a. Predictors: (Constant), CCTT, HQSD, TTXK, THNS b Dependent Variable: KNTT
4.3.6. Kiểm định các giả thuyết Bả ng 4.9: Ki ể m đị nh các gi ả thuy ế t
Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1 (Constant) 31.412 .443 70.857 .000 HQSD .419 .039 .551 10.677 .000 .351 2.850 TTXK .097 .014 .320 6.897 .000 .433 2.310 CCTT .000 .000 .077 2.282 .023 .823 1.216 THNS -2.196E-5 .000 -.113 -3.129 .002 .715 1.398 a. Dependent Variable: KNTT
Trên cơ sở kết quả phân tích trong bảng 4.9 cho thấy các hệ số Beta đều có ý nghĩa thống kê. Các biến Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài (HQSD); Tăng trưởng xuất khẩu (TTXK) và Cán cân thanh toán (CCTT) có quan hệ thuận (dương) và biến Thâm hụt ngân sách nhà nước (THNS) có quan hệ nghịch (âm) với biến phụ thuộc Khả năng trả nợ nước ngoài. Kết quả cuối cùng được thể hiện qua Bảng 4.10.
127
Bảng 4.10: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết
Giả
thuyết Nội dung Giá trị P Kết quả
H1 Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài có tác động tích cực (tác động thuận chiều) tới khả năng trả nợ nước ngoài. P < 0.05 Chấp nhận H2 Tăng trưởng xuất khẩu có tác động tích cực (tác động thuận chiều) tới khả năng trả nợ nước ngoài. P < 0.05 Chấp nhận H3
Cán cân thanh toán có tác động tích cực
(tác động thuận chiều) tới khả năng trả
nợ nước ngoài.
P < 0.05 Chấp nhận
H4
Thâm hụt ngân sách nhà nước có tác
động tiêu cực (tác động nghịch chiều)
tới khả năng trả nợ nước ngoài.
P < 0.05 Chấp nhận
Giả thuyết H1 phát biểu là Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài có tác động tích cực (tác động thuận chiều) tới khả năng trả nợ nước ngoài. Kết quả phân tích cho thấy mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài và khả năng trả nợ nước ngoài có hệ số Beta = 0.551 với mức ý nghĩa thống kê Sig = 0.000 (<0.05). Như vậy, giả thuyết này được chấp nhận, điều này cho thấy Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng đối với khả năng trả nợ nước ngoài. Mối quan hệ này có giá trị lớn nhất so với các yếu tố khác, điều này hàm ý rằng mức độ tác động của yếu tố này là mạnh nhất so với các yếu tố khác.
Giả thuyết H2 phát biểu là tăng trưởng xuất khẩu có tác động tích cực (tác động thuận chiều) tới khả năng trả nợ nước ngoài. Kết quả phân tích cho thấy mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài và khả năng trả nợ nước ngoài có hệ số Beta = 0.320 với mức ý nghĩa thống kê Sig = 0.000 (<0.05). Như vậy, giả thuyết này được chấp nhận, điều này cho thấy tăng trưởng xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng trả nợ nước ngoài. Mối quan hệ này có giá trị khá lớn so với các
128
yếu tố khác, điều này hàm ý rằng mức độ tác động của yếu tố này là khá quan trọng đối với biến phụ thuộc.
Giả thuyết H3 phát biểu là cán cân thanh toán có tác động tích cực (tác động thuận chiều) tới khả năng trả nợ nước ngoài. Kết quả phân tích cho thấy mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài và khả năng trả nợ nước ngoài có hệ số Beta = 0.077 với mức ý nghĩa thống kê Sig = 0.023 (<0.05). Như vậy, giả thuyết này được chấp nhận, điều này cho thấy cán cân thanh toán có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng trả nợ nước ngoài, cụ thể nếu cán cân thanh toán càng thặng dư, khả năng trả nợ nước ngoài càng cao và ngược lại. Mối quan hệ này có giá trị nhỏ nhất so với các yếu tố khác, điều này hàm ý rằng mức độ tác động của yếu tố này là khá quan trọng đối với biến phụ thuộc.
Giả thuyết H4 phát biểu là thâm hụt ngân sách nhà nước có tác động tiêu cực (tác động nghịch chiều) tới khả năng trả nợ nước ngoài. Kết quả phân tích cho thấy mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách nhà nước và khả năng trả nợ nước ngoài có hệ số Beta = -0.113 với mức ý nghĩa thống kê Sig = 0.002 (<0.05). Như vậy, giả thuyết này được chấp nhận, điều này cho thấy thâm hụt ngân sách nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng trả nợ nước ngoài, cụ thể nếu ngân sách nhà nước thâm hụt càng cao, khả năng trả nợ nước ngoài càng thấp và ngược lại. Mối quan hệ này có giá trị khá lớn so với các yếu tố khác, điều này hàm ý rằng mức độ tác động của yếu tố này là khá quan trọng đối với biến phụ thuộc.
Với việc phân tích ở trên, mô hình đánh giá tác động của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ nước ngoài được viết lại như sau: THNS CCTT TTXK HQSD KNTT =0,551 +0.320 +0,077 −0,113 Trong đó:
- Biến phụ thuộc (KNTT): Khả năng trả nợ nước ngoài - Các biến độc lập
129
+ TTXK: Tăng trưởng xuất khẩu + CCTT: Cán cân thanh toán
+ THNS: Thâm hụt ngân sách nhà nước
Biến hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài có vai trò quan trọng nhất. Tiếp đến là biến Tăng trưởng xuất khẩu, Thâm hụt ngân sách nhà nước và cuối cùng là Cán cân thanh toán.