ hơn nhiều so với các quốc gia khác, dự trữ ngoại tệ khá lớn, Chính vì vậy mà nền kinh tế Malaysia ít bị

tổn thương trong khủng hoảng [69, trang 561]

Kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của Trung Quốc

Trái ngược với thị trường tài chính mở cửa của Malaysia, hoạt động vay nợ

nước ngoài của Trung Quốc được quản lý rất chặt chẽ. Mặc dù được đánh giá là quốc gia có mức nợ nước ngoài cao, nhưng không được coi là vấn đề đáng quan ngại bởi khả năng nợ nước ngoài của Trung Quốc khá cao và đặc biệt là mức dự trữ

ngoại tệ của Trung Quốc là rất lớn [49, trang 34]

Để đạt được điều đó, Chính phủ Trung Quốc đã không chủ trương tăng nợ

nước ngoài mà tận dụng các nguồn vốn trong nước, và từ FDI.

Thứ hai, việc quản lý các khoản vay nợ nước ngoài chặt hơn so với FDI vì các khoản vay nợ nước ngoài tạo mối quan hệ giữa chủ nợ và con nợ, tạo ra nghĩa vụ

thanh toán các khoản nợ gốc và lãi khi đến hạn. Đây là nghĩa vụ bắt buộc, cứng nhắc nên rất dễ xảy ra rủi ro tín dụng, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của nền kinh tế[38, trang 72].

Về đối tượng vay nợ, Trung Quốc quy định, các NHTM được phép kinh doanh ngoại tệ và một số doanh nghiệp nhà nước đủ lớn, đủ năng lực tài chính mới

được phép vày nợ trực tiếp [49, trang 34].

Về quy trình, trước khi ký hợp đồng vay phải được Tổng cục Quản lý ngoại hối phê chuẩn; sau khi ký hợp đồng vay phải đăng ký với Tổng cục Quản lý ngoại hối; phải mở tài khoản vốn chuyên dùng; phải tuân thủ chế độ báo cáo về rút vốn, trả nợ[49, trang 45,46]

Thứ ba, Trung Quốc có hệ thống thông tin quản lý nối liền Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Tổng cục Quản lý ngoại hối, Tổng cục Hải quan, các NHTM để có thể theo dõi và giám sát chặt chẽ và hoạt động ngoại hối, hoạt động vay và trả nợ.

Nghiên cứu bài học kinh nghiệm từ Malaysia và Trung Quốc cho thấy, sự

thành công trong quản lý nợ nước ngoài của hai quốc gia này là do:

Thứ nhất, chiến lược quản lý nợ nước ngoài có mục tiêu rất rõ rang, đảm bảo cân đối giữa tổng nguồn tài trợ và tổng nhu cầu về vốn quốc gia; và luôn duy trì một nguồn thanh toán nợ nước ngoài phù hợp với khả năng trả nợ của nền kinh tế.

Thứ hai, phương thức quản lý nợ nước ngoài hết sức linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các cấp độ quản lý nợ nước ngoài.

Thứ ba, đối tượng của quản lý nợ luôn được quan tâm, cụ thể là mức dự trữ

ngoại tệđể thanh toán cho các khoản nợđến hạn.

Thứ tư, hệ thống thông tin về nợ nước ngoài có thể theo dõi và giám sát chặt chẽ hoạt động ngoại hối, hoạt động vay và trả nợ.

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)