Trong chương 2, tác giả cho rằng thước đo quan trọng nhất để đo lường hiệu quả quản lý nợ nước ngoài chính là khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia. Do vậy, để nghiên cứu đến các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nợ
nước ngoài, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng trả
nợ nước ngoài. Cũng trong chương 2, luận án đã phân tích các yếu tố tác động
đến khả năng trả nợ nước ngoài, bao gồm:
- Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài: Nghiên cứu bài học kinh nghiệm của các nước thành công và thất bại trong quản lý nợ nước ngoài, tác giả nhận thấy, nếu hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài thấp, tất yếu sẽ dẫn đến một hệ quả là nợ chồng lên nợ, và từđó làm suy giảm khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia. Do vậy, có thể
thấy hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài là yếu tốảnh hưởng mạnh và trực tiếp tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ.
- Tăng trưởng xuất khẩu: Trong nghiên cứu “Debt Sustainability and Overadjustment” (1989), được đăng tại World Development, vol.17, no.1, tác giả
Jaime De Pines đã phân tích yếu tố tăng trưởng xuất khẩu của một quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực trả nợ nước ngoài của quốc gia đó. Jaime De Pines cho rằng nếu một quốc gia không có tăng trưởng xuất khẩu, hoặc tăng trưởng xuất khẩu không ổn định, thì sớm hay muộn, quốc gia đó cũng mất khả năng thanh toán
[90].
- Thâm hụt ngân sách nhà nước: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách nhà nước với nợ nước ngoài, có thể thấy rõ mối quan hệ hai chiều. Một quốc gia rơi vào trạng thái thâm hụt ngân sách càng lớn, nếu quốc gia đó có chênh
lệch giưa tiết kiệm và đầu tư không đủ lớn, thặng dư cán cân thương mại không đủ
lớn để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, quốc gia đó chắc chắn phải tìm nguồn tài trợ
bằng cách vay nợ nước ngoài. Và khi nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước tới khả năng trả nợ nước ngoài, nhiều nhà kinh tế học cho rằng, nếu ngân sách nhà nước càng thâm hụt, khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia đó càng thấp [113, p 177-182].
- Cán cân thanh toán: Cũng trong nghiên cứu “Debt Sustainability and Overadjustment” (1989), Jaime De Pines cho đã chứng minh rằng, nếu thâm hụt cán cân thanh toán của một quốc gia tăng lên vô hạn thì khả năng thanh toán nợ sẽ của quốc gia đó sẽ không thể chịu đựng được [90].
Như vậy, có thể thấy rằng, khả năng trả nợ nước ngoài bị tác động mạnh và trực tiếp bởi 4 yếu tố, đó là: Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài; Tăng trưởng xuất khẩu; Thâm hụt cán cân thanh toán; Thâm hụt ngân sách. Mô hình nghiên cứu có dạng như sau: THNS CCTT TTXK HQSD KNTT =α+α1 +α2 +α3 +α4 (4.1) Trong đó:
- Biến phụ thuộc (KNTT): Khả năng trả nợ nước ngoài - Các biến độc lập (X)
+ HQSD: Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài + TTXK: Tăng trưởng xuất khẩu
+ CCTT: Cán cân thanh toán
+ THNS: Thâm hụt ngân sách nhà nước - α : Hệ số chặn của mô hình
- αi: Tham số hồi quy thứ i