Cải thiện cán cân thanh toán

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 142 - 144)

QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM

5.3.1.4. Cải thiện cán cân thanh toán

Để cải thiện cán cân vãng lai, gia tăng thặng dư cán cân vốn và tài chính, ổn định cán cân thanh toán, Chính phủ và các Bộ, ban, ngành có liên quan như NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần triển khai các giải pháp sau:

Thứ nhất, bên cạnh các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu và đẩy mạnh tiến độ giải ngân các dự án ODA, cần tiến hành quản lý và giám sát chặt chẽ thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và các luồng vốn đầu tư vào các thị trường này, tránh hình thành các bong bong tài chính trên các thị trường.

Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giải ngân các dự án FDI, đặc biệt là các dự án lớn, tích cực tổ chức xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ chương trình xúc tiến đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ ba, tích cực rà soát, sửa đổi các quy định hiện hành về theo dõi, thống kê một cách chính xác, đầy đủ các luồng vốn đầu tư cho nền kinh tế, đảm bảo cho các luồng vốn này được thống kê đầy đủ và phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm thực tiễn của Việt Nam.

143

Thứ tư, bên cạnh các giải pháp trên thì các giải pháp điều tiết nhập khẩu được coi là hết sức quan trọng khi mà hiện nay, nền kinh tế thế giới đang chịu tác động của quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa. Hơn nữa, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta khiến nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại, nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất tăng lên hết sức nhanh chóng. Do vậy, nhập siêu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là một tất yếu. Các biện pháp điều tiết nhập khẩu dưới đây là nhằm đạt được một cán cân thanh toán lành mạnh:

Một là, điều chỉnh cơ cấu nhập khẩu. Cơ cấu nhập khẩu là tỷ lệ tương quan giữa các nhóm hàng trong toàn bộ kim ngạch nhập khẩu. Việc đưa ra quyết định nhập khẩu những mặt hàng cần thiết, tạo điều kiện cho nền sản xuất trong nước phát triển là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, cần giảm đến mức tối đa nhập khẩu hàng tiêu dùng, đặc biệt là những mặt hàng trong nước có thể sản xuất được; tạm ngừng nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cho các ngành đã phát triển tương đối mạnh như ngành bia, rượu, đồ uống... và những ngành ưu tiên sử dụng các nguồn lực trong nước. Việc điều chỉnh cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cải thiện cán cân thương mại nói riêng và cán cân thanh toán nói chung.

Hai là, kiểm soát hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. Trong thời gian vừa qua, hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp chưa được quản lý chặt chẽ, gây tình trạng nhập khẩu tràn lan, tác động xấu tới cán cân thanh toán. Vì vậy, nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp theo hướng hạn chế tối đa nhập khẩu hàng tiêu dung theo phương thức vay trả chậm, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các đại lý bán hàng cho người nước ngoài; kiểm soát chặt chẽ viêc nhập khẩu của các dự án FDI và ODA, tránh tình trạng nhập khẩu gian lận

Ba là, áp dụng các phương thức đánh thuế và hạn ngạch nhập khẩu. Đây được coi là một biện pháp hữu hiệu đối với Việt Nam. Tuy nhiên, triển khai biện pháp này cần chú ý đến các điều khoản đã cam kết khi chúng ta gia nhập WTO.

144

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 142 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)