Nâng cao hiệu quả sử dụng nợ nước ngoà

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 137 - 139)

QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM

5.3.1.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng nợ nước ngoà

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài được thể hiện qua các giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch, thẩm định và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài.

Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng quy hoạch. Trong giai đoạn vừa qua, tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả đang diễn ra khá phổ biến trong mọi lĩnh vực do công tác quy hoạch yếu, chạy theo thành tích trước mắt, chưa tính đến hiệu quả kinh tế, trong đó bao gồm cả nợ nước ngoài. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng quy hoạch các chương trình dự án sử dụng nguốn vốn nợ nước ngoài là hết sức cần thiết, một mặt tận dụng triệt để nguồn vốn ngoại lực vào thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra, mặt khác không ngừng nâng cao năng lực trả nợ của Việt Nam đối với nguồn vốn này trong giai đoạn tới. Để quá trình quy hoạch đạt được các mục tiêu trên: (i) chúng ta cần phân biệt những điểm khác nhau giữa quá trình quy hoạch các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn nợ nước ngoài với các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn trong nước. Trên cơ sở đó, đề ra lộ trình gắn kết việc gắn kết các chương trình, dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế đất nước. Quá trình quy hoạch cần được cân đối với các nguồn vốn khác cũng như khả năng hấp thụ nguồn vốn từ bên ngoài của nền kinh tế. Từ đó, tránh được sự chồng chéo và trùng lắp giữa các chương trình, dự án với nhau; giảm chi phí xây dựng báo cáo tiền khả thi, chi phí thẩm định, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và năng lực trả nợ của từng chương trình, dự án; (ii) Các chương trình, dự án trước khi đưa vào diện quy hoạch, cần phải trải qua giai đoạn tiền thẩm định về mặt kỹ thuật và tài chính cũng như tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo nguyên tắc: khi kết nối với mục tiêu tài trợ thì chương trình, dự án đó có thể thực hiện được ngay. Đối với những dự án không nằm trong quy hoạch chung, thiếu tính khả thi, thì phải kiên quyết từ chối để tránh sự chồng chéo, tránh gây thêm gánh nặng nợ cho quốc gia [40]; (iii) Quy hoạch cần

138

cân đối giữa các chương trình, dự án không có khả năng hoàn vốn trực tiếp với các chương trình, dự án có khả năng hoàn vốn trực tiếp nhằm tạo thế cân bằng trong trả nợ, đây cũng được coi là giải pháp nhằm duy trì ổn định các chỉ số nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Hai là, nâng cao năng lực thẩm định các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn nợ nước ngoài. Để thực hiện giải pháp này, các cơ quan quản lý nợ nước ngoài cần phối hợp và xây dựng các chỉ tiêu về mặt kỹ thuật, tài chính, kinh tế - xã hội theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện kinh tế quốc gia để làm cơ sở thẩm định các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn nợ nước ngoài. Đối với các Bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là các doanh nghiệp cần chủ động lựa chọn các dự án có tính khả thi cao về mặt kỹ thuật và kinh tế để đầu tư, chủ động phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư nước ngoài trong suốt quá trình vay vốn, sử dụng vốn. Quá trình thẩm định phải loại bỏ đến mức thấp nhất những khó khăn, hoặc các cam kết gây bất lợi cho phía Việt Nam.

Thứ ba, tăng cường giám sát hoạt động vay vốn của các doanh nghiệp nhà nước. Trong giai đoạn vừa qua, các khoản vay nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu được Bộ Tài chính sử dụng vào khu vực công. Trong khi đó, năng lực tài chính và năng lực kinh doanh của khu vực này rất yếu kém, làm ăn thua lỗ kéo dài, thậm chí có nhiều doanh nghiệp nhà nước phải “hỗ trợ” dưới nhiều hình thức, đặc biệt là hỗ trợ vốn. Như vậy, với lượng vốn vay nợ nước ngoài đổ vào khu vực này sẽ gây ra tình trạng hiệu quả sử dụng vốn thấp. Để giảm thiểu tình trạng này, vấn đề tăng cường giám sát hoạt động vay vốn của các doanh nghiệp nhà nước là hết sức cần thiết và cần phải được đặt ra một cách nghiêm túc cả ở cấp độ quản lý nhà nước và ở cấp độ các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay nợ nước ngoài. Bên cạnh đó, vấn đề này đòi hỏi phải được tiến hành một cách đồng bộ, toàn diện, nhất quán mới có thể góp phần làm lành mạnh hóa tình hình sử dụng vốn vay nợ nước ngoài tại các doanh nghiệp nhà nước, cụ thể: (i) đối với cấp quản lý nhà nước: nên thành lập cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên biến đối với các chương trình, dự án sử dụng nợ vay nước ngoài. Đồng thời, các Bộ, ngành cần xây dựng cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám

139

sát các chương trình, dự án nợ nước ngoài trên cơ sở giao thêm quyền kiểm tra, giám sát cho các bộ phận thanh tra chuyên ngành. Kế hoạch thanh, kiểm tra phải được tiến hành định kỳ (6 tháng một lần hoặc đột xuất) một cách toàn diện từ việc thực hiện các cơ chế chính sách đến việc sử dụng vốn tại các chương trình, dự án đó, tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm... (ii) đối với cấp quản lý trực tiếp, cần chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, với ban quản lý các dự án xây dựng kế hoặc kiểm tra định kỳ các doanh nghiệp có sử dụng nguồn vốn nợ nước ngoài.

Một phần của tài liệu Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)