Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 54 - 56)

Yêu cầu đặt ra trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài chính là duy trì mức nợ nước ngoài trong giới hạn an toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như nâng cao năng lực trả nợ của quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, muốn đạt được tốc độ tăng trưởng cao đòi hỏi phải có lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, nếu không có một cơ chế quản lý hữu hiệu thì sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng vốn kém hiệu quả. Việc sử dụng vốn kém hiệu quả sẽ dẫn đến một tình trạng giảm sút năng lực trả nợ. Chính vì vậy, tác giả cho rằng thước đo quan trọng nhất đểđo lường hiệu quả quản lý nợ nước ngoài chính là khả năng trả

nợ nước ngoài của quốc gia. Nghiên cứu đến các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả

quản lý nợ nước ngoài, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả

năng trả nợ nước ngoài. Các yếu tố này bao gồm:

- Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài: Nếu hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài thấp, tất yếu sẽ dẫn đến một hệ quả mà bất cứ quốc gia đi vay nợ đều thấu hiểu là nợ chồng lên nợ, và từ đó làm suy giảm khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia. Do vậy, có thể thấy hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài là yếu tố ảnh hưởng mạnh và trực tiếp tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ.

- Tăng trưởng xuất khẩu: Nếu quốc gia không có tăng trưởng xuất khẩu, hoặc tăng trưởng xuất khẩu không ổn định, thì sớm hay muộn, quốc gia đó cũng mất khả

năng thanh toán [90],

- Thâm hụt ngân sách nhà nước: Khi nghiên cứu vềảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đối với nền kinh tế, nhiều nhà kinh tế cho rằng, nếu ngân sách nhà nước càng thâm hụt, khả năng trả nợ của quốc gia sẽ càng thấp [113, p 177- 182].

- Cán cân thanh toán: Theo Jaime De Pines, nếu thâm hụt cán cân thanh toán tăng lên vô hạn thì khả năng thanh toán nợ sẽ không thể chịu đựng được [90].

Ngoài các yếu tố hưởng trực tiếp tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ, còn một số yếu tố khác ảnh hưởng gián tiếp như:

- Lãi suất: Lãi suất là một nhân tố tác động khá mạnh đến mức tích lũy nợ

nước ngoài, đến ngân sách dành cho trả nợ do lãi suất chiếm tỷ trọng cao trong chi phí vay nợ [111]. Theo Underwood John, khi các yếu tố khác không đổi, lãi suất tăng sẽ làm cho tốc độ nợ sẽ tăng. Do vậy, yếu tố lãi suất có ảnh hưởng gián tiếp

đến khả năng trả nợ nước ngoài.

- Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có thể có tác động làm tăng hoặc giảm giá trị các khoản nợ. Các hợp đồng vay nợ được ký kết dựa trên một đồng tiền nhất

định, thường là đồng tiền của nước cho vay. Việc đồng tiền vay bị tăng/giảm giá vào thời điểm trả nợ sẽ làm cho giá trị nợ tăng hoặc giảm tương ứng. Nếu đồng tiền vay có xu hướng tăng giá liên tục, gánh nặng nợ cũng sẽ có xu hướng tăng liên tục. Tương tự như vậy, nếu đồng nội tệ mất giá so với đồng tiền vay thì gánh nặng nợ

cũng bị trầm trọng thêm.

Ngoài các yếu tố định lượng này, còn có các yếu tố định tính tác động đến khả năng trả nợ nước ngoài nói riêng và hiệu quản quản lý nợ nước ngoài nói chung, các yếu tố này bao gồm:

- Thể chế chính trị: Nếu thể chế chính trị trong nước ổn định sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài. Ngược lại, nếu thể chế chính trị trong nước không ổn định sẽảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu và lãi suất các khoản nợ nước ngoài, thậm chí làm giảm mức hấp thụ vốn, giảm hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài và cuối cùng sẽảnh hưởng tới hiệu quản quản lý nợ nước ngoài.

- Mức độ ổn định của nền kinh tế vĩ mô: Chính sách vĩ mô của nền kinh tế

như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách phân phối… có ảnh hưởng gián tiếp tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài. Cụ thể, nếu các chính sách kinh tế vĩ

mô ổn định, phù hợp với thực tiễn hoạt động của nền kinh tế sẽ góp phần quản lý nợ

nước ngoài một cách có hiệu quả.

- Môi trường chính sách: Các nhà tài trợ, các nhà đầu tư rất quan tâm đến môi trường kinh tế vĩ mô của các nước đi vay. Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn

trợ và đầu tư nước ngoài. Một chính sách kinh tế mở tạo điều kiện cho cầu về nguồn vốn trong nước có cơ hội gặp cung về vốn trên thị trường quốc tế.

Các nhà kinh tếđã rút ra kết luận là vay nợ, viện trợ chỉ có tác động tích cực

đến tăng trưởng kinh tếđối với các nền kinh tế có môi trường chính sách vĩ mô tốt

[82]. Các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi các chính sách quản lý nợ nước ngoài có hiệu quả. Chính sách tỷ giá và lãi suất hợp lý có thể góp phần giảm thiểu hoặc tránh được các nguy cơ khủng hoảng tài chính.

Chính sách chi tiêu công có tác động quan trọng đến quản lý nợ nước ngoài. Các khoản vay của chính phủ thường được dùng đầu tư vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Lĩnh vực này không trực tiếp tạo ra thu nhập xét về giác độ

tài chính. Vì vậy, để tạo được nguồn trả nợ, khu vực công phải tạo được môi trường thuận lợi để khuyến khích đầu tư tư nhân phát triển, tạo đà phát triển bền vững cho nền kinh tế, từđó nâng cao khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia.

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)