Cải thiện hệ thống tài chính quốc gia

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 151 - 157)

QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM

5.3.3.3. Cải thiện hệ thống tài chính quốc gia

Để đáp ứng yêu cầu về quản lý nợ nước ngoài trong xu hướng tự do hóa tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cũng cần cải thiện hệ thống tài chính quốc gia, tiến tới mở cửa thị trường tài chính. Tuy nhiên, việc mở cửa như thế nào để vừa kiểm soát được tình hình trong nước theo định hướng phát triển và hội nhập, vừa tránh được những rủi ro từ bên ngoài là không vấn đề không hề đơn giản. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần thực hiện:

Thứ nhất, cấu trúc lại toàn bộ hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại có tình trạng nợ xấu cao; Hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ, hoặc có sức khỏe yếu… nhằm tăng cường sức mạnh của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm thích đáng đến đổi mới và hiện đại hóa công nghiệ ngân hàng, áp dụng đầy đủ tiêu chuẩn kế toán và tài chính quốc

152

tế, đảm bảo tính chính xác, tính hệ thống, tính công khai, minh bạch của hệ thống báo cáo tài chính giúp các ngân hàng được tiếp cận một cách đầy đủ và chính xác về thị trường nói chung và khách hàng nói riêng, đây cũng được coi là một trong những biện pháp quan trọng nhằm giảm thiểu tình trạng nợ xấu của các ngân hàng hiện nay.

Thứ hai, cần đẩy nhanh tiến độ giai đoạn kết thúc tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước bên cạnh tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế.

Thứ ba, cần cải thiện hành lang pháp lý, đặc biệt là các quy định liên quan đến phá sản, định giá tài sản, quyền sử dụng đất, kinh doanh ngoại tệ…

Đây chính là các biện pháp giúp các ngân hàng có thể bảo toàn vốn, nâng cao khả năng sinh lời, thu hút dong ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, là cơ sở giúp nền kinh tế biến lượng vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư thành đầu tư cho quá trình sản xuất, đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho phát triển kinh tế đất nước. Ngoài ra, những biện pháp này cũng tác động tích cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó nâng cao năng lực trả nợ cho nền kinh tế. 5.3.3.4. Thay đổi hình ảnh của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế

Đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng trong bộ máy quản lý

Theo các nguồn báo cáo quốc tế, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tình trạng tham nhũng rất phổ biến. Tình trạng này cản trở hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy, để đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, minh bạch hóa thông tin và thủ tục hành chính, bởi tình trạng thông tin không được công khai, minh bạch, thủ tục hành chính chưa đến được với những người sử dụng rất có thể dẫn đến sự lũng đoạn, nhũng nhiễu, hối lộ, tình trạng gia tăng chi phí để có được các thông tin cần thiết của các doanh nghiệp… Do vậy, mọi thông tin và thủ tục hành chính liên quan đến nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài cần được niêm yết công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

153

Thứ hai, cần quyết liệt cải cách thủ tục hành chính; giảm tải các khâu, các thủ tục không cần thiết; các văn bản hướng dẫn cần chi tiết, cụ thể, rõ rang, tránh hiểu nhiều ý, và có thể thực hiện được.

Thứ ba, cần xây dựng quy trình nghiệp vụ cho các đầu công việc; quy định quyền và trách nhiệm cho các cơ quan quản lý, các cán bộ quản lý, tránh tình trạng quy hoạch treo hoặc đầu tư tràn lan.

Thứ tư, cần đẩy mạnh công tác giám sát và xử lý sai phạm một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Các tổ chức và cá nhân thực hiện giám sát phải được trao quyền và được đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản.

Gia tăng hệ số tín nhiệm quốc gia

Kể từ năm 2002, Việt Nam đã chính thức mời các tổ chức xếp hạng hệ số tín nhiệm có uy tín như Standard & Poors, Moody’s, Fitch Ratings để đánh giá các khoản nợ nước ngoài của quốc gia. Trong các kết quả đánh giá, phần lớn đều cho thấy, hệ số tín nhiệm ở mức BB hoặc BB-. Theo các chuyên gia của các tổ chức này, hệ số tín nhiệm của Việt Nam về nợ nước ngoài trong tương lai sẽ có thể có triển vọng nếu Việt Nam thực hiện cải cáh và duy trì chiến lược vay nợ thận trọng [71]. Do vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần có các biện pháp nhằm gia tăng hệ số tín nhiệm, cụ thể, Việt Nam có thể thực hiện bằng cách cải thiện các chỉ tiêu dùng để đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia như nhóm chỉ tiêu đánh giá rủi ro kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, triển vọng kinh tế quốc gia, sự linh hoạt của cán cân thanh toán, tình trạng thâm hụt hay thặng dư ngân sách nhà nước, quy mô nợ nước ngoài; hay các chỉ tiêu đánh giá rủi ro chính trị như hệ thống chính trị, môi trường đầu tư…

154

KT LUN

Nợ nước ngoài được xem là một nhân tố cực kỳ quan trọng và cần thiết cho quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi mà xu hướng mở cửa hòa nhập nền kinh tế đã trở thành phổ biến.

Tuy nhiên, việc quản lý nợ không hiệu quả có thể đưa một nước lâm vào tình trạng hết sức khó khăn về tài chính, thậm chí có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ. Việc giám sát vay nợ nước ngoài không chặt chẽ và các kết quả báo cáo về quản lý nợ không đầy đủ có thể dẫn tới sự mất cân đối nghiêm trọng cho nền tài chính quốc gia. Việc sử dụng nguồn vốn từ nước ngoài kém hiệu quả, sai mục tiêu và sự trì trệ trong thay đổi chính sách để thích nghi với bối cảnh quốc tế có thể khiến các nước vay nợ có nguy cơ trở thành những nước mắc nợ trầm trọng. Chính vì vậy, quản lý hiệu quả nợ nước ngoài là vấn đề không phải dễ dàng giải quyết đối với Việt Nam hiện này.

Từ đòi hỏi trên, tác giả đã nghiên cứu và hoàn thành các nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, trình bày một cách có hệ thống những lý luận cơ bản về nợ nước ngoài, quản lý nợ nước ngoài và hiệu quả quản lý nợ nước ngoài. Xây dựng mô hình quản lý nợ nước ngoài bao gồm: Mục tiêu quản lý nợ nước ngoài, chủ thể quản lý nợ nước ngoài, phương thức quản lý nợ nước ngoài, công cụ quản lý nợ nước ngoài và đối tượng quản lý nợ nước ngoài.

Thứ hai, phát triển hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài trên cơ sở bộ chỉ tiêu của World Bank, IMF và nhóm sáng kiến HIPCs

Thứ ba, nghiên cứu, xác định các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ nước ngoài, trên cơ sở đó, thiết lập mô hình các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam dưới góc độ khả năng trả nợ nước ngoài nợ nước ngoài.

Thứ tư, phân tích thực trạng nợ nước ngoài, quản lý nợ nước ngoài và đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013. Qua đó, làm rõ những thành tựu đã đạt được, những hạn chế cần khắc phục trong quản lý

155

nợ nước ngoài. Đồng thời, luận án cũng đưa ra kết quả đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài thông qua ma trận SWOT.

Thứ năm, trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ, luận án sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 18.0 để lượng hóa mức độ tác động của các yếu tố tới hiệu quả nước ngoài.

Thứ sáu, trên cơ sở phân tích dữ liệu, phân tích thực trạng về quản lý nợ nước ngoài, đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam, và trên cơ sở nghiên cứu bài học kinh nghiệm trong quản lý nợ nước ngoài của một số quốc gia trên thế giới, tác giả đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam tới năm 2020:

Nhóm thứ nhất, trên cơ sở mô hình đánh giá tác động của các yếu tố tới hiệu quả nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ, luận án đã đưa ra các giải pháp nhằm: nâng cao hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài; tăng trưởng xuất khẩu bền vững; cải thiện tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước và cán cân thanh toán.

Nhóm thứ hai, nhóm giải pháp liên quan đến quản lý nợ, bao gồm: (i) nâng cao năng lực của các chủ thể quản lý nợ; (ii) hoàn thiện công cụ quản lý nợ; (iii) hoàn thiện phương thức quản lý nợ; (iv) các giải pháp liên quan đến đối tượng quản lý nợ.

Nhóm thứ ba, những giải pháp mang tính hỗ trợ bao gồm các giải pháp nhằm ổn định môi trường thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, cải thiện hệ thống tài chính quốc gia, và các giải pháp nhằm mục đích thay đổi hình ảnh của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế.

Những giải pháp trên nếu được vận dụng một cách đầy đủ thì chắc chắn rằng Việt Nam sẽ đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra, nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, từ đó tạo thế và lực cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa kinh tế đất nước nhất định sẽ giành được thắng lợi.

Hạn chế của đề tài là hệ thống số liệu thứ cấp còn chưa đồng bộ, bởi cho đến nay, các số liệu về nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn chưa được công khai trong hệ

156

thống số liệu thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê. Do vậy, các số liệu được sử dụng trong phân tích, đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam được trích từ các Bản tin nợ nước ngoài và Bản tin nợ công do Bộ Tài chính. Mặc dù vậy, trong các bản tin này cũng không công bố số liệu chi tiết về nợ nước ngoài. Do đó, trong quá trình phân tích, tác giả phải tính toán các số liệu dựa trên nguồn dữ liệu của Bộ Tài chính, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB). Hơn nữa, trong mô hình nghiên cứu tác động của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ, do chuỗi số liệu chưa đủ lớn, nên các số liệu phản ánh quy mô trong luận án được giả định là bình quân bằng nhau cho các quý trong năm với điều kiện là trong năm đó, không có sự biến động lớn về ngân sách nhà nước và các cân thanh toán giữa các quý.

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 151 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)