QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
5.3.3.2. Cải thiện môi trường đầu tư
Nhằm thu hút các nguồn lực tài chính, đặc biệt là các nguồn lực không gây nợ, trong thời gian tới, Việt Nam cần quan tâm đến các giải pháp sau:
Một là, đổi mới cơ chế về đầu tư, giảm bớt các thủ tục hành chính, Việt Nam đã từng là quốc gia đứng đầu khu vực Đông Nam Á về thu hút đầu tư FDI, song do thủ tục hành chính thực hiện dự án đầu tư rườm rà, phức tạp đã khiến môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam trở nên kém hấp dẫn, khiến Việt Nam dần mất đi vị trí này. Đã có không ít các doanh nghiệp FDI than vãn rằng họ đang "ngán" việc
151
kinh doanh tại Việt Nam do thủ tục quá rườm rà và gia tăng chi phí [70]. Bởi vậy, đổi mới cơ chế quản lý, giảm bớt các thủ tục hành chính là yếu tố hết sức quan trọng để thu hút và “giữ chân” các nhà đầu tư FDI.
Hai là, đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và tính thực tiễn của các văn bản pháp luật. Trong đó, cần có chính sách rõ ràng, công bằng trong đối xử với Việt kiều.
Ba là, cần cải thiện tính minh bạch của hệ thống thông tin, đặc biệt là thông tin về diễn biến nền kinh tế, thông tin về các số liệu kinh tế vĩ mô, thông tin về hệ thống các văn bản pháp luật,… bởi đây chính là điều kiện giúp các nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận với thông tin và phân tích chính xác điều kiện kinh doanh của Việt Nam.
Bốn là, cần có sự đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các khu vực kinh tế, đặc biệt trong các vấn đề có liên quan như đất đai, vốn vay ngân hàng, thuế thu nhập doanh nghiệp… cần thiết có sự minh bạch giữa quyền lợi và trách nhiệm của các các bên tham gia.
Năm là, cần đầu tư hơn nữa vào cơ sở vật chất hạ tầng, đặc biệt là giao thông đô thị, điện, nước…