3.2.4.1. Phương thức quản lý nợ nước ngoài khu vực tư nhân
Vay nợ nước ngoài của các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân được quản lý bằng những biện pháp chặt chẽ qua hệ thống Ngân hàng Nhà nước. Thông tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 09/2004 quy định cơ chế vay trả nợ nước ngoài đối với các doanh nghiệp.
• Hình thức vay nước ngoài
Theo thông tư này, các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp có thể bao gồm các hình thức vaynhư: vay tài chính (bằng tiền), nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ trả chậm
theo phương thức mở thư tín dụng, nhờ thu qua ngân hàng hoặc bằng các hình thức trả
chậm khác, thuê tài chính nước ngoài và các loại hình vay nước ngoài khác.
Doanh nghiệp ký hợp đồng vay nước ngoài tự chịu trách nhiệm về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, khả năng thực hiện hợp đồng. Doanh nghiệp phải sử
dụng vốn vay đúng mục đính và phù hợp với quy định của Việt Nam. Doanh nghiệp phải tự chịu rủi ro và trách nhiệm trước pháp luật trong việc ký và thực hiện hợp
đồng vay nước ngoài.
• Điều kiện vay nước ngoài
Đối với các khoản vay ngắn hạn, mục đích vay phải phù hợp với phạm vi hoạt động của doanh nghiệp theo giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư. Các doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện vay do Thống đốc ngân hàng quy
định về đối tượng được vay, thời hạn và chi phí khoản vay, ký quỹ đối với các khoản vay ngắn hạn tại NHTM hoạt động tại Việt Nam.
Đối với các khoản vay trung và dài hạn,các doanh nghiệp phải có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy
định của pháp luật, khoản vay nước ngoài phải dùng để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh theo đúng quy định trong giấy phép hoạt động của doanh nghiệp, hợp
đồng vay nợ nước ngoài phải phù hợp với quy định, các thỏa thuận trong hợp đồng vay nợ phải phù hợp với các quy định của Việt Nam.
• Đăng ký vay trả nợ nước ngoài
Đối với các khoản vay ngắn hạn, các doanh nghiệp không phải đăng ký với ngân hàng, tuy nhiên hợp đồng vay nợ phải phù hợp với các điều kiện quy định. Đối với các khoản vay trung và dài hạn, các doanh nghiệp phải đăng ký vay trả nợ nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng và trước khi rút vốn. Hồ sơ đăng ký phải tuân thủ theo quy định. Sau khi kiểm tra thẩm định hồ sơ Ngân hàng tiến hành xác nhận đăng ký dựa trên kế hoạch tổng hạn mức vay nước ngoài hàng năm đã phê duyệt và chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước.
Các giao dịch rút vốn và trả nợ được thực hiện qua 01 ngân hàng được phép. Các giao dịch rút vốn phải tuân thủ các quy định như xuất trình hợp đồng vay nợ, văn bản xác nhận đăng ký…
• Chếđộ báo cáo
Các NHTM chi nhánh chịu trách nhiệm gửi cho NHNN các tài liệu liên quan
đến việc xác nhận đăng ký vay cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thực hiện chếđộ báo cáo ngân hàng về số liệu vay, trả nợ theo quy định, các NHTM báo cáo
định kỳ số liệu về vay trả nợ của các doanh nghiệp.
3.2.4.2. Phương thức quản lý nợ nước ngoài khu vực công
• Vay nợ nước ngoài
Tùy theo nhu cầu về vốn đầu tư phát triển, Chính phủ có thể huy động nguồn vốn vay thương mại nước ngoài thông qua các hình thức vay trực tiếp như vay tài chính, vay tín dụng xuất khẩu, phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế hoặc các hình thức phù hợp khác, trong khuôn khổ hạn mức vay thương mại hàng năm của Chính phủđược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nguồn vay thương mại nước ngoài của Chính phủ chỉ được sử dụng cho các mục đích sau:
- Cho vay lại đối với chương trình, dự án đầu tư phát triển trọng điểm của Nhà nước có nhu cầu nhập khẩu thiết bị, công nghệ, có khả năng hoàn vốn trực tiếp và trảđược nợ vay hoặc
- Để đảo nợ nước ngoài của Chính phủ theo nguyên tắc đảm bảo có lợi và với chi phí thấp nhất cho ngân sách nhà nước.
• Cho vay lại
Nguồn vốn vay ODA của Chính phủ được cho vay lại trực tiếp đến các doanh nghiệp nhà nước, thông qua các tổ chức được uỷ quyền là ngân hàng Phát triển, các NHTM Nhà nước và ngân hàng Chính sách (cơ quan cho vay lại). Ngân hàng Phát triển là tổ chức tài chính phi lợi nhuận của nhà nước có nhiệm vụ tiếp nhận nguồn vốn trong nước và nước ngoài để cho các doanh nghiệp vay ưu đãi và hoàn trả nợ theo chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của nhà nước. Khoảng 80%
nguồn vốn cho vay lại được chuyển qua ngân hàng Phát triển [110]. Ngoài nguồn vốn của Chính phủ rót vào dùng để cho các doanh nghiệp vay lại, ngân hàng Phát triển cũng có nguồn vốn riêng của ngân hàng và các nguồn phân bổ khác của nhà nước để cho vay các dự án đầu tư phát triển của khối doanh nghiệp.
Điểm khác biệt đáng chú ý giữa hai công cụ cho vay lại - ngân hàng Phát triển và các ngân hàng thương mại - là ở chỗ ngân hàng Phát triển có nhiệm vụ
chính là hỗ trợ tín dụng cho các dự án công cộng, các dự án ưu tiên đầu tư của Chính phủ với mức lãi suất và các điều kiện vay ưu đãi, các NHTM cung cấp vốn vay với lãi suất và các điều kiện thị trường. Với kênh cho vay lại là ngân hàng Phát triển, Chính phủ đứng ra chịu rủi ro tín dụng thay cho các doanh nghiệp nhà nước. Trong khi đó, nếu cho vay lại thông qua các ngân hàng thương mại thì ngân hàng lãnh lấy trách nhiệm về rủi ro tín dụng.
• Cấp bảo lãnh nợ
Theo Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh của Chính phủ 2006, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thay mặt Chính phủ cấp bảo lãnh của Chính phủ cho các doanh nghiệp và tổ chức được bảo lãnh. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan thẩm
định phương án vay nợ và xác nhận đăng ký các khoản vay đã được bảo lãnh [8,
Điều 4 và Điều 5].
Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng trong nước được quyền trực tiếp đàm phán và ký hợp đồng vay nợ với người cho vay nước ngoài, song để được cấp bảo lãnh, các dự án vay nước ngoài phải thuộc một trong 4 nhóm:
- Dự án đầu tư trọng điểm được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; - Dự án nhập thiết bị công nghệ cao và thuộc lĩnh vực ưu tiên đầu tư của nhà nước;
- Dự án được tài trợ bằng tín dụng hỗn hợp, tức là vốn tín dụng thương mại đi cùng nguồn vốn ODA;
- Dự án vay của các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước thẩm định và đề nghị cấp bảo lãnh Chính phủ [8, Điều 7].
Theo Điều khoản này của Quy chế, trên thực tế hầu hết các dự án muốn được cấp bảo lãnh trước hết phải lọt vào danh sách các chương trình và dự án ưu tiên do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định. Nói cách khác là phải trải qua một quá trình lập kế
hoạch nhiều bước tại các cấp Bộ ngành, các UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong trường hợp đơn vị được cấp bảo lãnh không trả được nợ đầy đủ và
đúng hạn, một sốđiều khoản phạt sẽđược áp dụng, bao gồm:
- Cho vay bắt buộc: đơn vị được cấp bảo lãnh không hoàn thành nghĩa vụ trả
nợ phải ký vay bắt buộc khoản vay từ Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài dùng để trả nợ
thay cho đơn vị, với lãi suất cho vay bắt buộc theo mức cao hơn 2 mức lãi suất sau: (1) lãi suất quy định tại hợp đồng vay; (2) lãi suất LIBOR 6 tháng đối với đồng tiền vay theo Hợp đồng vay cộng thêm 2%.
- Thu nợ qua “tài khoản đặc biệt”: biện pháp bắt buộc mở “tài khoản đặc biệt” được áp dụng với những đơn vịđi vay được cấp bảo lãnh vi phạm các cam kết trả nợ trong 2 lần liên tiếp. Khi đó, toàn bộ doanh thu của đơn vị sẽ buộc phải chuyển vào “tài khoản đặc biệt” và dùng đểưu tiên thanh toán trả nợ nước ngoài đã
được Chính phủ bảo lãnh. [8, Điều 20]